Những loại cây cát tường nên trồng ở sân nhà
Ngoài làm đẹp, cây cảnh trong sân nhà còn có tác dụng tạo ra môi trường trong lành. Một số cây cảnh có tính chất đặc biệt còn có thể bảo vệ, trấn trạch hiệu quả.
Đối với những ngôi nhà có sân vườn, việc bài trí cây cảnh tưởng chừng rất đơn giản nhưng làm sao để vừa có tính thẩm mỹ vừa đạt hiệu quả phong thuỷ là điều không phải gia chủ nào cũng làm được.
Cây cảnh là một trong những vật trang trí quan trọng trong sân vườn. Những cây có sức sống mãnh liệt có thể tạo ra môi trường trong lành, giảm bớt bức xạ và tĩnh điện do các vật dụng trong nhà gây ra. Thông qua quang hợp, cây cảnh còn cung cấp không khí trong lành cho ngôi nhà.
Trong phong thuỷ học, một số loại cây cảnh với tính chất và chức năng đặc biệt của mình còn có tác dụng bảo vệ, trấn trạch hiệu quả cho ngôi nhà.
Cây cọ
Cọ là loài cây được trồng phổ biến trong sân vườn, nhà phố hoặc công trình công cộng. Với tán lá xanh mướt, tròn xoe và sức sống mãnh liệt, cây cọ được cho mang lại sự may mắn, niềm vui và tài lộc cho gia chủ.
Cây cọ mang lại sự may mắn, niềm vui và tài lộc cho gia chủ. (Ảnh minh hoạ)
Trồng cọ trong sân vườn còn có tác dụng làm giảm các chất độc gây ra bởi kim loại nặng, đuổi côn trùng. Đây là loại cây vừa có giá trị thưởng thức lại vừa giúp tăng cường tài vận.
Quýt cùng âm với “cát”, tượng trưng cho cát tường. Quả quýt trơn bóng, màu đỏ/vàng mang ngụ ý ngập tràn niềm vui.
Cây quýt hoặc cam là một trong những vật trang trí thường thấy ở các gia đình trong các dịp lễ tết. Lá và cành quýt có tác dụng sơ can giải uất, mang lại niềm vui cho gia đình.
Trúc là cây thân cao và thẳng, thích nghi tốt với môi trường. Dù thời tiết khắc nghiệt, trúc vẫn đứng thẳng, lá xanh tốt. Do đó, cây trúc biểu trưng cho đức tính ngay thẳng, quân tử.
Video đang HOT
Cây trúc biểu trưng cho đức tính ngay thẳng, quân tử. (Ảnh minh hoạ)
Trong phong thuỷ học, cây trúc tượng trưng cho sự cao sang thoát tục, không sợ gió thổi tứ phương, có thể trở thành rừng bảo vệ phong thuỷ cho gia đình.
Cây hoè
Trong dân gian, cây hoè tượng trưng cho người cha và thường được gọi là cây lộc. Có câu “một cây hoè trước nhà không chiêu của báu cũng chiêu tiền bạc”, do đó trồng cây hoè trước nhà có thể mang đến sự giàu sang cho gia đình, con cái thành đạt.
Trồng cây hoè trước nhà có thể mang đến sự giàu sang cho gia đình, con cái thành đạt.
Cây quế
Theo quan niệm người phương Đông, trên cung trăng có cây quế. Hoa và cành cây quế có thể dùng làm thuốc với chức năng trừ phong tà, điều hoà khí huyết.
Hoa quế tượng trưng cho sự thanh cao. Vào mùa thu, mùi thơm của hoa quế lan toả khắp nơi làm trong lành không khí.
Linh chi
Linh chi có tính ôn, vị ngọt. Bên cạnh tác dụng dồi dào tinh khí và mạnh gân cốt, linh chi còn là điềm báo cho sự trường thọ.
Từ xưa, linh chi đã được xem là loại cây cát tường. Bởi vậy, trong các bức tranh cát tường thường xuất hiện hình tượng con hươu hoặc hạc ngậm linh chi chúc thọ.
Cây mai là loại cây có khả năng thích ứng với nhiều loại đất. Hoa mai nở 5 cánh ngụ ý “mai nở ngũ phúc”, có tác dụng tăng cường phúc khí cho gia đình.
Hoa mai nở 5 cánh ngụ ý “mai nở ngũ phúc”. (Ảnh minh hoạ)
Cây đa
Cây đa biểu trưng cho sức sống dẻo dai, trường tồn và thần quyền trong tâm linh. Nằm trong bộ tứ cây cảnh hòn non bộ nên cây đa rất được ưa chuộng để trang trí hòn non bộ trong nhà.
Trồng cây đa ở sân vườn còn nhắc nhở gia chủ tăng cường tu dưỡng, không quá tham cầu, vọng tưởng.
Cây táo
Táo là loại cây thường thấy trong nhà của người xưa. Thân cây cứng có thể dùng làm đồ dùng, điêu khắc. Cây táo sinh trái rất sớm, cây non cũng có thể kết trái.
Trồng cây táo trong sân tượng trưng cho việc sớm sinh quý tử. (Ảnh minh hoạ)
Táo cùng âm với “tảo” mà người xưa có câu “tảo lập tử”. Trồng cây táo trong sân tượng trưng cho việc sớm sinh quý tử, nhanh chóng tiến thêm một bước.
Cây thạch lựu
Có nhiều tên gọi khác như an thạch lựu, hải lựu, đơn nhược, kim anh… quả thạch lựu còn có khả năng chữa bệnh rất tốt. Lá và hoa thạch lựu còn có tính năng hút bụi, thanh lọc không khí.
Ngoài mục đích làm cảnh, trồng thạch lựu trong sân còn có ý nghĩa xua đuổi tà ma và vận xui, mang đến cho gia đình nhiều niềm vui, tài lộc.
Cây nho
Nho mọc dạng dây leo tượng trưng cho sự thân mật và gắn kết. Những ngày hè, ngồi hóng mát giải nhiệt dưới giàn nho mang đến cảm giác sảng khoái cho người trong gia đình. Chùm nho sum sê cũng biểu thị cho sự no đủ.
Hoa hải đường
Hải đường thuộc loại cây thân gỗ, dạng bụi, sống lâu năm. Không chỉ là loại hoa quý, màu sắc rực rỡ vào độ xuân sang, hoa hải đường còn có ý nghĩa ngay từ tên gọi.
Hoa hải đường tượng trưng cho sự phú quý viên mãn, cuộc sống sum vầy và anh em hoà thuận. (Ảnh minh hoạ)
Trong tiếng Hán, chữ đường có hàm ý là ngôi nhà lớn. Vì vậy, hải đường là loài hoa phong thuỷ tượng trưng cho sự phú quý viên mãn, cuộc sống sum vầy và anh em hoà thuận.
Với ý nghĩa đó, người xưa thường dùng tranh vẽ hoặc thêu hoa hải đường để làm quà tặng trong những dịp lễ quan trọng, đặc biệt là đầu năm mới hoặc mừng tân gia.
Rộn ràng sinh viên đón tết Tây
Tết dương lịch là dịp để nhiều sinh viên tổ chức các buổi vui chơi với bạn bè, gia đình và đặt nhiều mong ước cho một năm mới an lành, thành công.
Những chàng sinh viên chuẩn bị đón tết Tây - NGUYỄN ĐIỀN
Tết Tây cũng là dịp đặc biệt đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, tuy không phải là cái tết cổ truyền của dân tộc nhưng đây cũng là dịp người trẻ có thể vui chơi bên cạnh những người thân yêu, cầu mong điều tốt đẹp và may mắn cho năm mới.
Nguyễn Duy Tân, SV ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết sẽ cùng nhóm bạn tham quan Suối Tiên trong ngày đầu của năm mới: "Thời SV là vui nhất, được cùng nhóm bạn khám phá nhiều địa điểm tại Sài Gòn, chụp lại vài kiểu ảnh để làm kỷ niệm sau này".
Ở các ký túc xá, nhiều SV không có điều kiện về nhà vào dịp tết Tây đã có những hoạt động thú vị như trang trí phòng ở, mua sắm quần áo giá rẻ, họp mặt đàn hát... tạo ra không khí vui tươi, để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ.
Tại ký túc xá Trường ĐH Sư phạm (Q.11, TP.HCM), không khí nơi đây vô cùng nhộn nhịp, để chuẩn bị cho đêm hội xuân, từng nhóm SV tổ chức trang trí phòng ở, cùng nhau tập hát, nhảy múa... Những hình ảnh quen thuộc với ngày tết như hoa đào, hoa mai... được đính kết khéo léo khiến cho không gian nhiều phòng ở trở nên tươi mới, đầy sức sống. Từng nhóm SV mỗi người một việc như làm đồ hóa trang, làm cổng trại để có một đêm hội xuân đáng nhớ, để lại nhiều dấu ấn đẹp cho thời SV.
Tỉ mỉ gắn từng chi tiết hoa lên tấm áo tái chế từ ni lông để chuẩn bị cho phần thi thời trang của đêm hội xuân, Võ Thị Chính, SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết: "Qua năm mới em mong muốn tình hình dịch Covid-19 sẽ dứt điểm để không phải nghỉ tết dài như năm 2020, hoàn thành tốt việc học, ra trường đúng hẹn và có được công việc tốt trong tương lai".
Lê Thành Đạt (quê Bến Tre, SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) chia sẻ: "Đây là cái Tết dương lịch đầu tiên phải xa nhà, không được họp mặt với gia đình nhưng đổi lại có những người bạn cùng em đàn hát, lắng nghe những câu chuyện của nhau khiến em xua tan đi phần nào nỗi nhớ nhà". Đạt mong muốn năm mới sẽ có thêm nhiều trải nghiệm mới và vững vàng với những thử thách của cuộc sống.
Nguyễn Minh Bảo, SV Trường ĐH Văn Lang, tranh thủ đi làm để kiếm thêm thu nhập mua sắm tết: "Thù lao của những ngày tết Tây sẽ tăng gấp 2 - 3 lần so với ngày thường nên mình sẽ tranh thủ gác lại hoạt động vui chơi để kiếm thêm tiền mua sắm cho tết ta. Năm 2020 là năm vô cùng khó khăn nên phải tranh thủ làm việc bù lại và hy vọng năm mới mọi thứ sẽ may mắn, cuộc sống bình yên hơn năm cũ".
Hướng dẫn cách cắm hoa ngày Tết đẹp để rước tài lộc, may mắn Những bình hoa đẹp với đầy đủ sắc màu là một phần không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, xuân về. Nếu như bạn chưa biết nên cắm loại hoa cho ngày Tết nào, hãy cùng tìm hiểu hướng dẫn trong bài viết ngay sau đây. Cắm hoa ngày Tết bạn nên chọn hoa gì? Mùa Xuân đến là mùa của muôn hoa...