Những loại hoa trưng Tết mang ý nghĩa may mắn, cát tường
Nhiều loại hoa trưng Tết không chỉ có vẻ đẹp đặc biệt mà còn mang ý nghĩa tốt lành, được cho là có thể đem lại may mắn cho gia chủ khi bày trong nhà dịp năm mới.
Bên cạnh đào, mai, quất… thường được người Việt trưng bày trong nhà dịp Tết Nguyên đán như một biểu tượng của năm mới, rất nhiều loại hoa trưng Tết khác cũng rất được ưa chuộng vì mang ý nghĩa may mắn, tốt lành.
Cành nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân thường được nhuộm với nhiều màu sắc bắt mắt. (Ảnh: Yingshingflower)
Không chỉ nhiều màu sắc, nụ tầm xuân còn có độ bền cao, có thể chơi hàng tháng. Thậm chí, sau Tết, những cành cây này còn nảy mầm mới trông đầy sức sống và đẹp mắt.
Hình dáng những nụ hoa kín cành gợi liên tưởng đến phúc lộc, may mắn. Người Trung Quốc gọi cành nụ tầm xuân là hoa thịnh vượng, ngụ ý cành hoa này mang lại tiề.n bạc và sự giàu có. Vì thế cành nụ tầm xuân là loại hoa trưng tết Đẹp và ý nghĩa mà nhiều người lựa chọn.
Hoa lay ơn
Lay ơn tượng trưng cho những điều may mắn trong năm mới. (Ảnh: Huaeb)
Hoa lay ơn còn có tên gọi là lan kiếm, với ý nghĩa trừ tà, xua đuổi điềm xấu. Thường vào dịp Tết, người Việt hay chọn lay ơn đỏ hoặc vàng vì nó tượng trưng cho những điều may mắn trong năm mới. Nhiều người Việt cũng tin rằng, cắm hoa lay ơn ngày Tết chính là đem lại vượng tài cho gia chủ.
Đối với người Trung Quốc, những bông hoa lay ơn nở dần từ dưới lên trên còn là tượng trưng cho sự vươn lên, vượt qua mọi nghịch cảnh trong cuộc sống. Đó là lý do mà người Trung Quốc cũng thường chọn lay ơn làm loại hoa trưng Tết.
Lan vũ nữ
Lan vũ nữ mang đến không gian sang trọng, kiêu sa. (Ảnh: Sohu)
Không chỉ có màu sắc bắt mắt, giúp không gian trở nên sang trọng, lan vũ nữ còn có độ bền cao, thích hợp làm loại hoa trưng Tết. Theo quan niệm của người Việt, màu vàng của lan vũ nữ đại diện cho sự may mắn và tiề.n tài, vì thế những người kinh doanh rất thích bày loại hoa này.
Đối với người Trung Quốc, mỗi cánh lan vũ nữ được ví như một cô gái đang nhảy múa trong chiếc váy xòe vàng, vì thế nó có ý nghĩa mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.
Địa lan
Địa lan có rất nhiều màu sắc đẹp mắt, thường được bày trong nhà dịp lễ Tết. (Ảnh: Sina)
Địa lan có những bông hoa lớn, nở thành chùm rực rỡ, tươi tắn. Những năm gần đây, người Việt thích bày địa lan trong nhà dịp Tết bởi loại hoa này tượng trưng cho sự uy quyền, may mắn, tài lộc và sức khỏe.
Đối với người Trung Quốc, địa lan không chỉ hấp dẫn bởi vẻ đẹp mãnh liệt, đầy sức sống mà còn mang ý nghĩa thịnh vượng, giúp thu hút tài lộc cho gia chủ, thích hợp để bày trong các dịp lễ hội mùa xuân.
Video đang HOT
Lan hồ điệp có độ bền cao, có thể bày trong nhà 1 tháng. (Ảnh: Shbg)
Lan hồ điệp là loại hoa trưng Tết đẹp rất được chuộng vì có nhiều màu sắc tươi tắn, độ bền cao, mang đến sự sang trọng cho căn nhà. Trong phong thủy, lan hồ điệp là biểu tượng của tình yêu, việc bày lan hồ điệp dịp Tết thường mang ý nghĩa sum vầy, đầm ấm, gắn kết tình cảm gia đình.
Ở Trung Quốc, hoa lan hồ điệp thường được chọn trang trí trong nhà vào những ngày đầu xuân và thường là các màu cơ bản như hồng, đỏ hoặc vàng. Lan hồ điệp màu hồng, đỏ tượng trưng cho mọi sự suôn sẻ, may mắn, còn hoa lan hồ điệp màu vàng tượng trưng cho sự nghiệp kinh doanh phát đạt, thu hút tài lộc.
Hoa thủy tiên – loại hoa trưng Tết đẹp, tinh tế, mang ý nghĩa của sự may mắn, đoàn viên. (Ảnh: Sina)
Bày chậu hoa thủy tiên trong dịp Tết là cách khoe khéo sự tao nhã, tỉ mỉ, kỳ công của người chơi bởi đây là loại hoa không dễ chăm sóc. Thủy tiên có vẻ đẹp ấn tượng với màu hoa trắng, nhị vàng nổi bật và hương thơm.
Theo quan niệm phương Đông, hoa thủy tiên tượng trưng cho những điều tốt đẹp, may mắn, có ý nghĩa cho sự đoàn viên gia đình, vì thế rất thích hợp để bày ở vị trí trang trọng dịp Tết.
Hoa ly
Hoa ly có màu sắc rực rỡ và hương thơm thu hút. (Ảnh: Wapbaike)
Không chỉ gây ấn tượng với những cánh hoa nở to rực rỡ, hoa ly còn rất thu hút với màu sắc và hương thơm ngào ngạt. Một số người e ngại cái tên gợi sự chia ly nên không thích cắm dịp năm mới. Tuy nhiên trong phong thủy, hoa ly tượng trưng cho hạnh phúc vĩnh cửu nên rất thích hợp để sử dụng trong các dịp trang trọng, như lễ Tết, đám cưới.
Đây là loại hoa trưng Tết đẹp và có ý nghĩa mang lại niềm vui, may mắn cho cả gia đình.
Ban thờ tổ tiên của mẹ đảm Hà Nội gây sốt mạng vì bài trí quá có tâm
Hình ảnh ban thờ tổ tiên của chị Thu Ngọc ở Hà Nội khiến cư dân mạng ngưỡng mộ vì sự chăm chút tỉ mỉ, thể hiện cả gu thẩm mỹ và sự thành tâm.
Là giáo viên, công việc giảng dạy bận rộn nhưng mỗi ngày rằm, mùng 1 hay lễ tết, chị Đỗ Thu Ngọc (35 tuổ.i, sống tại Hà Nội) đều dành thời gian chuẩn bị mâm lễ trang trọng dâng lên tổ tiên để cầu bình an, sức khoẻ cho cả gia đình. Ban thờ được chị bài trí tỉ mỉ để vừa đúng lễ nghi truyền thống vừa tuân thủ nguyên tắc phong thủy.
Người phụ nữ Hà thành tâm sự, chị may mắn được sinh ra và làm dâu trong hai gia đình coi trọng truyền thống, được dạy dỗ rất nhiều về tầm quan trọng của việc thờ cúng tổ tiên. Ban thờ đối với chị không chỉ đơn thuần là nơi thực hiện nghi lễ thờ cúng mà còn là nơi kết nối với ông bà, người thân đã khuất. Chính vì thế, chị luôn dành thời gian và tâm huyết để chăm sóc từng chi tiết nhỏ cho không gian này.
"Ngày còn bé mỗi lần bố sắp lễ là mình lại chạy quanh hỏi han đủ thứ. Bố từng bảo mình: 'Con nhìn bố làm để sau này đi lấy chồng còn biết làm nhé'. Đến khi lấy chồng, dù ở riêng nhưng mình vẫn được cha chồng chỉ dạy từng chút một, từ việc quả cau, lá trầu phải xếp thế nào đến lọ hoa, cây nến đặt ở đâu cho đúng. Từ đó mình dần dần biết được cách chuẩn bị thờ cúng sao cho đúng giữ đúng nếp xưa của các cụ", chị Ngọc chia sẻ.
Những mâm lễ bày trí đẹp mắt trên bàn thờ tổ tiên.
Nhìn vào ban thờ của gia đình chị Ngọc, mọi người không khỏi ấn tượng bởi sự khéo léo trong cách bài trí. Các vật dụng như bình hoa, bát hương, nến và chân đèn đều được sắp xếp một cách hài hòa, tạo nên tổng thể trang nhã và thanh tịnh. Mỗi đồ vật đều có ý nghĩa riêng, từ màu sắc đến vị trí đều được cân nhắc kỹ càng để đảm bảo sự cân bằng.
"Ban thờ phải đầy đủ 5 yếu tố Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ, bài trí hài hoà đúng theo lối xưa. Vì muốn kết hợp cả tính thẩm mỹ hiện đại nên mình phá cách một chút trong cách bày biện, trang trí sao cho đẹp, còn lại mọi thứ vẫn theo nếp cũ không thay đổi", chị Ngọc cho biết
Mỗi mùa trong năm, ban thờ tổ tiên của gia đình chị Ngọc lại có diện mạo mới với những loài hoa đặc trưng, như hoa đào, hoa mai dịp Tết Nguyên đán, hoa sen trong mùa hè, hoa cúc vàng khi thu về... Tất cả đều được chị sắp xếp khéo léo, hài hòa và mang đậm nét văn hóa Việt.
Chị Ngọc chia sẻ, mỗi loài hoa mang một ý nghĩa riêng, việc thay đổi hoa theo mùa không chỉ làm cho ban thờ thêm đẹp mà còn thể hiện tấm lòng thành kính với ông bà tổ tiên. Việc trang trí ban thờ không chỉ đơn giản là xếp đặt hoa lá. Chị Ngọc luôn chú trọng đến màu sắc, hình dáng của từng loại hoa, từ đó cân đối, lựa chọn kỹ càng để bày trí sao cho hài hòa với không gian thờ cúng vốn có. Mỗi lần hoàn thành, chị đều cảm nhận rõ niềm vui và sự bình an trong lòng.
"Mình chia thời gian để mua đồ cúng sao cho hợp lý và không ảnh hưởng đến công việc. Hoa mình thường mua trước 1-2 ngày để dưỡng, giúp hoa nở để dâng lễ cho đẹp. Trái cây sẽ mua chiều hôm trước hoặc sáng sớm hôm sau.
Đặc biệt vào những ngày này, xôi, chè, bánh xu xê dâng lễ đều do mình tự tay làm. Bánh xu xê sẽ được làm từ tối hôm trước, còn chè và xôi thì mình dậy sớm nấu. Những công việc này không quá vất vả nhưng tốn thời gian. Có lẽ do làm quen rồi và phân bổ thời gian hợp lý nên mình thấy cũng nhẹ nhàng, không quá khó khăn", cô giáo Hà Nội cho biết.
Chị Ngọc tự tay làm đồ cúng, mua hoa tại chợ đêm để chuẩn bị cho những ngày lễ, Tết.
Những hình ảnh về ban thờ tổ tiên của chị Ngọc được chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội. Nhiều người bày tỏ sự ngưỡng mộ với hoa tay và ý tưởng sáng tạo của chị, cảm thấy được truyền cảm hứng để chăm sóc không gian thờ cúng của gia đình mình
Là người yêu các giá trị truyền thống, khi chia sẻ lên mạng hình ảnh ban thờ nhà mình và những mâm lễ nhỏ mà mình dày công chuẩn bị, chị Ngọc muốn những người trẻ thêm hiểu và yêu các giá trị văn hóa mà cha ông để lại. "Họ có thể thể hiện bằng cách này hay cách khác, nhanh hay chậm, đầy đủ hay chưa đầy đủ, quan trọng là những điều tốt đẹp của tổ tiên luôn được người trẻ giữ gìn, phát huy và tiếp nối", chị bày tỏ.
Cùng xem những cách bài trí ban thờ của chị Ngọc qua những hình ảnh gây sốt mạng xã hội:
Ban thờ ngày Tết với đủ lễ mặn, ngọt, hương hoa nải quả, cầu mong năm mới sung túc, đủ đầy.
Ban thờ cúng ông Công, ông Táo về trời.
Ban thờ ngày rằm tháng Chạp, một bình thược dược đủ màu, cắm kèm mấy cành violet tím kiểu truyền thống.
Chị Ngọc chọn hoa ly màu xanh bơ thật đẹp để dâng lễ.
Mùa sen thì nhất định không thể thiếu hoa sen trong lễ cúng.
Mâm cỗ cúng rằm Trung thu đẹp mắt với tông vàng.
Các món chè xôi và bánh xu xê hầu như ngày rằm, mùng 1 nào chị Ngọc cũng làm.
Hoa thiên điểu cắm ban thờ dâng lễ rất lạ mắt.
Những ngày tháng 7, ban thờ thường có hoa mẫu đơn, loài hoa vừa đẹp vừa bền.
Chị Ngọc chọn sen Super Lotus cho ngày Tết Đoan ngọ.
Hoa sen quan âm dâng hương rất trang trọng. Mâm lễ màu xanh trắng mát mắt với xôi và chè hạt sen.
Chị Ngọc chọn hoa đĩa để dâng hương.
Hoa huệ kết hợp cùng các hoa khác cũng rất đẹp và trang trọng.
Mâm lễ màu hồng nhẹ nhàng.
Mâm lễ màu vàng rực rỡ.
Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng.
Mỗi ngày rằm, mùng 1, chị Ngọc đều chuẩn bị trái cây từ hôm trước để bày biện dâng lễ.
Mẹ Hà Nội từng tiêu Tết hết 130 triệu nhưng chưa bao giờ mua đào, quất và sẽ không bao giờ chi cho khoản này! Đào, quất hay cây cảnh chơi Tết chưa bao giờ nằm trong kế hoạch chi tiêu Tết của bà mẹ này. Việc mua sắm cây cối để trang trí nhà cửa ngày Tết là một phần của truyền thống văn hóa Việt Nam, giúp không gian sống thêm phần sinh động và tươi mới, đồng thời mang lại không khí của một năm...