Những loại hoa có độc cần lưu ý khi bày dịp Tết
Hoa cúc, lan chuông, cẩm tú cầu, đỗ quyên là 4 loài hoa có chứa thành phần độc tố, nên lưu ý khi chưng trong nhà.
Hoa cúc
Hoa cúc là loài hoa quen thuộc với nhiều người dân trên thế giới, cũng là loài hoa phổ biến trong văn hóa người Việt. Ngày nay, loài hoa này được lai tạo nên có rất nhiều màu sắc, kiểu dáng. Cúc vàng đại đóa ngoài màu vàng rực rỡ còn có các màu trắng, tím, hồng… Đặc biệt, nhóm cúc chi (có nhiều cành nhỏ hoặc cúc chùm) được mọi người yêu thích bởi sự mềm mại và màu sắc rất phong phú.
Dính nhựa của hoa cúc có thể gây dị ứng da.
Trong phong thủy, hoa cúc có ý nghĩa tượng trưng cho sự trường thọ, trợ giúp ổn định khí trường từ trường và tăng thêm phần phúc thọ trong gia đình. Tuy nhiên, dính nhựa loài cây này khiến bạn bị ngứa ngáy và dị ứng.
Hoa Lan chuông
Hoa Lan chuông hay còn gọi là hoa Linh lan, là loài hoa có hình chuông, màu trắng (ít khi hồng), có mùi thơm ngọt. Đây là một loại cây cảnh trồng phổ biến trong vườn. Tuy nhiên, loài hoa này thực chất chứa độc tố trên toàn bộ thân cây.
Vô tình nuốt phải một ít hoa lan chuông sẽ bị buồn nôn, tiêu chảy, nặng thì co giật.
Theo các chuyên gia, nuốt phải một ít hoa này có thể sẽ thấy buồn nôn, đau miệng, đau bụng, tiêu chảy và co giật, nhịp tim có thể bị chậm lại hoặc rối loạn. Trong trường hợp đó cần được đưa ngay tới cơ sở y tế để rửa ruột hoặc uống than hoạt tính để giải độc. Trường hợp nặng, cần dùng thuốc để điều hòa nhịp tim.
Hoa cẩm tú cầu
Hoa cẩm tú cầu còn gọi là dương tú cầu, hay tử dương, mọc nhiều ở Đông Á. Loài hoa này có lá to, hoa mọc thành chùm ở đầu cành, hoa màu hồng, trắng, tím rất đẹp. Tại Việt Nam, cẩm tú cầu được trồng nhiều ở Đà Lạt. Tuy nhiên, cả lá và hoa của cây này đều có độc tố.
Video đang HOT
Hạt phấn nhỏ trên do hoa cẩm tú cầu phát tán sẽ làm da nhạy cảm bị dị ứng.
Trong lịch sử, nữ hoàng Cleopatra đã từng ép người hầu tự tử bằng cách ăn cẩm tú cầu.
Nếu sơ ý ăn phải độc tố này có thể lập tức bị ngứa ngáy, nôn ói, đổ mồ hôi và đau bụng dữ dội. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu.
Ngoài ra, những hạt phấn nhỏ do hoa cẩm tú cầu phát tán ra sẽ làm cho da nhạy cảm của nhiều người bị dị ứng. Chính vì thế, cần lưu ý khi mua loài hoa này về nhà cắm, đặc biệt nếu nhà có trẻ nhỏ.
Hoa đỗ quyên
Hoa đỗ quyên được nhiều người chọn để chưng trong nhà khi dịp Tết đến vì vẻ đẹp của nó. Tuy nhiên, lá và mật hoa của loài cây này rất độc. Nếu nuốt phải, miệng sẽ bị bỏng rát, sùi bọt mép, nôn, tiêu chảy và ngứa râm ran trên da. Sau đó bạn có thể là đau đầu, mỏi cơ và giảm thị lực. Tệ hơn nữa là rối loạn nhịp tim, hôn mê và co giật.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Những loại cây có độc tính cao bạn cần biết
Nhiều loại cây trong vườn và mọc quanh ta có độc tính cao. Ngay cả một liều nhỏ cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Anh: Shutterstock
Sau đây là một số loại cây thường gặp:
Loa kèn
Toàn bộ cây loa kèn rất độc. Nó có thể gây khô miệng, tim đập nhanh cũng như rối loạn thị giác và lời nói; nếu quá mức có thể gây tử vong do tê liệt hô hấp, theo Archy Worldys.
Cẩm tú cầu
Cả lá và hoa cẩm tú cầu đều có chứa độc tố.
Nếu ăn phải độc tố này có thể lập tức bị ngứa ngáy, nôn ói, đổ mồ hôi và đau bụng dữ dội. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu.
Hoa linh lan
Khi được sử dụng quá mức, các độc tố có trong hoa linh lan sẽ gây ra chứng loạn nhịp tim và ngừng tim. Tất cả các bộ phận của cây đều rất độc, theo Archy Worldys.
Hoa rum
Lá và củ của hoa rum có chứa nhiều chất độc đường ruột. Nếu ăn phải sẽ bị ngộ độc, ói mửa, bỏng miệng, tê lưỡi, sưng bề mặt niêm mạc.
Vạn niên thanh
Chất độc từ cây vạn niên thanh có thể gây kích ứng da và bỏng đôi mắt. Ăn vào sẽ gây rối loạn nhịp tim, chóng mặt và tê liệt. Ba đến bốn gram lá vạn niên thanh có thể gây tử vong cho người lớn.
Hoa tử đằng
Hạt hoa tử đằng rất độc. Nếu ăn phải sẽ bị trúng độc, nôn nói, chuột rút và tiêu chảy.
Cây trúc đào vàng
Ngay cả một vài hạt của cây trúc đào vàng cũng gây chết người. Lá, chồi và nước trái cây có độc tính cao. Chúng chứa glycoside, làm chậm nhịp tim cho đến khi dừng lại hoàn toàn.
Cây chuỗi vàng (Kim tước)
Trong công viên và vườn hoa thường có nhiều cây chuỗi vàng. Trẻ em nuốt 15 - 20 hạt có thể chết vì chúng đặc biệt độc hại. Cơ thể hấp thụ chất độc từ từ. Đó là lý do tại sao có thể giải độc nhanh chóng bằng cách nôn, theo Archy Worldys.
Muồng hoàng yến
Cả hoa, lá, quả và hạt muồng hoàng yến đều có chất độc, nếu ăn phải sẽ gây ngộ độc.
Hoa dạ hương
Nếu ngửi quá nhiều và quá lâu mùi hoa dạ hương sẽ bị chóng mặt hoa mắt, khó chịu, thậm chí còn làm cho người bệnh cao huyết áp và tim trở nên nghiêm trọng hơn.
Tiếp xúc với hoa quá lâu sẽ làm cho tóc bị rụng nhanh.
Lá nguyệt quế
Lá này chứa độc tố gây hại cho sức khỏe, dẫn đến các hiện tượng như khó thở, buồn nôn, phát ban, nổi mụn, nôn mửa, tê liệt hoặc gây hôn mê, theo Archy Worldys.
Cây độc cần (hoa cần nước)
Cả độc cần nước và độc cần đốm đều có độc tính cao. Các chất gây chết người được chứa trong tất cả các bộ phận của cây. Nó gây tê liệt hô hấp.
Hoa thủy tiên
Nếu ăn phải loài hoa này, có thể bị tê liệt, phát ban đỏ hoặc lở loét trên da.
Theo thanhnien
Ca sĩ Hương Tràm nổi mẩn đỏ khắp người vì dị ứng cấp tính Nữ ca sĩ vào viện trong tình trạng cơ thể mẩn ngứa, nổi từng mảng đỏ từ cổ xuống đến tay chân. Đại diện của Hương Tràm chia sẻ cô bị dị ứng từ giao thừa năm 2019 khi ra Hà Nội để tập luyện cùng ban nhạc. Ban đầu chỉ ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ, nữ ca sĩ nghĩ mức độ...