Những loại thực phẩm có thể “đầu độc” bạn
Khoai tây, đậu ngự (Lima),… là những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng thường được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày nhưng nếu không sử dụng đúng cách, chúng sẽ biến thành “con dao 2 lưỡi” do chứa độc tố.
Chuyên gia thông tin về độc tố tại Trung tâm chống độc Nebraska (Mỹ) – Joan McVoy – sẽ cho chúng ta biết về tiềm năng gây độc của một số loại thực phẩm.
Khoai tây
Những củ khoai tây có màu xanh như thế này chứa nhiều solanine
Khoai tây là thực phẩm rất thân thuộc với mọi người và bổ dưỡng. Tuy nhiên, củ khoai trữ ở nơi nhận được quá nhiều ánh sáng sẽ sinh ra hóa chất độc hại gọi là solanine gây tiêu chảy, nôn mửa từ 1-6 ngày. Dấu hiệu nhận biết solanine là màu xanh dưới da khoai tây, những nơi mọc mầm. Do đó, cần bảo quản khoai tây nơi thoáng mát, tránh ánh sáng. Khi sử dụng, bạn nên gọt bỏ phần màu xanh đi và nếu cần, bỏ cả củ khoai.
Đại hoàng
Rễ và lá cây đại hoàng chứa chất độc axit oxalic
Video đang HOT
Trong khi thân đại hoàng rất giàu canxi và chất chống oxy hóa được sử dụng để làm bánh thì rễ và lá của nó chứa axit oxalic – một chất độc có thể gây ói mửa, suy nhược dù chỉ ăn với số lượng nhỏ. Nếu sử dụng nhiều, rễ và lá cây sẽ gây tổn hại gan và thận. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng phần thân, bỏ sạch rễ và lá đại hoàng trước khi nấu.
Hạt táo, lê, xoài, anh đào…
Nhai nuốt hạt táo có thể gây ngộ độc
Hạt quả táo, lê, xoài, anh đào, mơ… đều chứa amygdalin – một chất có thể biến thành chất hydrogen cyanide cực độc – gây ra đau đầu, co giật, buồn nôn, ói mửa, tăng nhịp tim, huyết áp. Bạn không cần cuống quýt lo lắng khi nuốt phải những hạt này. Chúng ta chỉ có thể ngộc độc khi cố tình nhai vỡ hạt, nhưng chúng thường rất cứng.
Khoai mì (sắn)
Khoai mì giàu tinh bột nhưng lại chứa độc chất xyanua khiến dạ dày bạn khó chịu và gây ra các vấn đề về thần kinh, co giật, khó thở… Vì vậy, khi chế biến khoai mì, bạn cần lột vỏ, ngâm và nấu thật kỹ.
Đậu Ngự
Đậu ngự chứa chất độc limarin có thể gây buồn nôn, đau bụng
Đậu ngự là nguồn protein tuyệt vời, giàu axit folic, chất xơ nhưng lại chứa chất độc limarin có thể gây buồn nôn, đau bụng. Để tránh bị nhiễm độc, bạn nên nấu đậu ít nhất 10 phút trước khi ăn hoặc sử dụng đậu đóng hộp để được an toàn.
Theo H. Vũ (Người lao động/Women’s Health Magazine)
Thận trọng với 3 loại thực phẩm có thể "đầu độc" bạn
Là những thực phẩm quen thuộc và giàu dinh dưỡng, ít ai nghĩ rằng những loại thực phẩm sau có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe và "đầu độc" bạn.
Khoai tây
Nếu bạn đã ăn khoai tây chiên nhiều hơn một lần, bạn nên biết rằng không phải tất cả các loại khoai tây đều an toàn cho sức khỏe. Đặc biệt là khi trong quá trình bảo quan, khoai tây phải tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng, lúc này một hóa chất độc hại được gọi là solanine có thể phát triển và "đầu độc" bạn bằng cách gây ra tiêu chảy cùng nôn mửa cho nếu bạn vô tình ăn phải.
Triệu chứng này có thể kéo dài từ 1-6 ngày và khiến bệnh nhân hoàn toàn kiệt sức. Nhưng may mắn là chúng ta có thể nhận biết các dấu hiệu của độc tố solanine bằng các vùng có màu xanh dưới lớp vỏ của khoai tây. Khoai tây bị phơi sáng nhiều và đã hình thành độc tố cũng có thể phát triển các mầm nhỏ. Một khi bạn gọt bỏ tất cả vùng có màu xanh và mầm nhỏ, bạn hoàn toàn có thể thưởng thức khoai tây mà không phải lo ngại về các vấn đề sức khỏe.
Sắn (khoai mì)
Còn được gọi là sắn hoặc bột sắn , sắn có nguồn gốc ở Nam Mỹ và là nguồn cung cấp calories quan trọng thứ ba trong vùng nhiệt đới này. Một điều đáng lo ngại là sắn chứa rất nhiều xyanua, một loại chất độc hại.
Khi được chế biến và bảo quản đúng cách như phơi khô, sắn trở nên vô hại, nhưng nếu bỏ qua bất kỳ khâu xử lý nào trong quá trình chế biến thành phẩm cũng biến sắn trở thành loại độc dược nguy hiểm.
Do tính chất nguy hiểm này mà quy trình chế biến các thực phẩm có nguồn gốc từ sắn được quy định chặt chẽ và cần có sự giám sát nghiêm ngặt. Nếu không cẩn thận, chất độc trong củ sắn có thể khiến người sử dụng bị một hội chứng gây tê liệt được gọi là konzo cùng các triệu chứng như khó thở, đau ngực, tiêu chảy.
Đậu ngự
Đậu ngự có chứa các chất độc gọi là Phytohaemagglutinin và theo các nhà khoa học khuyến cáo, loại đậu này phải được đun sôi trong ít nhất 10 phút trước khi có thể ăn mà không gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Một điểm đáng lưu ý là bạn phải chắc chắn rằng nước ở nhiệt độ sôi trong 10 phút đó bởi nếu bạn nấu đậu ở nhiệt độ dưới 100 độ C, độc tính của đậu ngự được nhân lên. Có nghĩa là bạn không nên hầm đậu ngự trong nồi lâu trừ khi bạn đã đun sôi chúng.
Các triệu chứng khi trúng độc bao gồm đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và ói mửa từ nhẹ đến nghiêm trọng. Nhưng may mắn là trong nhiều trường hợp các phản ứng này tự giảm và mất đi trong một vài giờ. Tuy nhiên, theo các ghi chép trong phòng thí nghiệm, những con chuột có chế độ ăn uống có 1% đậu ngự đã chết chỉ trong hai tuần.
Theo Trí Thức Trẻ
Nguy cơ tiềm ẩn trong 5 thực phẩm thông dụng Một số thực phẩm được chúng ta ăn hằng ngày lại nguy hiểm cho sức khỏe - không phải theo cách "ăn quá nhiều sẽ có hại", mặc dù nếu ăn quá nhiều bạn sẽ bị bệnh hoặc thậm chí bị chết - mà là vì đa số chúng có chứa chất độc. Các loại đỗ Được xem là thực phẩm tốt cho...