Những lo lắng và phản ứng của Anh về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024
Quân đội Anh luôn muốn trở thành đối tác được Mỹ lựa chọn, quốc gia mà Anh hướng tới trong các vấn đề hợp tác quốc phòng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) ngày 10/7/2023 đã có chuyến thăm ngắn tới Anh và gặp Thủ tướng Rishi Sunak. Trong cuộc gặp, hai bên thảo luận về Tuyên bố Đại Tây Dương, Hội nghị thượng đỉnh NATO, cuộc xung đột ở Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhận định của Giáo sư An ninh Quốc tế Wyn Rees tại Trường Chính trị và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nottingham, Vương quốc Anh, trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay, nếu ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Mỹ lần thứ hai, Anh sẽ cần phải huy động mọi kỹ năng ngoại giao và quân sự của mình, để duy trì sự bền vững của mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương giữa Anh và Mỹ.
Giáo sư Rees cho rằng cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nổi tiếng về việc đưa ra những tuyên bố gây tranh cãi trước công chúng. Việc ông làm như vậy trước thềm hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập NATO vào tháng 7 năm nay rất có thể sẽ gây ra sự bất đồng giữa các đồng minh châu Âu của Mỹ. Trước những bất đồng có thể xảy ra, Anh sẽ đặc biệt lo lắng về vấn đề này do tầm quan trọng của Anh đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ trong NATO và “mối quan hệ đặc biệt” của nước này với Washington. Nếu ông Trump tái đắc cử tổng thống vào tháng 11 năm nay, Anh sẽ phải sử dụng tất cả những nguồn lực sẵn có của mình để duy trì mối quan hệ đó, vì lợi ích của chính mình và của châu Âu. Điều này sẽ đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của các chính trị gia và nhà ngoại giao mà còn cả lực lượng vũ trang của nước này.
Thách thức tính chính thống là đặc điểm của ông Trump. Trước hội nghị thượng đỉnh của NATO tại Mỹ, ông Trump đã cảnh báo rằng Mỹ sẽ chỉ sẵn sàng bảo vệ các thành viên của Liên minh chi 2% GDP cho quốc phòng. Cảnh báo này nhất quán với sự phàn nàn lâu nay của ông rằng các đồng minh của Mỹ đã nhận được sự bảo vệ quân sự của Mỹ miễn phí. Nhưng lần này điều đó diễn ra trong bối cảnh xuất hiện mối đe doạ nghiêm trọng, trong đó có cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra giữa Nga và Ukraine. Đảng Cộng hòa tại Hạ viện vừa công bố kế hoạch hỗ trợ 61 tỷ USD cho Ukraine, nếu không có sự hỗ trợ này thì Kiev sẽ phải chịu nhiều tổn thất hơn nữa trên chiến trường. Tuy nhiên, ông Trump nói rằng ông không coi việc hỗ trợ Ukraine là ưu tiên hàng đầu của Mỹ ở thời điểm hiện tại.
Những dấu hiệu thể hiện sự thờ ơ của Mỹ đối với các đồng minh xuyên Đại Tây Dương đều khiến họ lo lắng và e ngại. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp ở Anh. Thực tế, mối quan hệ đặc biệt Anh – Mỹ đã bị ảnh hưởng khi ông Trump cầm quyền trong bối cảnh những nỗ lực của Thủ tướng Anh khi đó, bà Theresa May nhằm đưa dự luật Brexit của bà thông qua Hạ viện bị Mỹ chỉ trích và đại sứ Anh tại Mỹ là người không được hoan nghênh tại Mỹ. Anh luôn ủng hộ vai trò lãnh đạo của Mỹ ở châu Âu và tin rằng sức mạnh quân sự của Mỹ là trụ cột trong liên minh. Không có đồng minh châu Âu nào sở hữu sức mạnh tương đương Mỹ về tài sản trinh sát vệ tinh và tác chiến điện tử, khả năng tấn công chính xác và tàng hình, năng lực chỉ huy và kiểm soát hoặc sức mạnh răn đe để đối đầu với Nga. Không quốc gia nào, ngoài Mỹ, có sức mạnh và khả năng gắn kết các đồng minh châu Âu bất hòa lại với nhau.
Anh cũng được hưởng lợi với tư cách là đồng minh trung thành của Mỹ trong NATO và trong mối quan hệ song phương với Washington. Vào thời điểm khi Anh đã rời EU và lục địa này đang trải qua một cuộc xung đột lớn, vấn đề này dường như càng trở nên quan trọng hơn. Theo Báo cáo tổng hợp năm 2023, “mối quan hệ sâu rộng giữa Anh và Mỹ – từ tình báo đến phối hợp quân sự và ngoại giao – vẫn là trụ cột không thể thiếu cho an ninh hai nước”.
Vì vậy, trước việc ông Trump gieo rắc nghi ngờ về cam kết của Mỹ với NATO, Anh sẽ nỗ lực trở thành “cầu nối” giữa Mỹ và châu Âu. Nước này sẽ nỗ lực triển khai kỹ năng chính trị và ngoại giao tốt nhât của mình để hạn chế những ý định của Pháp về “quyền tự chủ chiến lược” ở châu Âu và thuyết phục Mỹ rằng lục địa này đáng được bảo vệ. Ngoại trưởng Anh David Cameron, gần đây đã tới Washington để thuyết phục những nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa đang dao động liên quan đến việc cung cấp gói viện trợ mới cho Ukraine, trong khi Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã đến thăm Ba Lan và Đức.
Video đang HOT
Ông Sunak đã cam kết hỗ trợ thêm 3 tỷ bảng Anh cho Ukraine từ đầu năm nay. Anh đã thể hiện cam kết của mình đối với việc chia sẻ gánh nặng trong NATO bằng cách thành lập một nhóm tác chiến ở Estonia và tiến hành giám sát trên không ở vùng Baltic, và đây sẽ là một vấn đề quan trọng đối với chính phủ Đảng Lao động tiềm năng sắp tới.
Cùng với giới tinh hoa chính trị và ngoại giao, các lực lượng vũ trang của Anh cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cam kết của Mỹ đối với khu vực châu Âu – Đại Tây Dương. Như cuốn sách mới viết về mối quan hệ quân sự Anh – Mỹ có đề cập đến vai trò của quân đội Anh trong việc duy trì sự hợp tác với Mỹ thường bị phớt lờ hoặc bỏ qua.
Quân đội Mỹ và Anh gần đây đã phối hợp tiến hành cuộc tấn công nhằm vào các vị trí của Houthi ở Yemen. Ảnh: AFP/TTXVN
Quân đội Anh luôn mong muốn trở thành đối tác được Mỹ lựa chọn, quốc gia mà họ hướng tới trong các vấn đề hợp tác quốc phòng. Do khả năng lãnh đạo tuyệt đối của Mỹ ở phương Tây, cũng như sự phù hợp giữa giá trị và tầm nhìn chiến lược, Anh muốn duy trì mối liên kết chặt chẽ với Mỹ. Bằng cách này, Anh đã tìm cách đảm bảo rằng lợi ích của chính họ sẽ được ưu tiên trong các kế hoạch của Mỹ. Để tiếp cận được tư duy và kế hoạch của Mỹ, Anh tin rằng cần phải có đóng góp những yếu tố vật chất mà Mỹ coi trọng. Ví dụ, trong hai cuộc chiến tranh ở Iraq thời hậu Chiến tranh Lạnh, Anh đã đóng góp một sư đoàn thiết giáp, như một lực lượng nhằm đảm bảo Anh ở vị trí chỉ huy thứ hai (sau Mỹ).
Quân đội Anh cũng đã tích cực tăng cường hợp tác với quân đội Mỹ. Vì sự không tương đồng về sức mạnh giữa hai lực lượng, quân đội Anh chưa bao giờ coi việc hợp tác với Mỹ là điều đơn giản. Nhân sự nòng cốt của Anh đã tham gia các cơ cấu phòng thủ của Mỹ và tiến hành đối thoại, trao đổi liên tục với quân đội Mỹ để hiểu rõ hơn về hướng đi của họ. Lực lượng vũ trang Anh cũng đã nỗ lực liên minh với Mỹ về mặt thể chế bất chấp sự bất tương xứng về lực lượng của họ. Đạt được điều này trong thời bình được coi là điều kiện tiên quyết để có thể chuyển sang thời chiến.
Sự liên minh giữa quân đội Anh và các lực lượng vũ trang Mỹ còn bao gồm nhiều mối quan hệ chắp vá khác nhau, được thực hiện trong một số lĩnh vực chuyên biệt. Ví dụ, Hải quân Hoàng gia Anh đã liên minh chặt chẽ với các đối tác của mình trong Hải quân Mỹ, trong khi mối quan hệ giữa lực lượng đặc biệt của cả hai nước có ý nghĩa quan trọng và thiết yếu. Những mối quan hệ này biến động tùy theo những mối đe dọa mà cả hai nước phải đối mặt.
Thách thức trong tương lai mà quân đội Anh phải đối mặt trong việc duy trì vai trò của Mỹ trong NATO cũng như quan hệ Anh – Mỹ là rất lớn. Trong những năm gần đây, Quân đội Anh đã bị thu hẹp, ví dụ, quy mô hạm đội mặt nước của Hải quân Hoàng gia Anh và số lượng phi đội trong lực lượng Không quân Anh (RAF) đều giảm. Sự hiện diện của các lực lượng vũ trang Anh đang bị thu hẹp lại.
Việc cố gắng duy trì mối quan hệ hợp tác quân sự với một siêu cường trong bối cảnh nguồn lực đang ngày càng suy giảm là điều khó khăn. Điều này càng trở nên khó khăn trầm trọng hơn bởi kế hoạch đổi mới hạm đội gồm 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Anh (chương trình Dreadnought). Với ước tính mức chi tiêu cao nhất, chương trình Dreadnought dự kiến sẽ tiêu tốn tới 19% ngân sách quốc phòng trước khi những con tàu này thay thế tàu ngầm Vanguard vào đầu những năm 2030.
Cam kết của ông Sunak về việc tăng chi tiêu quốc phòng của Anh từ 2,3% lên 2,5% GDP vào cuối thập kỷ này là một sự thúc đẩy đáng hoan nghênh.
Tuy nhiên, việc suy giảm hiện nay đối với các lực lượng vũ trang diễn ra vào đúng thời điểm quân đội Anh muốn thuyết phục các đối tác Mỹ về sự kiên định của mình.
Giáo sư Rees kết luận, quân đội Anh có vai trò quan trọng trong việc thuyết phục Mỹ rằng họ đang có sự giảm bớt gánh nặng trong NATO. Về mặt song phương, họ muốn chứng tỏ rằng Anh sẵn sàng gánh vác một phần gánh nặng quốc phòng của phương Tây. Quân đội Anh đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ và thể hiện cam kết của mình với tư cách là một đồng minh gần gũi. Điều đó đã thúc đẩy cả sự tương tác lẫn nhau và sự tin tưởng với lực lượng vũ trang Mỹ.
Sắp tới, quân đội Anh sẽ vẫn tìm cách tận dụng các mối quan hệ thể chế của mình với các lực lượng Mỹ để duy trì sự hợp tác. Hy vọng rằng những hành động thiện chí mà Anh thể hiện với Mỹ sẽ tồn tại bền lâu mặc cho những biến cố có thể xảy ra trong một nhiệm kỳ tổng thống sắp tới và duy trì sự bền vững của mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương trong một thế giới đầy biến động.
Đằng sau 'cuộc chiến' Mỹ - Trung trong lĩnh vực năng lượng sạch
Những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang tăng cường xuất khẩu hàng hóa năng lượng sạch đã dấy lên lo ngại ở Mỹ, nơi Washington đang cố gắng bảo vệ ngành năng lượng sạch còn non trẻ của Mỹ trước Trung Quốc.
Cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng sạch bắt đầu nóng lên. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 14/5 đã công bố mức thuế 100% đối với ô tô điện do Trung Quốc sản xuất như một phần trong gói biện pháp nhằm bảo vệ các nhà sản xuất Mỹ khỏi hàng nhập khẩu giá rẻ.
Theo tờ Wall Street Journal, mức thuế cao hơn mà các quan chức chính quyền Biden công bố cũng sẽ đánh vào khoáng sản, hàng hóa thiết yếu và pin năng lượng mặt trời có nguồn gốc từ Trung Quốc. Quyết định này được đưa ra sau quá trình xem xét kéo dài nhiều năm về thuế quan do cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với hàng hóa trị giá khoảng 300 tỷ USD từ Trung Quốc.
Quyết định rằng liệu có nên điều chỉnh các khoản thuế từ thời cựu Tổng thống Trump hay không đã gây mâu thuẫn giữa các cố vấn kinh tế của chính quyền Biden trong nhiều năm qua. Trong đó, các quan chức thương mại có hướng thúc đẩy mức thuế lên cao hơn, ví dụ Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen kêu gọi giảm thuế đối với hàng tiêu dùng trong khi tập trung tăng thuế vào các lĩnh vực có tính chiến lược. Nhưng những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang tăng cường xuất khẩu hàng hóa năng lượng sạch đã dấy lên lo ngại ở Mỹ, nơi các quan chức đang cố gắng bảo vệ ngành năng lượng sạch còn non trẻ của Mỹ trước Trung Quốc.
Các quan chức đặc biệt tập trung đánh thuế vào xe điện và họ đã tăng thuế suất từ 25% lên 100%. Bên cạnh đó, Chính quyền Biden còn bổ sung mức thuế 2,5% áp dụng cho tất cả ô tô nhập khẩu vào Mỹ. Mức thuế 25% hiện hành đối với xe điện của Trung Quốc cho đến nay đã có hiệu quả trong việc ngăn cản những mẫu xe có giá thành rẻ hơn so với phương Tây thâm nhập vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, các quan chức chính quyền Biden, các nhà sản xuất ô tô và một số nhà lập pháp vẫn e ngại rằng điều đó sẽ không đủ gây áp lực với quy mô sản xuất của Trung Quốc.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích kế hoạch của chính quyền Biden rằng thuế quan đã làm gián đoạn thương mại giữa hai nước. Người phát ngôn này cho biết thêm: "Phía Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của họ".
Vào tháng trước, Tổng thống Biden đã công bố kế hoạch yêu cầu các quan chức thương mại tăng thuế đối với nhôm và thép của Trung Quốc từ 7,5% lên 25%.
Cuộc tái đấu sắp tới đang có tác động đến quyết định của Tổng thống Biden. Trong chiến dịch tranh cử để trở lại Nhà Trắng, cựu Tổng thống Trump cho biết ông đang xem xét áp thuế từ 60% trở lên đối với tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc - một động thái có thể làm leo thang cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh mà ông đã khởi xướng từ khi còn đương nhiệm. Ông Trump cũng đã đưa ra cảnh báo rằng ngành công nghiệp ô tô của Mỹ sẽ phải đối mặt với một "cuộc tắm máu" nếu ông thua cuộc bầu cử vào tháng 11 tới và cam kết sẽ áp dụng mức thuế cứng rắn đối với ô tô do Trung Quốc sản xuất được nhập khẩu vào Mỹ nếu ông đắc cử.
Trong cuộc đua tranh cử ở bang dao động Pennsylvania và Michigan Tổng thống Biden đã cam kết sẽ bảo vệ ngành công nghiệp và người lao động Mỹ khỏi sự cạnh tranh từ nước ngoài. Tháng trước, trong cuộc vận động tranh cử ở Pennsylvania, ông Biden cho biết ông sẽ tăng đáng kể thuế đối với thép từ Trung Quốc. "Đây là những hành động có mục tiêu và chiến lược nhằm bảo vệ người lao động Mỹ và đảm bảo cạnh tranh công bằng". Ông Biden nói: "Đây là những hành động có mục tiêu và chiến lược nhằm bảo vệ người lao động Mỹ và đảm bảo cạnh tranh công bằng".
Các động thái thương mại mới trên đang gây áp lực lên quan hệ Mỹ - Trung. Hai siêu cường đã dành nhiều tháng để tìm cách ổn định quan hệ ngoại giao sau nhiều năm bất đồng về vấn đề Đài Loan, cuộc xung đột Nga-Ukraine và việc tiếp cận công nghệ tiên tiến.
Nhận thấy nền kinh tế ngày càng trì trệ, các quan chức Trung Quốc đã và đang tập trung vào sản xuất năng lượng sạch với mục tiêu kích thích tăng trưởng chung. Trong chuyến thăm tới Trung Quốc vào tháng trước, bà Yellen liên tục cảnh báo các quan chức ở Bắc Kinh về chiến lược này, nói rằng thế giới sẽ thực hiện mọi cách để chống lại làn sóng xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc - thứ đang làm suy yếu các ngành công nghiệp của chính họ.
Bà Yellen đã nói với các quan chức ở Quảng Châu - một khu công nghiệp lớn phía nam Trung Quốc: "Trung Quốc quá lớn để xuất khẩu theo cách trên nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Bên cạnh đó, EU cũng đang cân nhắc việc tăng thuế đối với xe điện của Trung Quốc.
Các quan chức Trung Quốc đã công khai bác bỏ những lời chỉ trích của phương Tây về hoạt động xuất khẩu của họ. Tháng trước Bắc Kinh đã áp thuế nhập khẩu một loại hóa chất được sử dụng rộng rãi từ Mỹ.
Trong khi đó, việc cấm những loại xe điện giá rẻ thâm nhập vào thị trường Mỹ sẽ gây áp lực lên mục tiêu khác của chính quyền Biden: giảm lượng khí thải carbon để giảm thiểu những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Mỹ đang rót hàng trăm tỷ đô la vào việc phát triển các ngành công nghiệp năng lượng sạch ở Mỹ, nhưng chính quyền Biden đang cố gắng làm điều đó một cách độc lập với Trung Quốc - quốc gia dẫn đầu toàn cầu về sản xuất năng lượng sạch.
Ông Elon Musk - Giám đốc điều hành Tesla cho biết các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã đạt được thành công đáng kể trên thế giới và hiện là "đối thủ cạnh tranh lớn nhất" trên thế giới. "Nếu không thiết lập các rào cản thương mại, họ sẽ đánh sập hầu hết các công ty ô tô khác trên thế giới", ông Musk nói trong một cuộc họp báo cáo về thu nhập của Tesla vào tháng 1 vừa qua.
Giám đốc điều hành của nhà sản xuất ô tô toàn cầu Stellantis, ông Carlos Tavares cũng tán thành rằng các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đã đặt ra những thách thức nghiêm trọng cho ngành ô tô, nhưng không tin rằng việc tăng thuế sẽ thực sự có hiệu quả trong việc bảo vệ công ty của ông. Ông nói với các phóng viên vào tháng 2 rằng cách duy nhất để cạnh tranh với các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc một cách hiệu quả là giảm chi phí đầu vào và cung cấp ô tô điện với giá cả phải chăng hơn. Ông Tavares nói: "Lựa chọn duy nhất của tôi là tiếp tục cạnh tranh với ô tô điện Trung Quốc".
Ứng viên tổng thống Mỹ muốn đưa toàn bộ ngân sách quốc gia lên blockchain Ứng cử viên độc lập trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tổ chức vào tháng 11 tới - Robert F. Kennedy Jr. nói rằng ông muốn đưa ngân sách Mỹ lên công nghệ chuỗi khối (blockchain) vốn thường được liên kết với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác. Ông Robert F. Kennedy Jr trong phiên điều trần tại Quốc hội...