Những loài côn trùng nhỏ bé nhưng ‘có võ’ nguy hiểm khó lường
Chúng ta thường chủ quan và lơ là cảnh giác đối với những loài côn trùng bé nhỏ mà không biết rằng, nhiều loài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng con người nếu chúng ta không cẩn thận.
Kiến lửa là loài côn trùng vô cùng quen thuộc với chúng ta. Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng vết cắn của chúng gây cảm giác nhói buốt dai dẳng rất khó chịu.
Nọc của một số loài kiến lửa có thể gây ra những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, thở gấp hay sốc…, phụ thuộc vào hệ miễn dịch của người bị đốt.
Sâu róm có thể khiến những người nhìn thấy nó phải rùng mình vì cơ thể đầy lông. Sâu róm là ấu trùng của bướm. Chúng không đốt người, nhưng lông gai của hầu hết các loài sâu róm tiết ra chất làm ngứa rát da khi con người chạm phải.
Lông gai của một số loài có thể gây đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, đi kèm với việc mề đay mẩn ngứa do dị ứng. Các nốt xuất huyết có thể xuất hiện trong vòng 2-3 giờ và trong nhiều ngày. Những triệu chứng khác gồm sưng hạch, nhức đầu, sốt, hạ huyết áp và co giật, diễn tiến nặng có thể tử vong.
Bọ chét, rận, ve chó có kích thước rất nhỏ. Những loài côn trùng nhỏ này có thể sống trong bụi rậm hoặc trên cơ thể nhiều loài vật nuôi như chó, mèo. Vết đốt của chúng không chỉ gây đau nhói, sưng hay dị ứng mà còn có thể gây cho người bệnh sốt mẩn đỏ.
Bọ chét chuột còn là vật trung gian truyền bệnh hạch, từng gây nên dịch làm chết hàng chục triệu người ở châu Âu.
Video đang HOT
Dù nhện ở Việt Nam không độc như giống loài của chúng sinh sống tại Châu Âu, nhưng vết đốt của loài côn trùng này thường làm da phồng lên, đỏ và nhức. Đôi khi gây chóng mặt, sốt.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng vô cùng sợ hãi với 8 chiếc chân gớm ghiếc của chúng. Khi bị nhện đốt cần rửa sạch chỗ bị đốt bằng xà phòng và chườm nước đá. Nếu cần thiết có thể uống aspirin theo chỉ định của bác sĩ.
Bọ cạp là một loài động vật rất quen thuộc đối với chúng ta, đặc biệt là những ai sống ở khu vực nông thôn, cạnh đồi núi. Ở Việt Nam có hai loài bọ cap phổ biến là bọ cạp đen và bọ cạp nâu.
Những vết đốt bằng ngòi chích ở đuôi của các loài bọ cạp này giống như vết ong đốt, gây sưng phồng, đỏ và đau nhức, đôi khi còn bị bầm tím. Đôi khi nạn nhân chỉ cảm thấy hơi ngứa rát ở chỗ bị chích nhưng sau đó bị chóng mặt, đổ mồ hôi chảy nước mắt, nước mũi, buồn nôn, cứng chân tay. Một số trường hợp hạn hữu, nọc bọ cạp có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng.
Bọ xít hút máu còn được gọi là “bọ hôn”, chúng có thể truyền ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi vào cơ thể người qua những vết đốt, gây nên bệnh ngủ chaga.
Mắc căn bệnh nguy hiểm này, nạn nhân sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ và mất khả năng miễn dịch. Khi trở thành mãn tính, bệnh có thể gây nghẽn mạch máu dẫn đến tử vong.
Ruồi trâu có tên khoa học là Tabanidae. Là 1 họ thuộc bộ 2 cánh Diptera. Hiện nay trên trái đất có rất nhiều họ ruồi trâu đang sinh sống. Chúng thường đốt và và hút máu gia súc nhưng cũng không tha cho cả con người.
Vết đốt của ruồi trâu gây đau nhức dai dẳng, có thể kéo dài nhiều ngày và sinh ra những biến chứng khác như sốt cao, co giật, hôn mê.
Sơ cứu và xử trí khi rách giác mạc
Rách giác mạc hay còn gọi là trầy xước biểu mô giác mô, do dị vật làm tổn thương lớp giác mạc của mắt khiến thị lực bị giảm sút, đau nhức khó chịu.
Dị vật ở đây rất đa dạng có thể là những vật có kích thước nhỏ như bụi, cát, đến những vật lớn hơn như thủy tinh, côn trùng...
Giác mạc có thể bị tổn thương ở mọi lứa tuổi, trong tất cả các hoạt động hằng ngày như vận động ngoài trời, chơi thể thao hay lúc làm việc.
Rách giác mạc nếu không được xử trí và điều trị đúng cách có thể gây các bệnh về mắt khác như loét giác mạc, sẹo giác mạc và giảm thị lực vĩnh viễn.
Những nguyên nhân thường gặp dẫn đến rách giác mạc
Giác mạc là một bộ phận trong suốt ngoài cùng của mắt có nhiệm vụ bảo vệ các thành phần bên trong của nhãn cầu, cùng với thủy tinh thể và đồng tử hội tụ ánh sáng giúp mắt nhìn thấy được các vật. Giác mạc mỏng và nằm ngoài cùng nên rất dễ bị tổn thương.
Rách giác mạc hầu hết được gây ra do dị vật bám vào và gây nên các vết trầy xước. Người bệnh có thể bị rách giác mạc do: móng tay, bút hay cọ trang điểm, tập giấy quẹt vào mắt, dụi mắt quá mạnh; dính phải bụi bẩn, cát, mùn cưa, tro hoặc một số vật lạ vào mắt; hóa chất hoặc các chất tẩy rửa trong sinh hoạt hàng ngày bay vào mắt; mang kính áp tròng trong một thời gian lâu hoặc kính áp tròng bẩn; không mang kính bảo hộ khi tham gia thể thao hoặc các hoạt động có nguy cơ cao; tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá.
Khi bị chấn thương mắt, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được xử trí kịp thời.
Triệu chứng rách giác mạc
Khi dị vật bám vào giác mạc, người bệnh thường cảm thấy cộm bên trong mắt, khó mở mắt. Mắt sung huyết trở nên đỏ và đau, nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ tạm thời.
Khi dị vật đã gây rách giác mạc, người bệnh phải đối mặt với những triệu chứng nặng nề hơn như: đỏ mắt nhiều hơn kèm chảy nước mắt, đau rát ở mắt.
Điều trị khi bị rách giác mạc
Chấn thương rách giác mạc là một trong những tổn thương nặng của mắt. Do đó việc xử lý khâu giác mạc và điều trị sau đó đòi hỏi phải hết sức tích cực, chặt chẽ, kỹ lưỡng. Việc xử trí rách giác mạc nếu không tốt sẽ dẫn đến hậu quả xấu mà cụ thể là thị lực có thể mất hoàn toàn. Sự hồi phục của mắt có thể phụ thuộc vào vị trí vết rách, mức độ, nguyên nhân vết rách... Tất cả các yếu tố trên làm cho việc nhận định vết thương rách giác mạc trở nên khó khăn.
Nếu mắt của bệnh nhân vẫn còn bị đỏ dù vết rách giác mạc đã lành có thể do nguyên nhân tổn thương viêm giác mạc mắt vẫn còn. Ngoài ra còn vì rách giác mạc thường kèm theo nhiều tổn thương nội nhãn khác nên gây đỏ mắt.
Đối với chấn thương đụng giập gây ra các tổn thương cho mắt và các bộ phận quanh mắt như tụ máu, bầm mi mắt, hốc mắt, chảy máu trong mắt (xuất huyết kết mạc, xuất huyết tiền phòng, pha lê thể, võng mạc...); tổn thương các tổ chức của mắt như thể thủy tinh, võng mạc, thần kinh thị... cần xử trí đúng bằng cách sử dụng băng che mắt lại rồi đến cơ sở chuyên khoa mắt gần nhất để được khám và điều trị.
Trong trường hợp chấn thương xuyên thủng, đây có thể được xem là nguyên nhân gây ra rách giác mạc và chảy máu nhiều. Vì vậy điều đầu tiên cần phải cầm máu ngay, có thể sử dụng kháng sinh nhỏ mắt thông dụng như chloramphenicol. Tra pomade kháng sinh và băng mắt lại, sau đó đến ngay cơ sở chuyên khoa mắt để được khâu và điều trị vết thương do rách giác mạc.
Thường vết rách giác mạc sau khi khâu sẽ lành sau khoảng 1 tháng. Tuy nhiên, giác mạc sau đó có thể ổn định lành sẹo nhưng cũng có thể viêm giác mạc mắt tái phát hoặc tiến tới loạn dưỡng giác mạc làm thị lực giảm trầm trọng. Do đó bệnh nhân cần phải tiếp tục theo dõi điều trị để kịp thời xử lý những biến chứng có thể xảy ra.
Những việc cần làm khi bị rách giác mạc
Rách giác mạc hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng thái độ và cách sơ cứu đúng khi bị dị vật bay vào mắt. Khi cảm nhận có vật lạ bay vào mắt, người bệnh thường có xu hướng đưa tay dụi mắt. Tuy nhiên, việc làm này không những không lấy được dị vật mà còn làm rách giác mạc.
Thay vào đó, cần thực hiện các cách sau để bảo vệ giác mạc: nhấp nháy mắt nhiều lần trong nước sạch để các bụi bẩn trôi ra ngoài. Kéo mi mắt trên xuống dưới để lông mi của mi mắt dưới có thể chải đi các dị vật. Rửa mắt bằng nước muối sinh lý hoăc nước sạch giúp rửa trôi dị vật ra ngoài. Nếu dị vật vẫn còn trong mắt, tuyệt đối không cố gắng gắp dị vật ra mà hãy đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa mắt xử trí.
Nếu sau khi sơ cứu mắt đã đỡ cộm, đỡ đau thì tra ngay thuốc mỡ dành cho mắt sau đó băng kín mắt lại. Mục đích của việc dùng kháng sinh mỡ để làm liền vết xước giác mạc, thuốc không bị trôi đi. Nếu bị xước nhẹ, chỉ cần băng mắt một đêm, sáng hôm sau mắt đã dễ chịu hơn.
Tuy nhiên nếu tra thuốc mỡ, băng mắt lại mà không thấy dịu hơn, mắt vẫn khó mở, đau rát, chảy nước mắt giàn giụa, nhạy cảm với ánh sáng, đau chói thì phải đến các cơ sở y tế khám. Vì khi đó, thương tổn có thể không chỉ đơn giản là xước giác mạc mà còn có chấn thương sâu, nặng hơn.
Lưu ý: Sử dụng bất cứ thuốc gì tra hay nhỏ mắt cần theo chỉ định của bác sĩ.
Chagas disease, căn bệnh do bọ xít hút máu có từ thời cổ đại Một trong những căn bệnh lây lan do côn trùng gây ra có từ thời cổ đại ít được nhắc đến là bệnh chagas, thủ phạm là đơn bào trypanosoma cruzi (T. cruzi) được bọ xít hút máu truyền cho người khỏe mạnh. Xác ướp "chứa đầy châu chấu" Trong danh sách top 10 phát hiện cổ xưa khiến người hiện đại không...