Những loài sinh vật dưới đại dương đẹp nhất thế giới
Thế giới đại dương có hàng triệu loài sinh vật. Đáng chú ý, có nhiều loài đẹp với màu sắc bắt mắt và hình dạng kỳ lạ.
Nudibranch là một loài động vật thân mềm, sống ở vùng biển nhiệt đới và có họ với sên biển. Chúng là một trong số những sinh vật rực rỡ nhất đại dương.
Tôm tít ( Mantis shrimp) trông có vẻ đáng yêu nhưng chúng lại có thể thực hiện những cú đấm mạnh hơn đạn bắn, nhanh chóng diệt con mồi.
Giun biển cây thông Noel có hình dạng độc đáo và thường sống ở các rạn san hô. Kích thước cơ thể của giun cây thông Noel không quá lớn với chiều dài trung bình chỉ khoảng 4cm. Chúng rất nằm trong số ít các loài giun biển thân đốt được biết đến nhiều nhất trên thế giới.
Bạch tuộc dừa có những xúc tu trông như thể được gắn đá quý xung quanh. Cái tên kỳ lạ của nó được đặt dựa trên thói quen thu lượm vỏ dừa làm chỗ trú ẩn.
Cá bắp nẻ xanh (Blue Tang) thường có thân hình tròn và phẳng với màu xanh chủ đạo cùng họa tiết màu đen trên thân. Đuôi và vây ngực của chúng có màu vàng. Khi gặp nguy hiểm, cá “Blue Tang” có thể dùng cặp gai nhọn sắc bén như dao ở hai bên đuôi công đối phương bằng độc tố của chúng.
Video đang HOT
Sao biển đuôi rắn nổi bật với màu sắc rực rỡ, có 5 “cánh tay” hay phần phụ được gắn vào một vòng tròn trên thân của nó.
Hải long lá trông giống như một chú rồng trong những câu chuyện thần thoại. Màu sắc và phần phụ trông giống như những chiếc lá giúp chúng dễ dàng ngụy trang giữa những rặng đá được tảo bao phủ.
Khi cá chuồn đất (flying gurnard) hào hứng, chúng sẽ mở rộng phần “cánh” với viền xanh rực rỡ và bắt mắt của mình.
Sứa mũ hoa (Flower hat jelly) chỉ sống một vài tháng nên việc bắt gặp nó là một điều rất hiếm hoi. Loài sinh vật biển này có đặc điểm là những xúc tu sáng bóng có thể cuộn lại và bám chặt mũ sứa khi không sử dụng.
Cá hồng y Banggai chỉ được tìm thấy ở những khu vực nhỏ hẹp quanh đảo Banggai và đảo Sulawesi của Indonesia.
Cá trạng nguyên được mệnh danh là một trong những loài cá đẹp nhất thế giới, thường sống gần các đảo san hô khu vực Thái Bình Dương.
Cá đĩa, còn được gọi là “Ngũ Sắc Thần Tiên” hay “Nhất Đại Mỹ Ngư”. Chúng là loài cá có nguồn gốc ở lưu vực sông Amazon.
Huệ biển sống ở cả hai vùng nước nông và vùng sâu đến 9.000m. Đặc điểm đặc trưng của chúng là có 1 miệng ở trên cùng được bao quanh bởi các cánh tay.
Sao biển gai là một trong những loài sao biển lớn nhất thế giới. Nó thường được thấy ở khắp Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Người đàn ông bắt được 'quái vật' dưới biển, ngay cả những ngư dân giàu kinh nghiệm cũng không biết đây là con gì
Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và bí ẩn, nơi sinh sống của vô số loài sinh vật mà con người chưa khám phá hết.
Tại Vịnh California (Mexico), một sự kiện hy hữu đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi một người đàn ông đi câu cá tình cờ phát hiện được một sinh vật biển có hình dạng kỳ lạ. Sinh vật này sở hữu chỉ một con mắt duy nhất ở giữa trán, cùng chiếc đầu sưng tấy khác thường, khiến nhiều người không khỏi tò mò về danh tính thực sự của nó.
Kỳ quan bí ẩn từ đại dương sâu thẳm
Theo chia sẻ, người đàn ông này đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cá nhưng chưa bao giờ gặp phải sinh vật nào đặc biệt như vậy. Sau khi sinh vật này không may qua đời, vì tò mò muốn tìm hiểu danh tính của nó, người đàn ông đã mang nó đến thị trấn để hỏi ý kiến những ngư dân dày dặn kinh nghiệm. Tuy nhiên, ngay cả những lão làng trong nghề cũng phải ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của sinh vật bí ẩn này.
Điều khiến sinh vật này trở nên đặc biệt chính là ngoại hình khác biệt so với các loài cá thông thường. Nó sở hữu chỉ một con mắt duy nhất nằm chính giữa trán, khiến nhiều người liên tưởng đến hình ảnh "Cyclops" - một quái vật trong thần thoại Hy Lạp với đặc điểm chỉ có một mắt.
Bên cạnh đó, phần đầu của sinh vật này cũng có hình dạng sưng tấy bất thường, càng làm tăng thêm sự bí ẩn và tò mò cho người nhìn. Do không có răng, nhưng nhiều người nhận định rằng nó có khả năng sinh vâậ này sẽ ăn mồi bằng cách nuốt chửng, tương tự như cá voi xanh.
Sự thật được hé lộ: Cá mập bạch tạng mắc dị tật bẩm sinh
Tại sao động vật ăn cỏ thường có mắt ở hai bên, trong khi động vật ăn thịt lại có mắt ở phía trước?
Vì tò mò về danh tính thực sự của sinh vật này, người đàn ông đã mang nó đến gặp các nhà sinh vật học để tìm kiếm lời giải đáp. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, các chuyên gia đã xác định được đây là một con cá mập mắc hội chứng cyclopia (dị dạng độc nhãn) và bệnh bạch tạng.
Hội chứng cyclopia là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp, ảnh hưởng đến sự phát triển của mắt trong giai đoạn thai nhi. Hậu quả là thai nhi chỉ có một mắt duy nhất, thường nằm ở vị trí chính giữa trán.
Bên cạnh hội chứng cyclopia, con cá mập này còn mắc bệnh bạch tạng, một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến khả năng sản xuất melanin - sắc tố tạo màu cho da, mắt và lông. Điều này lý giải cho việc nó có màu da trắng toát và đôi mắt màu hồng nhạt.
Theo thống kê, trên thế giới chỉ ghi nhận chưa đầy 50 trường hợp cá mập mắc hội chứng cyclopia kết hợp với bệnh bạch tạng, cho thấy sự hiếm hoi và đặc biệt của sinh vật này.
Sự xuất hiện của cá mập cyclopia bạch tạng là minh chứng cho sự đa dạng và kỳ diệu của thế giới tự nhiên. Nó là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và gìn giữ hệ sinh thái biển, nơi ẩn chứa vô số điều bí ẩn mà con người vẫn chưa khám phá hết.
Loài vật dưới đáy đại dương có lớp sắt bảo vệ bên ngoài Môi trường sống ngặt nghèo đã khiến loài ốc sên chân vảy tiến hóa theo hướng phát triển một bộ áo giáp độc đáo được làm bằng sắt... Ốc sên chân vảy (Chrysomallon squamiferum) sống ở đáy biển Ấn Độ Dương, đã khiến giới khoa học ngỡ ngàng với những đặc điểm sinh học kỳ lạ Chúng sống trong môi trường cực kỳ...