Những loại rau củ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2
Ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học trong thời gian kéo dài là những yếu tố chính gây ra bệnh tiểu đường type 2.
Những năm trước đây tiểu đường type 2 thường gặp ở tuổi trưởng thành (thường là trên 40 tuổi), nhưng ngày nay bắt gặp nhiều ở độ tuổi trẻ hơn.
Ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học trong thời gian kéo dài là những yếu tố chính phát triển tiểu đường type 2.
Ăn quá nhiều cũng gây ra sự đề kháng insulin. Cơ thể cần lượng lớn insulin để duy trì mức đường trong máu bình thường.
Điều quan trọng việc mắc tiểu đường type 2 thường không có triệu chứng rõ rệt trong nhiều năm trước khi được chẩn đoán.
Các triệu chứng thường đi kèm với tiểu đường type 2 là khát thường xuyên, đi tiểu nhiều, hay đói, da khô, ngứa, phát ban, ngứa tay và bàn chân.
Do đó, mỗi chúng ta cần có lối sống và thói quen ăn uống sinh hoạt để giảm nguy cơ mắc phải hoặc cải thiện khi đã mắc tiểu đường type 2.
Trong chế độ ăn mỗi chúng ta nên ưu tiên ăn đa dạng những loại rau củ quả có đặc tính giúp điều tiết đường huyết (Ảnh minh họa trên: giaoduc.net.vn).
Những thực phẩm cần hạn chế ăn
- Đường tinh luyện
- Bột mỳ hoặc gạo trắng
- Các loại ngũ cốc có Gluten
- Thức ăn đã qua xử lý, đồ ăn nhanh
Video đang HOT
Ngoài ra, mỗi chúng ta cần có thói quen tốt như: tập luyện, chơi thể thao, ăn uống điều độ, lịch sinh hoạt ổn định.
Sử dụng những thực phẩm giàu dinh dưỡng như: rau củ quả tươi sống, thực vật, thực phẩm giàu chất diệp lục (Chlorophyll) như tảo spirulina, tinh dầu thực vật (Đinh hương, trà xanh, oregano, chanh…).
Tạo lập thói quen tốt luôn khó khăn so với những thói quen xấu. Tuy nhiên, phần thưởng cho những nỗ lực chính là cuộc sống và sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
Bên cạnh đó, trong chế độ ăn mỗi chúng ta nên ưu tiên ăn đa dạng những loại rau củ quả có đặc tính giúp điều tiết đường huyết như:
2. Táo (đặc biệt là táo xanh): Táo chứa nhiều chất oxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.1. Dâu tây: Dâu tây là một loại trái cây ít đường, có tính kháng viêm mạnh và giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về tim.
3. Mướp đắng (đây là thực phẩm hàng đầu để giảm đường huyết, nhưng không nên dung quá 2 quả mỗi ngày và thường xuyên đo lượng đường huyết sau khi dùng mướp đắng tươi).
4. Cải xanh: Các loại rau lá xanh vô cùng bổ dưỡng mà lại ít calo và tinh bột đường, giúp bạn hạn chế bị tăng đường huyết.
5. Bông cải xanh: bông cải xanh là nguồn thực phẩm rất giàu crom, một loại khoáng chất giúp điều hòa lượng đường trong máu và insulin. Nó cũng giúp các bệnh nhân tiểu đường giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
6. Bưởi: Bưởi là lựa chọn rất lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Người bị tiểu đường có thể dùng một nửa trái bưởi đỏ mỗi ngày.
7. Nghệ: Nghệ có chứa nhiều curcumin, có thể hạ mức đường huyết và giảm viêm nhiễm, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh về tim và thận.
Ngoài ra, còn một số loại rau củ tốt cho sức khỏe của những người mắc tiểu đường type 2 như: măng tây, bơ, dưa chuột, cần tây, rau mùi, bắp cải tím, ổi, khoai lang…
Bên cạnh chế độ ăn rau củ tươi sống, bạn có thể dùng nước ép để nhanh chóng hấp thụ dưỡng chất hiệu quả từ những loại thực vật kể trên.
Một số công thức giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2
- 1 quả táo 2 quả ổi hoặc 1 quả bưởi
- 1 quả táo 1/2 bó cải xoong 1 nắm rau cải 1/4 quả chanh
- 1 quả táo xanh 1 quả mướp đắng 5 nhánh cần tây 1 ớt chuông xanh 1/2 quả chanh
- 1 quả táo 8-10 cải 1 quả dưa chuột 1/4 quả chanh
- 1 quả táo 6-7 lá cải 4 nhánh cần tây 1/2 quả chanh
- 1 quả táo xanh 6-8 nhánh cần tây 1 nắm rau bó xôi 1 nắm rau mùi 1/4 quả chanh 1 mẩu nghệ
Thay đổi thói quen, cuộc sống sẽ thay đổi. Bạn cần có những suy nghĩ và thói quen tích cực để hình thành nên một cuộc sống tích cực, cơ thể nhiều năng lượng, tâm trí luôn vui vẻ, phấn khởi.
An Nhiên
Theo giaoduc.net
Mùi cơ thể tiết lộ vấn đề sức khỏe
Mùi tanh, hôi, đắng, trứng thối, mùi bia rượu trên cơ thể cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề.
Ảnh minh họa
Mồ hôi là nguyên nhân gây ra mùi hôi cơ thể. Trong một số trường hợp, mùi hôi cơ thể còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường, gan hoặc bạn đang có ăn uống thiếu khoa học.
Dưới đây là một số mùi cơ thể bạn nên chú ý:
Mùi tanh
Đây là tình trạng rối loạn Trimethylamin. Khi đó, cơ thể có mùi tanh khó chịu được tiết ra trong mồ hôi, nước tiểu và hơi thở do cơ thể bài tiết chất trimethylaminuria quá mức. Các nguyên nhân khác có thể do sự dư thừa của protein trong chế độ ăn kiêng không khoa học.
Mùi hôi, thối
Mùi này xuất hiện đi kèm với táo bón. Hệ tiêu hóa bị suy giảm nghiêm trọng, các hóa chất có mùi được sản xuất có thể thấm ra mồ hôi của bạn, khiến cơ thể có mùi khó chịu.
Đổ mồ hôi nhiều
Bạn có thể bị tăng huyết áp, gây ra mồ hôi quá mức và khó phát hiện. Nếu bạn nhận thấy mùi sau khi đổ mồ hôi trong giá lạnh hoặc khi không di chuyển thì nên gặp bác sĩ để có lời khuyên phù hợp.
Đổ mồ hôi nhiều cũng xảy ra ở người đang mang thai hoặc thời kỳ mãn kinh gây ra sự thay đổi nội tiết tố làm thay đổi nhiệt cơ thể. Khi đó, cơ thể bạn cảm thấy nóng hơn và bị đổ mồ hôi. Mang thai cũng khiến các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức và lưu lượng máu tăng lên ở mọi nơi trong cơ thể, bao gồm cả nách.
Mùi đắng
Gan của bạn đang gặp vấn đề. Triệu chứng phổ biến hơn của tổn thương gan là các vấn đề về tiêu hóa, buồn nôn và dấu hiệu bên trong như chuyển hóa chất béo bất thường. Song, gan hoạt động kém cũng khiến cơ thể có mùi khó chịu như mùi đắng.
Mùi trứng thối
Bạn ăn quá nhiều thịt đỏ cùng với việc không thể tiêu hóa tốt có thể dẫn đến mùi cơ thể. Khi đó, cơ thể có mùi giống như lưu huỳnh hoặc trứng thối, bởi các axit amin có chứa lưu huỳnh.
Mùi bia
Nguyên nhân gây ra mùi này do bạn đã uống quá nhiều bia, rượu. Khi đó gan phải chuyển hóa bằng cách tiết bia rượu ra mồ hôi và qua lỗ chân lông, khiến bạn có mùi giống hệt như những gì bạn vừa uống.
Theo Reader's Digest
Chủ động phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ Trong thời gian mang thai người phụ nữ có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có đái tháo đường thai kỳ. Vậy phụ nữ mang thai cần có các biện pháp phòng ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ như thế nào, cần áp dụng cách gì để ứng phó với tình trạng này... Đái tháo đường thai kỳ...