Những loại quả có vỏ chứa chất độc không nên ăn
Vỏ của một số loại củ quả có thể gây tác động xấu không ngờ tới cơ thể. Khi sử dụng các loại củ quả dưới đây, bạn hãy chú ý loại bỏ vỏ.
1. Cà chua
Cà chua chín có chứa nhiều axit tannic tập trung dưới vỏ. Khi xanh, chất này chủ yếu tập trung trong ruột cà chua nhưng lại dồn dần về phía vỏ khi chín. Axit tannic có thể phản ứng mạnh với protein trong các thực phẩm khác, tạo kết tủa, gây tức bụng, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa. Thêm vào đó, vỏ cà chua không thể tiêu hóa nên dù lớp vỏ này rất mỏng manh, bạn cũng nên loại bỏ chúng trước khi ăn.
2. Khoai lang
Khoai lang phát triển ẩn trong đất nên lớn vỏ là phần tiếp xúc trực tiếp với đất, hút chất dinh dưỡng cũng như vô số chất độc hại. Lớp vỏ này chứa kẽm, là tác nhân gây các chứng rối loạn dạ dày, rối loạn chức năng gan hoặc ngộ độc thực phẩm cho một số người.
3. Khoai tây
Vỏ khoai tây chứa acaloit, chất này tích lũy lâu dài trong cơ thể có thể khiến da xanh xao, thể trạng yếu dần. Ngoài ra, cũng giống khoai lang, khoai tây sinh trưởng trong đất nên phần vỏ tiếp xúc trực tiếp dễ tích tụ nhiều chất độc hại.
4. Sắn
Sắn là thực phẩm dễ gây ngộ độc thực phẩm hơn cả nếu ăn cả vẻ. Ngộ đốc sắn là ngộ độc cyanid hay còn gọi là acid hydrocyanic. Người bị ngộ độc do rửa và ngâm sắn không kỹ, ăn cả vỏ hoặc luộc sắn cả vỏ. Lượng chất độc tập trung ở vỏ sắn là lớn nhất trong toàn bộ củ sắn. Trong vỏ sắn có 2 hetorozit bị thuỷ phân trong nước thành axít cyanhydric (CNH) ceton và glucose. Nếu bóc vỏ sắn và ngâm nước trước khi luộc thì chất độc sẽ mất đi.
5. Quả hồng
Video đang HOT
Giống như cà chua, vỏ hồng chứa một lượng tannin nhất định không tốt cho dạ dày, dễ gây sỏi trong dạ dày. Phần lớn tanin trong quả hồng đều tập trung ở phần vỏ, khi khử vị chát của hồng, không thể khử sạch toàn bộ tanin trong đó. Vì vậy khi ăn hồng cũng nên gọt vỏ thật sạch.
6. Củ mã thầy
Vỏ củ mã thầy chứa rất nhiều vi sinh vật nhỏ gây hại cho các cơ quan tiêu hóa. Ngoài ra, vỏ mã thầy có thể chứa ký sinh trùng, do đó cần phải rửa sạch bằng nước đun sôi để tránh các vi sinh vật, ký sinh trùng còn bám trên vỏ rồi mới gọt vỏ, để tránh nhiễm vi sinh vào ruột củ.
Theo Depplus.vn/MASK
Ngửi mùi bắt bệnh
Nếu hơi thở bạn bỗng dưng... có mùi. Khoan hãy đổ lỗi cho kem đánh răng hay nước súc miệng, bởi rắc rối có thể xuất phát từ những căn nguyên khác.
Ảnh minh họa: Internet
Mùi chua: Rối loạn tiêu hóa
Đôi khi bạn đang nỗ lực tìm mọi cách để loại bỏ hơi thở có mùi bằng các loại kẹo cao su không đường, nước súc miệng mà không biết nguyên nhân lại xuất phát đến từ cái dạ dày.
Rối loạn đường tiêu hóa với các biểu hiện khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng chính là nguyên nhân khiến hơi thở của bạn có mùi chua. Thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa sẽ gây tiết acid trong dạ dày, không thoát được ra ngoài. Nên khi nói, thở sẽ tạo ra mùi chua khó chịu.
Để phòng tránh bệnh rối loạn tiêu hóa, bạn cần lưu ý:
Hạn chế ăn những thức ăn được chế biến sẵn.
Hạn chế thực phẩm nhiều lipid, protein vì những chất này thường no lâu và khó tiêu hóa.
Nên dành nhiều thời gian cho luyên tập thể thao, trung bình 30 phút/ngày.
Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống nước lọc sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt.
Bổ sung các thực phẩm chức năng hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Mùi táo ủng: Bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường hay nhiễm ceton acid do dịch chảy ra từ khoang mũi cũng khiến hơi thở có mùi giống như mùi táo ủng lâu ngày.
Nguyên nhân gây ra bệnh là do những người mắc bệnh tiểu đường thường bị thiếu hormone tuyến tụy. Tuyến tụy đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, không chỉ tiết ra dịch tụy để tiêu hóa thức ăn trong ruột, mà còn sản sinh hormone insulin đổ vào máu để điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp các tế bào của cơ thể sử dụng được chất đường.
Những tổn thương ở tụy làm cho nó không tiết ra được insulin, khiến đường máu tăng cao. Khi lượng đường dư thừa trong máu vượt ngưỡng một phần đường sẽ bị đào thải qua nước tiểu, phần còn lại chúng sẽ tích lũy trong cơ thể, trong máu, dạ dày. Và chính lượng đường dư thừa này khiến cho hơi thở của người bệnh có mùi như táo ủng.
Hơi thở hôi: Bệnh răng miệng
Nếu hơi thở bạn có mùi khó ngửi, đặc biệt là khi thở ra từ miệng, nhiều khả năng bạn đang mắc các bệnh về răng miệng như viêm nướu hoặc chảy máu chân răng, sâu răng hoặc lười vệ sinh răng miệng.
Căn nguyên của mùi hôi này chính là từ các hóa chất bay hơi như hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide. Các sulfide này hình thành do sự phân hủy protein (thức ăn còn sót lại trong khoang miệng hay giữa các kẽ răng) của các vi sinh vật cư trú trong miệng; tạo ra mùi hôi.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng là nguyên nhân gây viêm nhiễm răng, lợi. Dùng bàn chải răng quá cứng, kem đành răng chứa hàm lượng acid flour cao cũng gây tổn thương nướu dẫn tới hôi miệng.
Mùi tanh: Viêm xoang
Những người mắc bệnh viêm xoang hơi thở phát ra thường có mùi tanh nồng rất khó ngửi. BS. Phi Thái Hà, Khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương cho biết: Khi bị viêm xoang, viêm amidan mủ, thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng.
Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác khó chịu như có gì đó vướng ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.
Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới bị hay bị lâu năm, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi tanh khó chịu. Và cũng chính những dịch nhầy này là thủ phạm tạo ra hơi thở cómùi ở bệnh nhân viêm xoang.
Để phòng và hạn chế các triệu chứng của viêm xoang, bạn nên:
Đeo khẩu trang y tế để tránh các bụi bẩn bay vào khí quản, nên giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, không có khói bụi, chất thải.
Không dùng các loại tinh dầu, thuốc nhỏ mũi bừa bãi các loại thuốc này chỉ có tác dụng tức thời, nhưng nếu
dùng thường xuyên sẽ gây nghẹt mũi và gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp dẫn tới viêm
mũi dị ứng, viêm xoang.
Đối với người mẫn cảm cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, lông thú nuôi, gia vị, nhiệt độ thay đổi...
Mùi trứng ung: Dấu hiệu bệnh gan
Khi hơi thở của một người có mùi hôi nồng, nhiều khả năng người đó có vấn đề về gan. Theo BS. Vũ Đức Chung, Trưởng Khoa Tiêu hóa, BV. Quân Y 354, Hà Nội, "những người mắc bệnh gan ngoài những dấu hiệu rất dễ nhận biết như vàng da, vàng mắt, thì hơi thở có mùi, nồng và khó ngửi gần giống như mùi trứng ung hoặc trứng để lâu ngày cũng là một dấu hiệu thường gặp".
Nguyên nhân là do ứ đọng dịch trong khoang ổ bụng. Các vấn đề ở gan thường kéo theo rối loạn giấc ngủ, tâm thần, mệt mỏi hoặc giảm khả năng chịu đựng, mất sự ham muốn và khả năng tình dục.
Để có thể chẩn đoán chính xác cần làm thêm một số xét nghiệm thăm dò chức năng gan. Người bệnh nên bỏ các loại thức ăn gây kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas. Hạn chế ăn nhiều mỡ, đạm khiến cho bệnh tăng nặng.
Mùi chua cay: Ung thư dạ dày
Ở một số người, có thể do bẩm sinh hoặc ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, tiêu hoá kém, thức ăn hay trệ đọng dễ sinh ra hàn thấp hoặc thấp nhiệt ở dạ dày làm cho khí huyết trệ ứ, lâu ngày dễ dẫn đến viêm loét.
Người mắc bệnh về đường dạ dày thường có những biểu hiện đau vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy bụng, cảm giác mau no, buồn nôn, thậm chí nôn hay ợ hơi sau khi ăn... Do thức ăn không tiêu hóa được nên acid trong dạ dày tăng, khiến cho hơi thở người bệnh có mùi chua cay (mùi thức ăn lên mem lâu ngày) kèm theo đó là chứng ợ nóng, khó chịu.
Với những người có biểu hiện mắc bệnh dạ dày nên bỏ rượu, bia, thuốc lá, giảm thức ăn nhiều dầu mỡ, chất cay... Một chế độ sinh hoạt đều đặn, tập thể dục và ăn uống đúng giờ sẽ giúp cải thiện hội chứng dạ dày tá tràng chức năng tốt hơn bất kỳ loại thuốc nào.
Theo SKGD
Hộp, cốc xốp có thể gây ung thư Một hóa chất có tên là styren được sử dụng trong các loại cốc và hộp xốp đựng thức ăn dùng một lần có thể gây ung thư, các nhà khoa học cảnh báo. Ảnh minh họa: Internet Kết luận được đưa ra bởi 10 chuyên gia trong lĩnh vực chất độc, hóa học và y học của Hội đồng Nghiên cứu Quốc...