Những loại nước ép là “thần dược” rất tốt cho hội chị em
Việc bị đau bụng vào những kỳ kinh nguyệt là ác mộng kinh hoàng với nhiều chị em. Hãy thử uống những loại nước ép sau để cải thiện tình trạng này.
1. Nước ép táo và nước cam
Uống táo và nước cam trước chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp điều trị đầy hơi, cải thiện tiêu hóa và làm cho bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực. Uống nước ép này sẽ giúp ngăn ngừa trầm cảm và lo âu. Nó cũng sẽ ngăn chặn sự xuất hiện của mụn trong chu kỳ kinh nguyệt.
Chị em bị đầy hơi với đau bụng trong kỳ kinh nguyệt có thể uống nước ép đào và chanh. Vì nó giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, giảm chứng khó tiêu, táo bón và thư giãn cơ bắp.
3. Nước ép củ cải đường, cần tây, táo và dưa chuột
Trong những ngày “đèn đỏ”, bạn có thể trở nên chậm chạp và mệt mỏi, khó khăn khi làm việc và hoạt động thường ngày.
4. Nước ép cà rốt, táo và nước cốt chanh
Đây là một trong những nước ép trị đau bụng kinh hiệu quả.
5. Nước ép dứa và cà rốt
Video đang HOT
Dứa chứa hàm lượng bromelain cao – một loại enzyme giúp giảm đau bụng kinh. Mặt khác, cà rốt giúp cải thiện lưu lượng máu, giảm đau kinh nguyệt và không còn mệt mỏi trong những ngày hành kinh.
6. Nước ép táo, cần tây, gừng và rau mùi tây
Nước ép này giàu chất sắt và canxi và có độ kiềm cao giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt.
7. Củ cải đường và nước ép cam
Đối với những phụ nữ bị mệt mỏi trong chu kỳ kinh nguyệt thì củ cải đường và cam tạo nên một loại nước ép hoàn hảo cho họ. Nó cũng ngăn ngừa các dấu hiệu tâm lý khác nhau của rối loạn kinh nguyệt như các lo âu, căng thẳng, trầm cảm và khó chịu.
Kết hợp việc uống các loại nước ép trên với việc giữ ấm chân và bụng, chườm túi nóng… bạn sẽ thấy cơn đau bụng nhanh chóng được cải thiện rõ rệt.
Minh Khôi (T/h)
7 loại rau củ chứa hàm lượng đường cao, bệnh nhân tiểu đường chớ dại ăn nhiều
Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao mình ăn rau củ, hạn chế tinh bột nhưng lượng đường trong máu không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí lại tăng cao hơn trước không? Chắc chắn 1 trong những nguyên nhân của vấn đề này là bạn ăn rau củ không đúng cách.
Theo trang QQ, Trung Quốc, mọi người thường nghĩ rằng rau củ sẽ có hàm lượng đường thấp, ít béo và ít calo nên rất phù hợp cho những người muốn kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, suy nghĩ này là không hoàn toàn đúng.
Trong số các loại thực phẩm, có một số loại rau củ có hàm lượng đường tương đối cao. Những người mắc bệnh tiểu đường không thể tùy tiện ăn chúng quá nhiều, nếu không sẽ khiến chỉ số đường huyết tăng vọt. Họ vẫn có thể ăn được chúng nhưng trong một giới hạn nhất định và liều lượng cần phải khoa học. Sau đây là một số loại rau rủ có hàm lượng đường cao, mọi người cần hạn chế ăn nhiều, đã được chia sẻ trên chương trình về sức khỏe ở Trung Quốc tên là "Yangshengtang".
1. Củ cải đường
Ảnh: Thestingyvegan
Đúng như tên gọi của nó, củ cải đường chứa hàm lượng đường rất lớn, sau khi ăn lượng đường trong máu sẽ tăng lên đáng kể. Do vậy, mỗi bữa ăn người tiểu đường chỉ nên ăn ít hơn 20gr.
2. Đậu Hà Lan
Ảnh: Simplyrecipes
Đậu Hà Lan là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng nó thuộc nhóm các loại rau củ chứa nhiều đường. Nếu lượng rau hàng ngày 1kg thì bạn chỉ có thể ăn 250gr đậu Hà Lan. Khi ăn đậu Hà Lan, bạn nên bớt khẩu phần cơm lại. Người bị tiểu đường cần hạn chế ăn loại đậu này.
3. Cà rốt
Cà rốt có hàm lượng đường cao hơn các loại củ thông thường. Bệnh nhân bị tiểu đường không nên ăn quá nhiều cà rốt nếu không chỉ số đường huyết sẽ tăng vọt rất nhanh. Lượng đường trong 200gr cà rốt có thể tương đương với 1kg rau xanh.
4. Khoai môn
Thành phần chính của khoai môn là tinh bột, tinh bột khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường. Do đó, ăn khoai môn sẽ khiến cho hàm lượng đường trong máu tăng cao.
Tuy nhiên, đối với những người kiểm soát tốt lượng đường trong máu thì có thể ăn một lượng khoai môn thích hợp, nhưng nên giảm lượng thức ăn khác tương ứng. Khi ăn 100gr khoai môn thì nên giảm 25gr thực phẩm chính để đảm bảo lượng đường trong máu luôn được ổn định.
5. Hạt dẻ nước (củ ấu)
Ảnh: Ndigenousbartender
Củ ấu là loại củ mọc trong bùn dưới nước, chứa hàm lượng tinh bột cao, ăn nhiều không có lợi trong việc kiểm soát lượng đường. Do đó, khuyến cáo chỉ nên ăn củ ấu quá 50gr mỗi ngày.
6. Củ sen
Sen chứa nhiều tinh bột, những người kiểm soát đường huyết kém cần cẩn trọng khi ăn nó. 100gr củ sen chứa khoảng 73 kcal năng lượng. Do đó nếu ăn 100gr củ sen thì nên giảm khẩu phần ăn bình thường lại.
7. Edamame (đậu nành Nhật)
Ảnh: Kobejones
Edamame luộc xóc muối là một món ăn nhẹ thường thấy trong các nhà hàng Nhật và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, do hàm lượng đường của nó quá cao nên đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần phải hạn chế ăn.
Phan Hằng
Những thực phẩm làm tăng nguy cơ phát triển bệnh sỏi thận Củ cải đường, rau bina, khoai lang, khế, bột ca cao... và hầu hết các loại hạt đều giàu chất oxalate, chất này có thể góp phần tăng nguy cơ phát triển sỏi thận. Theo Boldsky, sỏi thận xảy ra khi các chất như canxi oxalate, acid uric và cystine bắt đầu hình thành với lượng lớn trong nước tiểu và không bị...