Những loại củ mọc mầm tuyệt đối không nên ăn
Với giá thành rẻ, chứa nhiều chất dinh dưỡng, lành tính, từ lâu đỗ lạc, khoai đã trở thành món ăn quen thuộc trong bữa ăn của người Việt.
Ảnh minh họa.
Các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn những hạt lạc đã mọc nấm mốc hoặc nảy mầm bởi khi đó trên hạt lạc có rất nhiều vi khuẩn gây độc hại. Theo nghiên cứu cho biết, tính đến thời điểm hiện tại các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều độc tố phát sinh từ hạt lạc đã nảy mầm trong đó phải kể đến nhiều nhất đó là hoàng khúc – đây là sản phẩm của một loại nấm mốc.
Loại nấm mốc này thường phát triển thuận lợi ở điều kiện ẩm thấp (khoảng 85%) và duy trì ở nhiệt độ khoảng từ 30-38 độ C. Nếu động vật hay con người ăn phải những hạt này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, hệ tiêu hóa hoặc nguy hiểm hơn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Một thống kê tại Anh cho biết vào năm 1960 tại miền đông nước này đã có khoảng 10 vạn con gà chết cho ăn phải những hạt lạc mọc mầm và nấm mốc. Sau một thời gian các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên khỉ và cho kết luận rằng rất nhiều khỉ đã được chẩn đoán ung thư gan.
Các nhà khoa học khuyến cáo việc ăn những hạt lạc mọc mần hay nấm mốc hàm lượng chất dinh dưỡng giảm đi rất nhiều và thay vào đó là hàm lượng độc tố tăng cao. Chính vì vậy để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình cũng như tránh được nguy cơ mắc bệnh mọi người nên lựa chọn những loại đậu phộng tươi, hạt mảy, tránh ăn những hạt lạc nép, lạc mốc, lạc đã nảy mầm.
Bên cạnh ăn lạc nảy mầm thì một số loại củ – quả nảy mầm khác nếu chúng ta ăn phải cũng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư hay ngộ độc như:
- Khoai tây đã mọc mầm. Đối với những củ khoai tây đã mọc mầm chứa hàm lượng glycoalkaloid rất lớn. Nếu chúng ta ăn phải những củ khoai tây mọc mầm hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng bởi những chất độc hại có trong mầm khoai sẽ tấn công hệ thần kinh bằng việc tham gia vào điều tiết acetylcholine – một chất hóa học có khả năng kiểm soát các xung thần kinh. Các bác sỹ khuyến cáo không nên ăn những củ khoai tây đã mọc mầm hay những củ khoai tây có màu xanh sậm để đảm bảo sức khỏe.
- Khoai lang mọc mầm. Tương tự như khoai tây, các nhà khoa học cũng khuyến cáo để đảm bảo an toàn mọi người cũng không nên ăn những củ khoai lang đã mọc mầm bởi nguy cơ mắc các bệnh như UT gan hay ung thư dạ dày khi ăn loại củ mọc mầm này là rất lớn.
Video đang HOT
- Hành, tỏi, gừng, nghệ… đã mọc mầm. Đây là những gia vị không thể thiếu trong nhà bếp của chúng ta. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết tuyệt đối không được ăn những loại gia vị này khi chúng đã mọc mầm hoặc có dấu hiệu héo hay hư hỏng.
Theo infonet
Chuyên gia chỉ ra những lưu ý khi ăn khoai tây, nếu không tuân thủ có thể mất mạng
Chuyên gia chỉ ra những lưu ý khi ăn khoai tây, nếu không tuân thủ có thể mất mạng
Khoai tây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuy nhiên khi đã mọc mầm nó lại chứa chất solanin, gây ngộ độc thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng.
Nhiều gia đình thường có thói quen tích trữ khoai tây gây mọc mầm - Ảnh: Minh họa
Tại sao ăn khoai tây mọc mầm lại có hại?
Một số gia đình thường có thói quen mua nhiều khoai tây về để gầm giường, gầm cầu thang... ăn dần, khiến nhiều củ khoai tây bị mọc mầm, ăn vào sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh (viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết, khoai tây mọc mầm cực kỳ độc hại có thể gây chết người, bởi nó sinh ra độc để bảo vệ cây non khỏi bị sâu bọ ăn.
Theo TS. Thịnh, trong khoai tây mọc mầm có chứa nhiều chất solanine. Đây được coi như một dạng chất kháng sinh của thực vật với lượng chất độc acid cyanic lớn. Nếu khoai tây được bảo quản ở nơi có ánh sáng, nhiệt độ cao, phù hợp sẽ nảy mầm.
Trong khoai tây nảy mầm sẽ có một lượng solanine ở chân mầm và lớp vỏ xanh bên ngoài. Khi ăn khoai tây mọc mầm sẽ bị đau bụng, tiêu chảy thậm chí là sốt, sốc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể, thậm chí gây tử vong.
Về các loại rau, củ mọc mầm, PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, một số loại rau mầm có giá trị dinh dưỡng gấp đôi thậm chí là nhiều hơn hẳn so với rau thường. Tuy nhiên, có một số loại cây mọc mầm lại tạo nên độc tố, cực độc. Chính vì vậy, chúng ta nên cảnh giác khi ăn cây mọc mầm, nếu không nó sẽ gây nên những tác hại rất lớn.
Ăn khoai tây mọc mầm có thể gây tử vong - Ảnh: Minh họa
Triệu chứng ngộ độc khi ăn khoai tây mọc mầm
Nếu ăn ít, solanine và alpha-chaconine trong khoai tây gây ra những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy.
Nếu ăn nhiều, các triệu chứng sẽ trầm trọng và đau đớn hơn. Ngoài ra, bạn sẽ gặp các vấn đề nghiêm trọng về thần kinh cùng với các trục trặc về tiêu hóa như: Mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, chậm chạp,...
Thời gian phục hồi sau ngộ độc khoai tây phụ thuộc vào số lượng alkaloid cũng như mức độ điều trị và trợ giúp y tế. Các triệu chứng ngộ độc khoai tây có thể kéo dài 1-3 ngày. Có người phải nằm viện, thậm chí tử vong do ngộ độc khoai tây cũng đã được ghi nhận, mặc dù rất hiếm.
Cách tránh ngộ độc khoai tây
Ngộ độc khoai tây có thể tránh được một cách dễ dàng bằng lưu trữ đúng cách, ăn sớm ngay sau khi đã mua, gọt vỏ và bỏ mầm xanh. Không nên ăn khoai tây đã mềm nhũn, cũ và mọc mầm.
Nên chọn khoai còn rắn, chắc tay, không có mầm khi mua tại chợ, siêu thị.
Khoai tây mọc mầm nhờ sự ấm áp, độ ẩm và ánh sáng. Vì vậy, bạn nên cất khoai chưa rửa ở nơi mát, tối, khô ráo nếu chưa thể ăn ngay.
Cho khoai tây vào thùng thoáng khí và không bị ẩm.
Cách nấu khoai tây cũng quyết định đến nồng độ của solanine và chaconine-alpha. Cách tốt nhất để làm giảm các chất độc này là chiên ở nhiệt độ cao (170 độ C).
Nếu bạn vô tình ăn phải khoai tây chứa chất độc, hãy đến bệnh viện ngay lập tức để được thăm khám và cấp cứu kịp thời.
Quỳnh Chi
Theo ĐSPL
Những thực phẩm gây hại sức khỏe nếu dùng sai cách Nướng thực phẩm ở nhiệt độ cao, uống quá nhiều sữa, ăn mật ong chưa được tiệt trùng hay sử dụng khoai tây mọc mầm... là những cách sử dụng đồ ăn dễ gây hại. Nướng thịt và hải sản dưới nền nhiệt độ cao: Nướng thịt lợn, bò, gà và hải sản ở nhiệt độ cao làm protein trong thịt thay đổi,...