Những loại cây dây leo không cần hoa, trồng ban công tốt ngang máy lọc không khí
Thay vì những giàn bắn mái tôn, kính rất nắng nóng trong những ngày hè thì những giàn cây vừa xanh mát vừa thanh lọc không khí.
Cây cúc tần Ấn Độ
Cây cúc tần Ấn Độ còn có nhiều tên gọi khác như: cây mành trúc, dây đọi tên, cây bạc đầu, cây có nguồn gốc từ ấn độ. Cây có thân xanh, màu xanh lá cây, trên thân cây có bao phủ một lớp long mịn xám, khi về già thì cây chuyển sang màu nâu với thân cây nhiều cành nhánh, thân cây khá mềm mại và có thể leo lên cao và rất dễ dàng uốn nắng.
Lá cây cúc tần Ấn Độ có hình trứng hơi nhọn đầu, mép nguyên, màu xanh đậm à rất khỏe, lá cây mọc trên cuống ngắn và rất ít khi lá cây rụng, vì vậy khi trồng cây bạn sẽ thấy cây rất sạch sẽ, đặc biệt là thân cây sẽ không mọc ra rễ phụ khi bám lên tường, điều mà loài cây khác không làm được
Cây cúc tần Ấn Độ phát triển khỏe mạnh và bất chấp mọi thời tiết khắc nghiệt nhất, lá cây xanh tươi và gắn kết với nhau, tượng trưng cho sự gắn kết, đoàn kết, tao nên một bước tường bất khả xâm phạm.
Khi trồng và chăm sóc cúc tần Ấn Độ bạn sẽ thấy thoải mái và khoan khoái hơn khi ở trong ngôi nhà và các thành viên trong gia đình sẽ gần gũi lại với nhau, mang đến môt cuộc sống hạnh phúc hơn.
Cây trầu bà Nam Mỹ
Cây trầu bà Nam Mỹ hay còn gọi là trầu bà lá xẻ, cây Monstera, có tên tiếng anh là Monstera Deliciosa thuộc họ ráy (Araceae). Là loại cây có xuất xứ từ châu Mỹ, vậy nên các đặc tính của cây rất thích hợp để có thể sinh trưởng và phát triển tốt tại miền Nam nước ta. Đồng thời, trầu bà Nam Mỹ lại là cây ít gặp phải sâu bệnh gây hại nên việc chăm sóc cây cũng đơn giản hơn rất nhiều.
Ánh nắng và sức nóng của khí hậu Việt Nam có thể làm cháy lá. Vì vậy, nếu trồng cây trầu bà lá xẻ ngoài trời, hãy trồng chúng dưới mái hiên, hoặc nơi được che mát một phần. Nếu lựa chọn trồng trong nhà, hãy đặt chúng ở gần cửa sổ, nơi có thể đón nhiều ánh sáng tán xạ.
Nhiệt độ được khuyến nghị cho loại cây này: Khoảng 20 độ C. Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo lắng quá, cây Monstera là một loại cây có thể thuần dần dần để chúng quen với khí hậu của Việt Nam. Bạn chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện về ánh sáng tán xạ và duy trì độ ẩm cho giá thể.
Khi trồng chậu, bạn cần quan tâm đến việc thay chậu để đảm bảo không gian cho rễ phát triển. Monstera không phát triển quá nhanh để đòi hỏi bạn thay chậu thường xuyên. Trung bình, bạn chỉ cần thay chậu cho cây sau 18 đến 24 tháng, hoặc khi thấy rễ cây mọc nổi lên quá nhiều trên bề mặt, hoặc tràn ra ngoài lỗ thoát nước.
Khi cây Monstera phát triển cao, có thể bạn sẽ cần một sự hỗ trợ đảm bảo cây không bị đỗ ngã. Một chiếc cọc đơn giản cũng phù hợp. Những chiếc cọc đỡ này nên có bề mặt gồ ghề, sần nhám để giúp rễ cây trầu bà bám tốt hơn
Trầu bà xanh
Trầu bà xanh có tên khoa học: Epipremnum aureum “Golden Pothos”. Thuộc họ thực vật: Araceae – họ Ráy. Cây Trầu bà xanh có nguồn gốc từ đảo Solomon.
Cây trầu bà xanh có thân hình trụ mập, bám chặt vào vỏ cây gỗ hay vách đá. Lá trầu bà xanh lớn, lúc còn non mép lá nguyên, sau đó xẻ thùy sâu dần với gốc lá hình tim, cuống lá dài có bẹ. Lá trầu bà xanh có màu xanh xen vài vệt màu vàng, gân lá hình xương với gân chính rõ ràng và thuộc dạng mọc cách.
Cây trầu bà rất dễ ra rễ, nếu không khí đủ nước và chất dinh dưỡng hoặc cành nhánh cây tiếp xúc với đất thì tại cuống lá sẽ hình thành những mầm rễ nhỏ non màu xanh nhạt, sau đó rễ đậm màu dần. Cây trầu bà là loài cây lí tưởng giúp tạo ra bầu không khí trong lành.
Nghiên cứu thực nghiệm chứng minh cây trầu bà có thể làm giảm mức ô nhiễm ozone trong môi trường làm việc. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt sức khỏe, mà còn mang lại giá trị tinh thần vô giá. Trầu bà sống trong môi trường râm mát, nhiệt độ thích hợp nhất từ 18 – 21 độ C, nên có thể trồng trong nhà, văn phòng, khách sạn…
7 loại cây có thể bạn chưa từng nghe thấy tên nhưng lại thanh lọc không khí tốt nhất theo phong thủy
Trồng cây thanh lọc không khí là một trong những cách hiệu quả nhất để thay đổi ngay lập tức phong thủy ngôi nhà của bạn.
Video đang HOT
Mời một chút thiên nhiên vào của bạn là một trong những cách nâng cao năng lượng tốt và đồng thời cũng giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà rất nhiều.
Một vài năm trở lại đây, khi mà yếu tố dịch bệnh trở thành một trong những nguyên nhân chính khiến mọi người dànhkhông gian sống phần lớn thời gian ở nhà. Thiếu đi sự kết nối với không khí ngoài trời và thiên nhiên có thể khiến nhiều người trong chúng ta cảm thấy ngột ngạt, u uất, thậm chí là trầm cảm.
May mắn thay, thực vật trong nhà có thể giúp chúng ta mang năng lượng tự nhiên vào không gian, giúp bạn được hưởng một loại sinh khí trong lành và giàu sức sống. Đó cũng là lý do một số loại cây thanh lọc không khí được ưa chuộng đến vậy.
1 - Trầu bà (Hoàng tâm điệp)
Có một sự đáng yêu nho nhỏ khiến nhiều người trồng trầu bà trong nhà bởi chúng rất dễ chăm sóc. Ngay cả khi bạn bỏ quên việc chăm sóc, những chiếc lá trầu bà có thể dễ dàng tha thứ cho bạn và vẫn sinh trưởng được.
Những chiếc lá hình trái tim xanh mềm đầy sinh khí ấy mang lại sự mát mắt, làm dịu đi những căng thẳng trong lòng bạn.
2 - Bàng Sing (Sung Tỳ Bà)
Bàng Singapore là loại cây phong thủy ngày càng phổ biến trong mỗi gia đình. Mặc dù chúng khá khó tính nhưng điều này cũng giúp bạn học được một bài học tuyệt vời về sự kiên nhẫn. Những chiếc lá bản to sẽ cần một vài công thức hợp lý giữa ánh sáng mặt trời và nước.
Cho nên, đặt cạnh cửa sổ hoặc cửa ban công sẽ cung cấp đủ đầy ánh nắng cho cây bàng Singapore.
3 - Diễm tư (Kim tiền)
Diễm tư còn được biết đến với tên gọi phổ biến là kim tiền. Loại cây phong thủy với những phiến lá dày dặn, bóng khỏe có thể chịu được hạn. Diễm tư thanh lọc không khí rất tốt và có thể thu hút tiền bạc đến với không gian nhà bạn.
4 - Cây đa cao su (Đa búp đỏ)
Loại cây có nguồn gốc từ Đông Bắc Ấn Độ này có thể cải thiện đáng kể chất lượng không khí trong ngôi nhà của bạn. Những chiếc lá bản rộng, xanh cứng cáp có thể tăng thêm sinh khí cho bất kỳ căn phòng nào trong nhà bạn. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc và suy nghĩ kĩ khi đặt chúng trong phòng ngủ.
Cây đa búp đỏ là bổ sung lý tưởng cho một góc tối, góc khuất hoặc góc chết trong nhà cần năng lượng sống từ cây cối.
5 - Cây lưỡi hổ
Dường như ngoại hình của loại cây phong thủy này khiến nhiều người e dè khi đặt chúng trong nhà. Cây lưỡi hổ có những chiếc lá tựa thanh kiếm nhọn, nhưng chúng có thể mang lại năng lượng bảo vệ rất tốt khi trồng tại nhà.
Lưỡi hổ còn nhả oxy vào ban đêm, nên chúng cũng là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho phòng ngủ: Vừa an toàn vừa làm sạch không khí.
Nếu bạn vẫn còn e ngại về góc nhọn thì có nhiều loại lưỡi hổ có phiến lá bo thuôn và mềm mại hơn.
6 - Cây mẫu tử
Cây mẫu tử hay còn được biết đến với tên gọi là cây dây nhện, cỏ lan chi. Loại cây thanh lọc không khí này rất dễ chăm sóc và dễ nhân giống. Từ một nhánh nhỏ của cây, những mầm non có thể đâm chồi và vẫn bám vào cây mẹ.
Những cây non vẫn kết nối chặt chẽ với thân mẹ thể hiện sự dồi dào. Mẹ thiên nhiên khi tạo hóa cho loại cây mẫu tử này cách sinh sôi, nảy nở tựa như cách con người cần kết nối với nhau. Bởi vậy, loại cây thanh lọc không khí này cũng là món quà ý nghĩa để tặng người thân và bạn bè.
7 - Trầu bà lá xẻ
Trầu bà lá xẻ là cái tên hot trong làng những người sành cây. Dường như sự xuất hiện phong phú trong các phong cách trang trí nhà là lý do loại cây này được yêu thích đến vậy. Loại cây này có thể nuôi dưỡng năng lượng ở khu vực Sự nghiệp trong nhà.
Bạn có thể đặt trầu bà lá xẻ bất cứ ở khu vực nào để có thể nên tạo nên những góc trông thật "nghệ" giúp bạn thư giãn và thoải mái hơn trong ngôi nhà của mình.
Cây diễm tư: Loại cây phong thủy thượng thặng, đem tài lộc hút may mắn về nhà Diễm tư là loại cây phong thủy có tư thế kiều diễm giúp thu hút may mắn, sinh khí và tiền bạc. Diễm tư hay còn được biết với tên gọi phổ biến là kim tiền, có tên khoa học là Zamioculcas zamiifolia. Trồng loài cây phong thủy này là một cách tuyệt vời để mang lại sức sống và sinh khí cho...