Những loài động vật có thể lớn tới đâu?
Trong thiên nhiên có rất nhiều loài động vật to nhỏ khác nhau, câu hỏi đặt ra rằng vậy động vật có thể lớn tới đâu?
Các nhà nghiên cứu kết luật loài động vật, đặc biệt ở trên cạn thường bị hạn chế về mặt kích thước do tác động của định luật về tương quan sinh trưởng và mức độ dồi dào của tài nguyên. Thế nhưng, vẫn không ai biết được những loại động vật trong thế giới tự nhiên có thể lớn tới đâu.
Điểm danh các loài động vật lớn nhất trong tự nhiên từng tồn tại.
Động vật có thể lớn tới mức nào?
Nhiều phán đoán cho rằng, động vật lớn nhất từng bước trên Trái đất khả năng là khủng long Argentinosaurus, loài vật thuộc chi titanosaur nặng 70 tấn. Hiện nay, loài vật nặng nhất thế giới trên đất liền là voi châu Phi còn có tên gọi khác là Loxodonta, nặng chưa tới 6 tấn.
Tuy nhiên, khi xếp cạnh cá voi xanh, cả khủng long và voi châu Phi đều không đủ sức “tranh tài”. Bởi lẽ, cá voi xanh có cân nặng trung bình 150 tấn, có thể là động vật nặng nhất từng sống trên hành tinh. Trước câu hỏi “Động vật có thể lớn tới mức nào?”, ông Geerat Vermeij – giáo sư địa sinh và cổ sinh vật học ở Đại học California chia sẻ rằng ông không chắc chắn về câu trả lời vì kích thước phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Cá voi xanh có cân nặng trung bình khoảng 150 tấn.
Felisa Smith – giáo sư cổ sinh thái học ở Đại học New Mexico đã sử dụng tới định luật bình phương – lập phương để lí giải cho việc động vật có thể lớn tới đâu? Theo đó, khi một động vật tăng về kích thước, thể tích của nó sẽ phát triển nhanh hơn diện tích bề mặt. Vì vậy động vật càng lớn càng cần chi to để chống đỡ trọng lượng.
Nếu tăng kích thước của một con voi gấp vài lần, định luật bình phương – lập phương chỉ ra nó sẽ ngã quỵ do các chi không phát triển tương xứng với khối lượng. Cách duy nhất để con voi siêu khổng lồ đứng vững là sở hữu những chiếc chân lớn tương xứng. Tuy nhiên, nếu con voi có trọng lượng 120 tấn, phần chân sẽ trở nên cồng kềnh đến mức phi thực tế.
Video đang HOT
Động vật trong môi trường trù phú có thể đạt kích thước tối đa
Một trong số những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của kích thước động vật phải kể tới mức độ dồi dào của tài nguyên. Động vật sống trong môi trường trù phú với thức ăn chất lượng cao sẽ là điều kiện rất thuận lợi để chúng có thể đạt kích thước cơ thể tối đa.
Theo Jordan Okie, nhà sinh vật học ở Đại học Arizona cho biết cá voi, voi và nhiều động vật lớn khác có xu hướng sống trong môi trường giàu dưỡng chất. Nhu cầu về dưỡng chất cũng giải thích tại sao thằn lằn như titanosaur lớn hơn nhiều so với động vật có vú lớn nhất trên cạn. Động vật có vú thường có đặc điểm máu nóng, trao đổi chất nhanh hơn do đó chúng cần hấp thụ lượng thức ăn lớn gấp 10 lần thằn lằn để phát triển kích thước cơ thể.
Voi hấp thu dưỡng chất rất tốt.
Lẽ thông thường cá voi xanh là động vật có vú, máu nóng nên sẽ được xếp vào danh sách động vật có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, người ta rất bất ngờ bởi những con cá voi xanh thường có cân nặng khoảng 150 tấn. – trường hợp ngoại lệ đối với những quy tắc trên.
Thành công vượt trội này của cá voi xanh nhờ vào môi trường sống đặc biệt của nó. Động vật lớn ở biển có thể tận dụng lực nổi để tăng kích thước mà không gây áp lực cho cơ bắp và bộ xương. Jordan Okie, nhà sinh vật học tại Đại học Arizona (Mỹ) giải thích, động vật dưới nước ít bị giới hạn hơn bởi ràng buộc cơ sinh học.
Đại dương cũng cung cấp tài nguyên dồi dào, giàu dưỡng chất cho chúng phát triển. Jordan Okie còn cho biết thêm, sự lợi hại của quá trình tiến hóa nhờ tấm sừng hàm đã cho phép cá voi tiêu thụ sinh vật phù du đủ hiệu quả để hỗ trợ kích thước khổng lồ của chúng.
Điểm danh những loài động vật có trái tim kỳ lạ nhất thế giới
Những loài động vật có trái tim kỳ lạ nhất thế giới sở hữu nhiều nét đặc trưng, từ kích thước, hình dáng cho đến tập tính sinh sống.
Thế giới động vật ẩn chứa nhiều điều thú vị và thông tin về những loài động vật có trái tim kỳ lạ nhất thế giới cũng nằm trong số đó. Do có kích thước cơ thể cùng nhiều đặc điểm cấu tạo khác nhau nên trái tim của mỗi loài động sẽ hình thành kiểu dáng lẫn đặc trưng riêng biệt.
Bạch tuộc và mực
Mực và bạch tuộc là loài động vật hiếm hoi sở hữu tới ba quả tim trong một cơ thể. Để duy trì hô hấp, mực và bạch tuộc sử dụng hai quả tim ở hai bên cơ thể để bơm oxy qua mạch máu. Trong khi đó, quả tim trung tâm sẽ vận chuyển oxy đến các cơ quan còn lại.
Bạch tuộc có vòng đời tương đối ngắn, có loài chỉ sống được 6 tháng. Vấn đề sinh sản được cho là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự ngắn ngủi trong vòng đời của loài động vật này.
Bạch tuộc và mực có đến 3 quả tim.
Loài ếch
Đa số ở các loài động vật, trái tim có nhiệm vụ lấy máu từ cơ thể đưa đến phổi để lấy oxy và cung cấp cho cơ quan khác. Hay như ở người, máu oxy và máu khử oxy được chứa trong các ngăn riêng biệt. Nhưng ở ếch, oxy không chỉ lấy từ phổi mà còn có ở da. Máu được oxy hóa tách biệt với máu đã khử oxy trong cùng một ngăn.
Kỳ lạ hơn là trái tim của loài ếch có thể đông lạnh. Tim của ếch gỗ hoàn toàn ngừng đập khi ếch bị đóng băng trong quá trình ngủ đông.
Loài gián
Trong số 4.600 loài gián có khoảng 30 loài sống trong môi trường gần con người. Khoảng bốn loài gián được biết đến là loài gây hại. Trái tim ở gián không cánh thường nhỏ hơn những con gián biết bay và trái tim của chúng đập với tốc độ tương tự trái tim của con người.
Gián có một hệ tuần hoàn mở, có nghĩa là máu của nó không chứa đầy các mạch máu. Trái tim của gián cũng không tự đập. Cơ bắp trong khoang sẽ mở rộng và co lại để giúp tim gửi hemolymph đến phần còn lại của cơ thể.
Cá voi
Trái tim của cá voi xanh giữ kỷ lục lớn nhất trong giới động vật sống ngày nay, có kích thước bằng một chiếc ô tô nhỏ và nặng khoảng 430 pound (430kg). Cũng giống như các loài động vật có vú khác, tim của cá voi có bốn ngăn. Khi lặn sâu xuống đại dương, nhịp tim của chúng chậm lại, chỉ còn 4 nhịp/phút.
Cá voi xanh vượt trội về kích thước so với một số sinh vật đã biến mất như khủng long. Một trong những chi khủng long lớn nhất trong Đại Trung Sinh là Argentinosaurus, nặng đến 90 tấn nhưng chỉ bằng với kích thước cá voi xanh trung bình.
Trái tim cá voi có trọng lượng rất lớn.
Giun đất
Giun đất là loài động vật không có trái tim. Thay vào đó, loài giun này có năm phần giả bọc quanh thực quản hỗ trợ thúc đẩy mạch máu lưu thông, nuôi sống cơ thể.
Chúng cũng không có phổi và hấp thụ oxy qua lớp da ẩm. Ngoài ra, giun đất còn có khả năng tái tạo phân đoạn bị mất. Tuy nhiên, khả năng này phụ thuộc vào từng loài riêng biệt.
Cá ngựa vằn
Cá ngựa vằn cũng là loài động vật có trái tim độc đáo. Ngoài một tâm nhĩ và một tâm thất, chúng còn có hai cấu trúc chưa từng thấy ở người đó là xoang tĩnh mạch (là một túi nằm phía trước tâm nhĩ) và ống động mạch (là một ống nằm ngay sau tâm thất).
Do mang cá rất mỏng manh và có thể bị hỏng nếu huyết áp quá cao nên trái tim của cá ngựa vằn được cấu tạo theo hình thức đặc biệt. Bên cạnh đó, tim cá ngựa vằn có thể tái sinh. Khi chúng bị tổn thương tim, cơ thể sẽ tái tạo một quả mới để thay thế.
Cách nuôi dạy con đặc biệt của 10 loài động vật Các loài động vật dưới đây có những cách nuôi dạy con cái hết sức đặc biệt. Sự nuôi dưỡng chặt chẽ liên tục trong những năm đầu đời của một đứa trẻ là điều quan trọng để trở thành một người lớn đầy đủ chức năng. Đười ươi con dành hai năm đầu hoàn toàn gắn bó với mẹ, phụ thuộc vào...