Những loại quả ăn vỏ còn tốt hơn ăn ruột
Gọt vỏ quả trước khi ăn là thói quen của hầu hết mọi người. Tuy nhiên, có một số loại quả hàm lượng dinh dưỡng trong vỏ còn nhiều hơn ở ruột.
1. Vỏ táo
Vỏ táo là loại vỏ lành mạnh tốt cho sức khỏe mà bạn nên tiêu thụ. Nếu bạn có thói quen gọt vỏ táo trước khi ăn thì hãy thay đổi thói quen này. Vỏ táo giúp làm giảm các triệu chứng liên quan đến cholesterol trong máu do đó làm giảm một cách tương đối cholesterol. Vỏ táo có hàm lượng chất xơ phong phú, hỗ trợ tiêu hóa.
Gần một nửa Vitamin C trong quả táo là nằm ở vỏ táo. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy, chất chống oxy hóa trong vỏ táo nhiều hơn thịt táo, thậm chí còn nhiều hơn so với một số loại trái cây khác. Đã có nhiều nhà sản xuất lấy vỏ táo để làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng.
Vỏ táo còn bảo vệ bạn khỏi các bệnh như bệnh tiểu đường và các vấn đề tim do đó làm giảm mỡ máu. Nó cũng nuôi dưỡng cơ bắp giúp bạn khỏe mạnh.
2. Vỏ lê
Vỏ lê là một trong những loại thuốc giúp sạch tim, phổi, trừ hỏa tiêu đờm được dùng trong Đông y. Dùng 30gr vỏ lê sắc nước uống có tác dụng tĩnh tâm nhuận phổi, chữa ho có đờm. Vỏ lê nghiền nát có thể điều trị vết loét sưng và vết thương bên ngoài da. Vỏ lê tươi sắc nước uống nhiều lần có thể thanh độc tiêu viêm.Khi làm món sa-lát dưa chuột, cho thêm ít vỏ lê sẽ khiến món dưa giòn hơn và thơm ngon hơn.
3. Vỏ nho
Vỏ nho có chứa nhiều chất resveratrol hơn thịt và hạt nho, có thể giảm mỡ trong máu, chống huyết khối, chống bệnh về động mạch, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt là chất flavonoids trong vỏ nho tím, có công hiệu giảm huyết áp. Vỏ nho còn chứa nhiều vitamin, sắt…
Hiện đã có những nghiên cứu ứng dụng vỏ nho trong chế biến thực phẩm, dùng để điều trị lượng cholesterol quá cao, tiểu đường…
4. Vỏ cam
Tinh dầu chiết xuất từ vỏ cam có thể được dùng trong hoặc dùng ngoài để làm dịu một số bệnh, dùng để bỏ vào dung dịch tẩy trùng, nước rửa chén vì chúng có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn và giúp cho vết thương không bị nhiễm trùng.
Vỏ cam rất hiệu quả trong việc điều trị ho đờm và dạ dày. Sau khi ăn bạn nên giữ lại vỏ cam để phơi hoặc sấy khô để dùng dần. Dùng nước hãm từ vỏ cam để pha vào bồn tắm, đồng thời vắt thêm tinh dầu từ vỏ còn tươi trộn chung với muối tán mịn cho vào nước tắm sẽ giúp bạn ngủ ngon. Xông mặt với tinh dầu vỏ cam với nước có tác dụng giảm thiểu những cơn đau đầu khó chịu. Ngoài ra, những món ăn có chế biến thêm vỏ cam để đề phòng bệnh viên gan, do thành phần tinh dầu có trong vỏ quýt loại trừ hàm lượng : cholesterol LDL gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra, hương thơm tinh dầu của vỏ cam còn giúp giảm hiện tượng chướng bụng, đầy hơi và khắc phục tình trạng thiếu vi khuẩn.
5. Vỏ quýt
Vỏ quýt chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, carotene, protein…, có thể tạo ra nhiều hương vị thơm ngon. Vỏ quýt có vị thơm, còn có thể điều trị chứng đầy bụng, ho, đờm. Khi nấu nước dùng có thể cho vài lát vỏ quýt để tăng thêm mùi vị và bớt béo.
6. Vỏ dưa hấu
Video đang HOT
Vỏ dưa hấu có thể làm tiêu tan cái nóng và giải khát, thanh nhiệt giải độc, vỏ dưa hấu tốt hơn ruột. Đông y dùng vỏ dưa hấu và nước ép dưa có tác dụng thanh nhiệt, tiêu tan muộn phiền, hạ huyết áp. Ngoài ra vỏ dưa còn có tác dụng rất tốt đối với các bệnh thiếu máu, họng khô, viêm bàng quang, sơ gan cổ trướng, viêm thận.
7. Vỏ dưa gang
Vỏ dưa gang rất giàu vitamin và khoáng chất. Nó có tác dụng lợi tiểu, giảm sưng phù, tốt cho cả người bị tiểu đường. Vì vậy khi làm món dưa gang nên để cả vỏ.
8. Vỏ dưa vàng
Vỏ dưa vàng khá đắng nhưng chính chất đắng này giúp hấp thụ vitamin C dễ dàng hơn và giúp bài độc cơ thể. Ngoài ra, vỏ dưa vàng còn có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm.
Vỏ dưa hấu, vỏ dưa vàng, vỏ dưa gang sau khi luộc lên làm món nộm dưa kết hợp 3 trong 1 có tác dụng giảm béo rất tốt.
9. Vỏ hành tây
Bạn có biết vỏ hành tây chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn củ hành. Lớp vỏ này chứa lượng lớn chất quercetin rất hữu ích trong việc làm giảm huyết áp và cũng ngăn ngừa mảng bám động mạch. Bạn có thể thêm chúng vào món súp như một cách để tăng thêm hương vị. Bạn thậm chí có thể ninh nó cùng nước hầm. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ không nên ăn vỏ hành sống.
10. Vỏ kiwi
Có thể bạn không muốn ăn vỏ quả kiwi, nhưng có rất nhiều chất chống oxy hóa trong vỏ quả kiwi.
Vỏ quả kiwi là đặc biệt tốt cho sức khỏe, bởi nó rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Các thành phần có trong vỏ quả kiwi có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch và mang lại nhiều lợi ích khác cho cơ thể.
11. Vỏ dưa chuột
Ăn dưa chuột cả vỏ sẽ giúp bạn hấp thụ vitamin C có trong dưa tốt hơn, chất nhựa trong vỏ dưa cũng giúp tăng cường chức năng giải độc cho cơ thể.
Vỏ màu xanh của dưa chuột có chứa axit chlorogenic và acid caffeic, có thể kháng khuẩn, chống viêm và kích thích vai trò của bạch cầu. Những người thường xuyên bị đau họng có thể dùng vỏ dưa chuột làm thuốc rất tốt.
12. Vỏ cà chua
Chất lycopene trong vỏ cà chua có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể phòng ngăn ngừa bệnh tim mạch, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng chống ung thư. Ngoài ra, vỏ cà chua còn trợ giúp bảo vệ sức khỏe rất tốt.
13. Vỏ chuối
Trong vỏ chuối có chứa các thành phần hoạt chất để ức chế nấm và vi khuẩn. Vỏ chuối có thể điều trị nhiễm nấm do ngứa da. Ngoài ra còn có tác dụng thông mạch, nhuận tràng.
Vỏ chuối giã nát cho thêm nước gừng vào có thể chống viêm giảm đau, dùng vỏ chuối xoa lên chân tay có thể phòng bệnh nứt nẻ da mùa lạnh. Ngoài ra, vỏ chuối phơi khô nghiền bột có thể làm mỹ phẩm rất tốt.
14. Vỏ hạnh nhân
Rất nhiều người thường có thói quen bóc vỏ hạnh nhân trước khi ăn loại trái cây khô này. Nhưng vỏ hạnh nhân rất tốt cho sức khỏe của bạn. Nó thúc đẩy quá trình tiêu hóa do đó giúp bạn thoát khỏi những rắc rối của chứng khó tiêu. Vỏ hạnh nhân chứa vitamin E và tất cả các flavonoid cần thiết. Nó rất có ích trong việc giảm cholesterol trong cơ thể. Bạn sẽ không phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến LDL cholesterol (cholesterol xấu) nếu ăn hạnh nhân cả vỏ.
15. Vỏ chanh
Ăn vỏ chanh có vẻ là ý tưởng tồi, song thực sự vỏ chanh lại là một trong những loại vỏ tốt cho sức khỏe, giúp làm giảm các triệu chứng của tất cả loại bệnh. Nó chữa bệnh ung thư, làm giảm cholesterol trong máu và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh còi xương. Nó cũng cải thiện sức khỏe của xương và sức khỏe răng miệng cùng với đó là việc cải thiện sức mạnh của hệ tiêu hóa.
phunutoday
Bí quyết giữ dinh dưỡng trong thức ăn của trẻ
Chế biến thức ăn nói chung và thức ăn cho trẻ nói riêng, nếu không biết cách, nhiều chất bổ có thể bị mất đi một cách phí phạm, thậm chí bị biến đổi thành những chất không có lợi cho sức khỏe.
Các loại rau, củ, quả
1. Đảm bảo các loại rau củ quả bạn mua cho con là tươi ngon nhất. Mua rau củ vào buổi sáng, đặc biệt lúc vừa được người bán thu hái rất lý tưởng vì lúc đó, rau củ là tươi ngon và nhiều dinh dưỡng nhất.
2. Không nên ngâm ngập rau quả trong chậu nước mà nên rửa dưới vòi nước chảy. Như vậy, bạn sẽ tránh được việc các vitamin B, C và một số khoáng chất tan biến vào trong nước.
3. Thử cho bé ăn một số rau củ không cần gọt vỏ vì hấu hết các chất dinh dưỡng được lưu trữ trong hoặc ngay dưới lớp vỏ củ quả. Tuy nhiên, bạn cần chọn lọc vì không phải loại nào cũng cho bé ăn cả vỏ được.
4. Thành phần vitamin chủ yếu nằm trong vỏ và phần ngay dưới vỏ quả vì vậy bạn nên gọt vỏ mỏng nhất có thể. Thậm chí, bạn để lại chút ít vỏ nếu tin tưởng quả đó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Nên cho trẻ ăn rau quả tươi bất kỳ khi nào có thể. Với những bé mới ăn dặm hoặc khi bạn nghi ngờ độ an toàn của rau quả tươi thì ăn sống không phải cách thích hợp. Hãy dựa vào số tuổi, nguy cơ dị ứng và nguồn gốc rau quả khi bạn cho bé ăn sống.
6. Nên chọn cách hấp rau củ hơn là cách luộc vì vitamin ít bị mất theo cách này. Một số nghiên cứu cho thấy, chế biến thức ăn dặm bằng lò vi sóng giữ lại nhiều dinh dưỡng hơn hấp dù phần lớn cha mẹ không thích dùng lò vi sóng để chế biến.
7. Để giữ vitamin C, cần dùng rau quả, rửa rồi mới gọt - thái, và thái rồi cần nấu ngay, nấu nhanh và sau đó ăn ngay. Cần nấu rau quả trong thời gian ngắn nhất có thể, khi rau chín vừa là đủ. Lâu quá sẽ khiến vitamin trong rau củ bay hết
8. Nêm muối ngay khi bắt đầu xào, cách này giúp rau chóng mềm và giúp rau giữ lại chất dinh dưỡng, đồng thời tiết ra chất ngọt của rau củ (do muối rất dương nên có ái lực hút vị ngọt rau củ - vốn rất âm - ra ngoài.
9. Hãy dùng nước luộc rau, củ khi chế biến thức ăn cho trẻ. Điều này tận dụng được tối đa lượng chất dinh dưỡng thất thoát.
10. Không đựng rau củ vào bát, đĩa bằng đồng vì đồng sẽ phá huỷ vitamin
11. Cần bảo quản rau củ cho bé ở tủ lạnh để giảm thiểu thất thoát vitamin C. Nhưng dưa chuột, bí ngô, khoai tây hay cà chua... mất đi các giá trị dinh dưỡng khi được giữ lạnh và chịu đựng tủ lạnh rất kém, do đó, tốt hơn cả là nấu chín các loại rau, củ, quả này trước khi để vào tủ lạnh (khoai tây nghiền, sốt cà chua...).
Các thực phẩm khác
Vitamin là chất dễ bị mất khi nấu nướng nhất. Các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K tương đối bền vững với nhiệt độ, chỉ hao hụt 15-20% trong quá trình nấu nướng bình thường. Với hầu hết các nhóm thực phẩm, việc nấu lâu trên lửa đều không tốt.
1. Thịt: Nấu ở nhiệt độ cao quá lâu, chất đạm sẽ giảm dinh dưỡng và khó tiêu. Việc chế biến lâu cũng làm mất chất khoáng, vitamin và khiến chất béo, đường trở nên độc hại
2. Cá: Khi đun nóng ở nhiệt độ 70 độ C, protit đông vón lại rồi bị thoái hóa. Khi có kèm theo giấm và các quả chua, axit làm quá trình này xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn. Cần phải nấu cá không dưới 8-10 phút (đã cắt thành miếng nhỏ, hay nguyên con (từ 500g trở lên) không dưới nửa giờ. Cũng như đối với thịt, nên cho cá vào nước sôi, sau đó hạ lửa nhỏ xuống ngay. Khi rán (chiên), nhất định phải tẩm bột để cá không bị chảy mất nước. Và cần theo dõi không để rán quá, vì khi đó protein trở nên cứng và mất giá trị dinh dưỡng. Tốt hơn hết, nên rán cá ở cả hai mặt cho đến khi có vỏ vàng, sau đó nướng tiếp trong lò nướng 5-7 phút
3. Dầu, mỡ: Ở nhiệt độ 102 độ C trở xuống, dầu mỡ không có biến đổi đáng kể. Nhưng khi đun lâu ở nhiệt độ cao hơn, các axit béo không no mất tác dụng có ích và tạo thành các chất có hại
4. Tinh bột: Ở nhiệt độ đun sôi các loại đường đơn không có biến đổi đáng kể. Việc chế biến nóng làm cho tinh bột dễ tiêu hơn. Nhưng khi chế biến ở nhiệt độ cao, đặc biệt là trong môi trường khô, các thành phần tinh bột cũng bị biến đổi thành khó tiêu hóa hoặc độc hại với cơ thể
5. Các loại hạt: Các loại hạt ít mất chất dinh dưỡng nhất. Nhưng không nên nấu chúng lâu. Bột mì chỉ nấu trong 10-15 phút; gạo, lúa mì trong 30-40 phút. Nên ngâm hạt đậu xanh, đậu Hà Lan trong nước lạnh khoảng 2 giờ. Sau đó đổ nước đó đi, cho vào nước lạnh mới và nấu
6. Sữa: Không nên nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều lần, nếu không protein trong sữa sẽ bị phân rã và các vitamin bị phá huỷ. Khi nấu sôi sữa, không giữ trên lửa quá 1-2 phút. Khi nấu các thực phẩm khác như bột, gạo, rau... với sữa, trước hết cần nấu những thứ đó trong nước, sau mới đổ sữa tươi vào, đun tiếp đến sôi và bắc ra ngay.
7. Nên đậy vung khi chế biến để vitamin không bay hơi thật nhanh ra ngoài.
8. Các loại chất khoáng (canxi, photpho, kali, magiê...) trong quá trình nấu có các biến đổi về số lượng do chúng hòa tan vào nước. Do vậy, nên sử dụng thức ăn cả phần cái và phần nước để đảm bảo chất dinh dưỡng trong thức ăn cho trẻ.
Giã đông thực phẩm đông lạnh
1. Khi giải lạnh thực phẩm phải để thực phẩm giã đông từ từ vì thực phẩm dễ bị vỡ, các chất dinh dưỡng theo nước chảy ra ngoài làm giảm giá trị thực phẩm. Càng ít tiếp xúc với không khí bên ngoài thì chất lượng các thực phẩm càng được giữ tốt hơn.
2. Nếu không có thời gian giã đông, bạn có thể nấu ngay. Nguyên liệu đang để lạnh bị chế biến nóng đột ngột cũng không làm mất nhiều chất dinh dưỡng, chỉ mất nhiều nhất là vitamin trong rau quả
3. Bạn có thể yên tâm với một số loại sản phẩm được hướng dẫn sử dụng không cần giã đông trước khi nấu.
Theo SKĐS
Điểm danh 9 loại quả cực kì tốt cho sức khỏe Không cần phải ăn đủ cả 9 loại, hãy chọn những loại quả bạn ưa thích nhất và "măm măm" thường xuyên cũng đủ để sức khỏe của bạn "thăng hạng" rồi. Quả lựu Loại trái cây này giúp bảo vệ lớp hạ bì và lớp biểu bì bằng cách thúc đẩy sự tái sinh của các tế bào da và chữa lành...