Những loại rau chữa bệnh
Chúng ta ăn nhiều rau xanh, nhưng nhiều người còn chưa biết dược tính chữa bệnh của chúng.
Rau cải trắng
Vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt, thông lợi tràng vị, có thể dùng để điều trị miệng khô do nhiệt, ho, khó đại tiểu tiện, lở ngứa. Ngoài ra cải trắng còn có tác dụng lợi tiểu.
Vị mặn, tính hàn, có tác dụng tan đờm, lợi thủy, thoát nhiệt, dùng trị bệnh bướu cổ, phù nề.
Rau câu có tác dụng tan đờm, lợi thủy, thoát nhiệt, dùng trị bệnh bướu cổ, phù nề. (nguồn ảnh: internet)
Rau chân vịt (cải bó xôi)
Vị ngọt, tính mát có tác dụng dưỡng huyết, nhuận tràng, dùng điều trị tiêu khát, khó đại tiện, chảy máu cam và bệnh xấu máu.
Video đang HOT
Rau diếp
Vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, thông sữa, dùng chữa tình trạng tiểu ít, tiểu tiện ra máu, tắc sữa.
Rau diếp có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, thông sữa (nguồn ảnh: internet)
Rau diếp cá
Dùng cả rễ, thân, lá, phơi khô làm thuốc. Vị cay, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dùng điều trị viêm phổi, ho ra đờm, sưng nhiễm trùng, phù nề, khó tiểu tiện, lở loét.
Rau kim châm
Vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết bình gan, lợi thủy. Dùng điều trị các chứng váng đầu ù tai, đau họng, tim đập loạn nhịp, chảy máu cam, đại tiện ra máu, viêm tuyến sữa, phù nề…
Rau hẹ
Vị cay, tính ấm, có tác dụng giải độc, dùng điều trị các chứng nôn ợ, trĩ rỉ máu, vết thương sưng tấy…
Rau muống
Vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dùng chữa táo bón, chảy máu cam, đái đục, mụn nhọt, nhiễm trùng.
Rau muống thanh nhiệt giải độc, dùng chữa táo bón (nguồn ảnh: internet)
Rau sam
Dùng tươi hoặc phơi khô làm thuốc. Vị chua tính hàn, có tác dụng mát máu, chữa kiết lỵ do nhiệt, mụn nhọt viêm sưng.
Theo Eva
Ăn đuôi lợn bổ thận, trợ dương
Đuôi của các loại gia súc đã được dùng từ xưa với công dụng củng cố đốc mạch để chữa nhiều bệnh chủ yếu bổ thận, trị đau lưng, tứ chi mỏi. Trong đó đuôi lợn có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, hỗ trợ chứng thận hư, liệt dương, xuất tinh sớm...
Xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc đơn giản, dễ làm:
Đuôi heo sinh địa: Bổ âm dương huyết, thanh nhiệt, giải độc gồm đuôi heo 150g, sinh địa 30g, gừng 10g, hành 20g, muối ăn vừa đủ. Đuôi heo làm sạch, cắt khúc 4cm, sinh địa cắt miếng. Gừng đập nát. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ. Khi ăn cho hành cắt đoạn, ngày ăn 1 lần vào bữa cơm chính.
Đuôi heo trần bì: Kiện tỳ, bổ thận, ích tinh. Chữa đau lưng, tiểu nhiều, mệt mỏi, ù tai, hoa măt, đau dạ dày. Gồm đuôi heo 100g, trần bì 1 miếng, hạch đào 10 hạt bỏ vỏ, lạc nhân 10 hạt, muối ăn. Đuôi heo làm sạch, chặt từng khúc ngắn. Đun nước sôi rồi thả đuôi heo, trần bì, hạch đào, lạc đậy kín giảm lửa hầm nhừ, ăn nóng.
Canh đuôi lợn lạc: Công hiệu canh này là dưỡng huyết nhuận táo, cường tráng gân cốt, thích hợp với chứng teo mềm do thận hư huyết thiểu. Triệu chứng sống lưng đau mỏi, chi dưới teo mềm, đầu choáng tai ù, đại tiện khô kết, tiểu tiện nhiều lần. Cũng có thể dùng vào chứng sau khi đẻ phong thấp tê đau mà thấy lưng, chân mất sức, lâu ngày không khỏi.
Đuôi lợn 2 cái khoảng 250g, lạc 30g. Đuôi lợn cạo bỏ mỡ dư thùa, cạo bỏ lông, rửa sạch, cắt đoạn. Lạc bỏ vỏ lấy nhân, rửa sạch. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu 2-3 giờ, nêm gia vị là được.
Đuôi lơn vưa la mon ăn ngon, vưa co tac dung chưa bênh rât tôt
Canh thung dung, đậu đen, đuôi lợn: Canh này có công hiệu bổ thận trợ dương, nhuận táo thông tiện thích hợp với chứng thận hư liệt dương, táo bón. Triệu chứng lưng gối mỏi mềm, dương sự bất lực, tình dục giảm, xuất tinh sớm, di tinh, tiểu tiện trong dài, đại tiện táo kết. Xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc đơn giản, dễ làm
Đuôi lợn khoảng 250g, nhục thung dung 30g, đậu đen 15g, táo đỏ 3 quả: Đuôi lợn bỏ mỡ, cạo sạch lông, rửa sạch, thái đoạn. Rửa sạch nhục thung dung, đậu đen, táo đỏ (bỏ hạt). Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho vào lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to, chuyển sang lửa nhỏ 1-2 giờ, nêm gia vị là được.
Canh quả đào lạc, đuôi lợn: Công hiệu canh này bổ thận kiện tỳ, cường tráng gân cốt, thích hợp với chứng tê liệt do thận suy khí nhược. Triệu chứng cơ thể mệt mỏi vô lực, gầy yếu, lưng mỏi gối mềm đi lại không vững, khớp xương tê đau.
Quả đào 10 quả, lạc nhân 150g, trần bì 10g, đuôi lợn 1 cái, một ít muối ăn: Đuôi lợn cạo sạch lông, rửa sạch, thái đoạn ngắn. Đào gọt vỏ lấy thịt. Lạc giữ vỏ lụa, rửa sạch. Rửa sạch trần bì , lạc. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho vào lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ hầm 3 giờ, cho một ít muối gia vị là được.
Canh hạt dẻ đuôi lợn: Đuôi lợn 2 cái (khoảng 250), hạt dẻ 60g, ba kích thiên 15g, trần bì 3g: Đuôi lợn cắt bỏ mỡ dư, cạo sạch lông, rửa sạch, thái đoạn. Hạt dẻ bỏ vỏ cứng và vỏ lụa rửa sạch, rửa sạch ba kích thiên và trần bì. Cho đuôi lợn, ba kích thiên, trần bì vào nồi, cho vào lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ hầm khoảng 1 giờ, cho hạt dẻ vào hầm lại khoảng 1 giờ nữa, nêm gia vị là được.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Ngừa độc từ thực phẩm Nhiều loại rau, củ, quả rất quen thuộc với chúng ta và cũng rất tốt cho sức khỏe nhưng đòi hỏi phải biết lựa chọn đúng và sử dụng đúng cách, nếu không sẽ phản tác dụng Chẳng hạn, với nhóm thực phẩm có chứa chất kháng giáp như bắp cải, củ cải, đậu nành, nếu ăn thường xuyên thì sẽ có nguy...