Những loại thực phẩm cần tránh khi uống thuốc
Đó có thể là những loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất nhưng nếu khi sử dụng cùng một loại thuốc nào đó thì nó sẽ làm giảm tác dụng, thậm chí gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với người dùng.
Nước cam
Nước cam có chứa nhiều axit nên không nên kết hợp với thuốc chống axit có chứa nhôm. Theo các bác sĩ thì nước cam cũng chống chỉ định khi dùng chung với các loại thuốc kháng sinh vì các kháng sinh kém bền vững ở môi trường axit.
Trái cam, quýt
Ai cũng biết rằng họ nhà cam, quýt có chứa rất nhiều vitamin C, A cùng nhiều khoáng chất rất tốt cho sự phát triển của cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, da hồng hào, thậm chí là làm giảm cân nữa. Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn không thích hợp với những người đang mắc bệnh liên quan đến đau dạ dày, dạ dày bị dư acid hay bị chứng ợ chua đeo bám. Nếu dùng với thuốc kháng viêm, trị bệnh đau bao tử, chúng sẽ làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, gây bỏng rát dạ dày và tăng lượng acid.
Chuối
Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được phép dùng chung với thuốc lợi tiểu. Rất đơn giản, nếu dùng chung 2 loại này sẽ làm tăng sự tích lũy kali trong cơ thể gây biến chứng về tim mạch và huyết áp.
Sữa
Sữa không phải là loại chất lỏng được chỉ định để uống kèm với thuốc vì nó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất sắt của cơ thể. Yếu tố canxi trong sữa được cho là có thể cản trở tính hiệu quả của thuốc điều trị các bệnh tuyến giáp. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên đợi ít nhất 4 giờ sau khi uống thuốc rồi mới dùng đồ uống giàu canxi
Trong thời gian uống thuốc kháng sinh, cần tạm kiêng hoặc hạn chế tối đa thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa (phô mai, sữa chua…). Bởi vì, canxi trong sữa phản ứng với thuốc kháng sinh, tạo ra muối canxi không tan trong nước.
Hệ quả: thuốc chỉ được hấp thụ một phần qua hệ tiêu hóa hoặc hoàn toàn bị đào thải và hiệu quả bị suy giảm đáng kể, hoặc thậm chí không có.
Bưởi
Video đang HOT
Nước ép bưởi làm tăng sự hấp thu thuốc quá nhiều vào máu, có thể gây nguy hiểm. Không nên ăn bưởi khi uống một số loại thuốc sau:
- Một số thuốc chống dị ứng: Nếu dùng chung với bưởi có thể gây tử vong cho những người bị bệnh tim.
- Các thuốc an thần, thuốc ngủ: Khi dùng với nhóm thuốc này, ăn bưởi sẽ gây ra cảm giác chóng mặt.
- Thuốc làm giảm cholesterol: Nếu bạn đang uống các loại thuốc nhằm giảm cholesterol thì đừng nên ăn bưởi, vì nó sẽ khiến cho một lượng lớn thuốc đọng lại trong cơ thể, không phát huy được tác dụng,dẫn đến tổn thương gan và suy nhược cơ bắp, có thể dẫn đến suy thận.
Dù ăn hoặc uống nước ép bưởi vài giờ trước hoặc sau khi bạn uống thuốc vẫn có thể còn nguy hiểm, vì vậy tốt nhất là tránh hoặc hạn chếloại thực phẩm này.
Cà phê
Cà phê cũng không được dùng để uống thuốc, nhất là với các loại thuốc kháng sinh. Bởi trong cà phê có chứa nhiều caffeine, nếu dùng với thuốc sẽ làm giảm nghiêm trọng khả năng hấp thụ sắt.
Thuốc cảm và cà phê không được dùng cùng nhau vì nếu không sẽ làm cho dạ dày bị kích thích ở cường độ mạnh và từ đó gây ra đau đớn. Một số loại thuốc cảm có chứa chất caffein – gây kích thích đối với niêm mạc dạ dày.
Đây được coi là tác dụng phụ của thuốc cảm. Vì vậy, khi uống thuốc này cùng cà phê sẽ càng làm cho phản ứng phụ gia tăng, vì trong cà phê có chất caffein tăng thêm kích thích cho niêm mạc dạ dày.
Đồ uống có chứa cồn
Ngày bình thường thì những đồ uống này đã không tốt với mọi người. Nhưng đặc biệt, nếu chúng ta còn sử dụng chúng cùng với thuốc thì còn cực kì nguy hiểm hơn. Với những ai đang dùng thuốc trị đau đầu, các bệnh tâm lý thì việc kết hợp đó sẽ khiến các ấy sẽ luôn cảm thấy buồn ngủ, người cứ lừ đừ, mệt mỏi, chẳng thể tập trung vào việc học hay đơn giản là chạy xe đến lớp mỗi ngày.
Trà xanh
Mặc dù trà xanh là thứ đồ uống có nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng “đánh bại” những tế bào ung thư nhưng khi uống trà xanh cùng thuốc chống ung thư thì tác dụng này hầu như không còn nữa.
Không nên uống trà khi đang uống viên sắt. Hợp chất tananh sẵn có trong trà kìm hãm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì thế uống nước trà trong thời gian cần bổ sung sắt sẽ kém hoặc không có hiệu quả. Trường hợp muốn uống, có thể uống vào thời điểm tối thiểu 1,5 giờ sau khi uống thuốc.
Tôm
Không nên ăn tôm trước và sau 2 giờ uống vitamin C. Vì, chất hóa học đồng có trong tôm sẽ oxy hóa vitamin C và làm mất tác dụng của vitamin, thậm chí có thể gây nguy hiểm.
Nhâm sâm
Những bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc thường xuyên phải dùng thuốc huyết áp nên tránh ăn nhân sâm để tránh gây tăng huyết áp.
Tỏi
Tỏi là loại gia vị làm dậy mùi món ăn nhưng khi kết hợp với thuốc trị tiểu đường có thể gây giảm đường huyết trong máu đột ngột.
Thực phẩm quá giàu chất xơ
Nếu tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ khi uống thuốc có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc của dạ dày. Nhóm thực phẩm này nếu dùng chung với thuốc chống suy nhược cũng sẽ cho kết quả ngược lại.
Thức ăn giàu vitamin K
Những loại thực phẩm giàu vitamin K như trái bơ, rau ngò, rau diếp cá, cần tây, trái su, bắp cải xanh… rất tốt cho những người thiếu tiểu cầu – nguyên nhân gây nên hiện tượng máu loãng. Thế nhưng, có một điều cần lưu ý là nếu bạn nào mắc bệnh máu chứa nhiều tiểu cầu, máu quá đông đặc làm cản trở tình trạng lưu thông của máu trong cơ thể thì phải tránh xa những loại thực phẩm này.
Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K sẽ làm giảm tác dụng điều trị của thuốc, càng làm gia tăng tình trạng đông máu và lượng tiểu cầu trong cơ thể.
Theo PNO
Uống thuốc sao cho khoẻ?
Khi thuốc đến tay người dùng, nó đã được sản xuất ở một dạng thích hợp là viên uống, xirô, thuốc tiêm,... và sử dụng đòi hỏi tuân thủ một số điều kiện, sử dụng sai rất hại sức khỏe.
Chọn loại nước uống phù hợp
Nước lã đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh là loại nước tốt nhất dùng để uống thuốc. Đối với thuốc là viên nang (viên nhộng), một số người hay uống khan, không uống chung với nước (nhất là người cao tuổi do rối loạn tiểu tiện thường đi tiểu lắt nhắt nên ngại uống nước), uống kiểu này có thể làm thuốc dính lại ở thực quản, gây viêm loét thực quản. Vì vậy, uống thuốc với lượng nước đủ là cần thiết, thậm chí có một số thuốc đòi hỏi phải uống nước thật nhiều như thuốc chứa dược chất sulfamid. Có thể dùng nước đóng chai để uống thuốc nhưng phải là nước tinh khiết chứ không nên dùng nước chứa các chất khoáng (nước suối) bởi chất khoáng như: canxi, natri... trong nước có thể tương kỵ gây ảnh hưởng đến thuốc.
Uống thuốc với sữa: trong sữa có canxi, có thể kết hợp với một số kháng sinh như tetracyclin tạo thành phức hợp không tan, làm kháng sinh không hấp thu được vào máu để cho tác dụng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp thuốc nên uống chung với sữa như dùng thuốc gây bào bọt dạ dày (aspirin), hay dễ nôn ói (thuốc ngừa thai phải uống hàng ngày), hay cần chất béo để thuốc dễ hấp thu (vitamin A, vitamin D) thì cần uống chung với sữa.
Uống thuốc với cà phê, trà, nước giải khát có gas: trong các loại nước này, đặc biệt nước ngọt, nước tăng lực đều có chứa caffein (là chất kích thích giúp tỉnh táo) sẽ kết hợp với thuốc bổ chứa sắt, tạo thành chất kết tủa không hấp thu được. Ngoài ra, caffein còn làm giảm tác dụng các thuốc được dùng nhằm an thần gây ngủ nếu uống cùng lúc.
Uống thuốc với nước ép trái cây: nước cam, nước táo dùng uống thuốc có thể làm giảm sự hấp thu một số thuốc. Nghiêm trọng nhất là nước bưởi, khi uống chung với một số thuốc (như thuốc statin trị rối loạn lipid huyết, thuốc atenolol trị tăng huyết áp...) nước bưởi sẽ làm tăng độc tính của thuốc, tăng nồng độ thuốc quá đáng ở trong máu.
Uống lúc bụng đói hay no tuỳ thuốc Dưới tác dụng của thức ăn, sự hấp thu thuốc có thể bị thay đổi. Mỡ làm giảm sự tiết dịch vị dạ dày, làm cho quá trình tiêu hoá thức ăn chậm đi, điều đó có nghĩa sau khi ăn, thuốc sẽ được hấp thu chậm hơn. Dịch tiêu hoá có ảnh hưởng mạnh đến quá trình biến đổi thuốc trong cơ thể. Khi đói, độ axit của dịch dạ dày thấp, cần uống những loại thuốc như glicozid chữa tim, cũng như những loại thuốc không kích thích niêm mạc dạ dày. Các thuốc uống khi đói được hấp thu nhanh hơn. Trong thời gian ăn, độ axit của dịch dạ dày rất cao, do đó ảnh hưởng đáng kể đến độ ổn định của thuốc và sự hấp thu chúng vào máu. Khi chữa bệnh bằng aspirin, thức ăn cần có ít đạm, mỡ và các chất đường bột, nếu không sự hấp thu thuốc giảm đi nhiều...
Uống thuốc với bia rượu: đây là loại thức uống không nên uống chung với thuốc. Nếu uống chung với rượu bia sẽ gây phản ứng antabuse gây vật vã, hạ huyết áp rất khó chịu làm người dùng thuốc cứ tưởng sắp chết đến nơi.
Để uống thuốc an toàn
Tốt nhất khi uống thuốc nên hỏi kỹ bác sĩ, dược sĩ cách dùng thuốc theo đúng chỉ định về số viên, số lần dùng trong ngày, số ngày trong đợt điều trị. Nếu có bảng hướng dẫn nên đọc kỹ trước khi dùng để biết thuốc nhai hay ngậm; có nên lắc lọ thuốc trước khi uống; có được hoà viên thuốc trong nước cho tan; nên uống thuốc trước, sau, cách xa bữa ăn bao lâu; tác dụng phụ là gì... Khi uống thuốc nên chọn tư thế ngồi hay đứng, nếu nằm uống thuốc có thể bị dính lại ở thực quản. Dùng tay sạch và khô cầm thuốc.
Không nhai hoặc ngậm thuốc nếu không được bác sĩ, dược sĩ hướng dẫn làm như vậy. Không bẻ nhỏ viên thuốc (thuốc có thể bẻ sẽ có khắc rãnh trên viên thuốc), không cà nhuyễn, không mở viên nang, nếu cần làm việc này nên hỏi dược sĩ ở nhà thuốc. Không nên ngưng, bỏ thuốc hoặc uống thêm thuốc khác khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ. Không lấy thuốc viên nén dành cho người lớn bẻ nhỏ ra để phân liều và sau đó cà nhuyễn hoặc dùng dụng cụ nghiền thuốc để làm thành bột cho trẻ uống. Đối với trẻ, dạng thuốc uống lỏng là thích hợp hơn cả. Đó là xirô, hỗn dịch, thuốc uống nhỏ giọt hoặc cũng có thể dùng dạng thuốc bột đóng gói, viên sủi bọt (hoà vào nước cho tan trước khi uống).
Theo VNE
Bảo vệ cổ họng để khỏi phải uống thuốc Cổ họng rất dễ bị tổn thương và cũng dễ bị nhiễm khuẩn rất là khi trời lạnh. Để không phải "đụng đến thuốc", các nhà khoa học có một số lời khuyên cho bạn. Khi bạn tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bặm, uống nước đá, cổ họng sẽ dễ bị ngứa và khó chịu, đồng thời có thể dẫn tới...