Những ‘lỗ hổng’ đáng sợ trên các tàu du lịch
Liên tiếp những vụ chìm tàu xảy ra trong thời gian gần đây khiến hàng chục người phải bỏ mạng. Nhiều người tỏ ra quan ngại về chất lượng của các con tàu hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Theo một số kỹ sư thì hiện tại, đang tồn tại một lỗ hổng chết người trong công tác quản lý, cấp phép cho các con tàu hoạt động.
Những vụ tai nạn khủng khiếp
Rạng sáng 17/2, trên vịnh Hạ Long đã xảy ra vụ chìm tàu Trường Hải 06, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Ngay trong đêm 17/2, các cơ quan chức năng đã tiến hành trục vớt tàu Trường Hải 06 để phục vụ việc điều tra.
Tại thời điểm xảy ra sự việc, tàu du lịch Trường Hải 06 đang neo đậu ở vùng nước nông, gần đảo Ti-tov trên vịnh Hạ Long.
Trên tàu Trường Hải khi đó có 27 người, thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, trong đó thủy thủ đoàn gồm 5 người, 1 hướng dẫn viên Việt Nam, 21 du khách gồm 19 khách quốc tế, 2 khách Việt Nam. Tai nạn đã làm 12 người bị thiệt mạng, trong đó có 10 du khách nước ngoài.
Theo lời khai ban đầu của thuyền viên thoát khỏi vụ tai nạn, khi phát hiện tàu bị tràn nước, thủy thủ đoàn đã thông báo với du khách và kêu gọi tàu neo đậu lân cận ứng cứu. Khi nước tràn vào tàu, 9 người nước ngoài và nhóm thủy thủ đã kịp nhảy xuống biển và được cứu sống, số còn lại bị chìm cùng tàu.
Một con tàu nghỉ đêm được xem là hiện đại nhất ở Hạ Long. Thế nhưng, nhiều người vẫn tỏ ra nghi ngờ về chất lượng của các con tàu này, nhất là sau vụ chìm tàu Trường Hải
Sau vụ chìm tàu này, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo cho các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra lại toàn bộ các phương tiện tàu thuyền đi thăm vịnh, đặc biệt là những phương tiện được phép nghỉ đêm ngoài vịnh.
Video đang HOT
Đồng thời, sẽ thiết chặt hơn về công tác quản lý nhà nước, thực hiện nghiêm túc hơn trong vấn đề quản lý hành trình các con tàu, nhất là chất lượng các con tàu ra khơi và chở khách du lịch.
Theo kết luận của cơ quan điều tra, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vụ đắm tàu Trường Hải 06 QN 5198 là do máy trưởng khi tắt máy tàu đã không đóng các van ở ống thông sông lấy nước hai bên mạn tàu, nên khi đầu nối đường ống kim loại ra bơm chung bị bung, dẫn đến nước chảy vào khoang buồng máy.
Trong khi đó, thuyền trưởng cũng như các thuyền viên đã bỏ trực đêm, khi nước tràn vào gần đắm tàu mới phát hiện và không kịp xử lý. Công an tỉnh Quảng Ninh cũng đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Minh (SN 1989, thuyền trưởng tàu Trường Hải 06) và Đỗ Văn Thắng (SN 1984, máy trưởng tàu Trường Hải 06).
Vụ chìm tàu Trường Hải vừa xảy ra thì ngay sau đó, ngày 20/5, trên sông Sài Gòn lại tiếp tục xảy ra một vụ chìm tàu Dìn Ký làm 16 người thiệt mạng.
Phải mất mấy ngày sau, người ta mới vớt được thi thể của các nạn nhân lên bờ. Trong số 16 người thiệt mạng, có một gia đình ở Hà Tĩnh phải chịu cảnh đau đớn khi một lúc mất đi 7 người thân. Trước lúc bị chìm, trên tàu đang tổ chức sinh nhật tròn 3 tuổi cho cháu Quách Hồng Đạt. Ngày sinh nhật, cũng chính là ngày đại tang của cả dòng họ.
Có nhiều người cho rằng nguyên nhân xảy ra sự cố trên tàu cũng là do tàu đóng kín tất cả các cửa kính tạo thành một bức tường cản gió nên con tàu nhanh chóng bị lật nghiêng. Điều này dẫn đến áp lực gió tác động lên con thuyền lớn hơn rất nhiều và gây mất thăng bằng trước khi chìm.
Việc đóng các cửa sổ cũng góp phần làm giảm khả năng sống sót của các nạn nhân khi các lối thoát hiểm bị bịt kín.
Một cán bộ Đoạn quản lý đường sông số 10, Cục đường sông Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, du thuyền Dìn Ký có chiều dài 23m, ngang 4,5m và cao 4,6m, bố trí thành hai tầng. Kết cấu chiều cao như vậy của con thuyền là rất dễ bị rung lắc mạnh và mất thăng bằng khi gặp sóng to gió lớn, nên tai nạn là điều tất yếu.
Báo động đỏ về chất lượng tàu nghỉ đêm
Theo một số kỹ sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng hải, các cơ quan chức năng cần xem xét lại chất lượng tàu một cách kỹ lưỡng và khách quan. Việc tiến hành thanh kiểm tra theo định kỳ 6 tháng/lần hiện nay là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Nhiều ý kiến tỏ ra nghi ngờ về kết quả thanh, kiểm tra chất lượng tàu nghỉ qua đêm hiện nay.
Họ cho rằng: đa số các con tàu du lịch đang hoạt động trên các Vịnh hầu hết đều không đảm bảo thiết kế ban đầu. Vì nhiều lý do, chủ tàu đã đưa vào con tàu một số vật dụng làm thay đổi trọng lượng, trọng tâm của con tàu. Và, chính điều đó đã ảnh hưởng đến độ chống lật, chống chìm của một con tàu.
Loại hình du lịch mới mẻ và độc đáo này thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Vì vậy, vấn đề về an toàn luôn phải đặt lên hàng đầu.
Anh Hà Thế Tiến – Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật hàng hải (TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) cho hay: Nguyên nhân các vụ tai nạn xảy ra vừa rồi, ngoài lý do khách quan do thời tiết bất thường và lý do chủ quan: trình độ và ý thức của thủy thủ đoàn, còn có một nguyên nhân khác hết sức quan trọng.
Nếu không được khắc phục kịp thời thì các tai nạn tương tự sẽ còn xảy ra trong tương lai gần. Nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ tai nạn, theo kỹ sư Hà Thế Tiến đó là sự mất an toàn về kỹ thuật của hầu hết các tàu chở khách du lịch đang hoạt động trên Vịnh Hạ Long hiện nay.
“Về yếu tố kỹ thuật an toàn khi hoạt động của tàu thủy nói chung và tàu khách nói riêng đều được quan tâm đặc biệt ngay từ khi thiết kế. Tùy theo tính năng, công dụng và vùng hoạt động, các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn đều phải được tuân thủ theo các quy phạm do các cơ quan nhà nước ban hành. Trong đó, có 2 tiêu chuẩn an toàn được đặc biệt coi trọng nhất đó là tính ổn định chống lật và chống chìm.
Tuy nhiên, đối với đa số tàu các tàu chở khách du lịch đang hoạt động trên vịnh Hạ Long hiện nay, các tiêu chuẩn này đều ở mức thấp hoặc không đạt yêu cầu” – kỹ sư Tiến cho hay.
Theo Đại tá Đỗ Văn Lực, PGĐ Công an tỉnh Quảng Ninh, thì hiện nay, chủ các con tàu nghỉ đêm tại Vịnh Hạ Long chịu quá nhiều áp lực.
Thứ nhất là phải đảm bảo tiêu chuẩn về kỹ thuật so với đúng yêu cầu của đơn vị đăng kiểm. Thứ 2 là phải đảm bảo sang trọng, đạt tiêu chuẩn “ sao” so với tiêu chuẩn của Sở VH -TT – DL.
Để đáp ứng yêu cầu của Sở VH -TT – DL, để được xếp hạng sao, yêu cầu chủ tàu phải thay đổi một số chi tiết trang trí trong phòng. Và chính điều đó, làm thay đổi thiết kế ban đầu của con tàu. Đấy cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn của tàu nghỉ đêm hiện nay.
Thượng tá Nguyễn Tuấn Lợi – Trưởng phòng Cảnh sát PCCC công an tỉnh Quảng Ninh thì cho rằng: tàu nghỉ đêm là một loại hình rất mới và độc đáo ở tỉnh này. Hiện chưa có một điều luật nào trong Bộ luật hình sự Việt Nam nhắc đến loại hình này để có thể dễ dàng quản lý.
Sau những vụ đắm tàu và cháy tàu tại Quảng Ninh gần đây, UBND tỉnh đã tiến hành rà soát, nâng cấp lại đội hình tàu du lịch nghỉ đêm để đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Quá trình rà soát, các cơ quan ban ngành đã phát hiện lại rất nhiều lỗ hổng và đang tiến hành khắc phục để tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra.
Theo VietNamNet
Một tàu du lịch bị cháy trên đường đi tránh bão
Một tàu du lịch ở Quảng Ninh đã bị cháy trên đường đi tránh bão số 3 trên Vịnh Hạ Long chiều 29/7.
Một tàu du lịch ở Quảng Ninh. (Ảnh: TTXVN)
Vụ cháy xảy ra khoảng 15 giờ 30 ngày 29/7, khi tàu du lịch mang số hiệu QN 1346 của Công ty du lịch Hòa Bình chạy từ khu vực Soi Sim về nơi trú bão ở khu vực tiếp giáp giữa vịnh Cát Bà và Vịnh Hạ Long.
Tin ban đầu cho hay, đám cháy xuất phát từ khoang máy của tàu. Khi cháy, trên tàu không có hành khách.
Toàn bộ thuyền viên đã được cứu thoát an toàn. Đám cháy làm hư hỏng nội thất phía trên của tàu.
Hiện nguyên nhân vụ cháy đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ./.
Theo TTXVN
Nga để quốc tang 130 nạn nhân vụ chìm tàu trên sông Volga Nga hôm nay treo c rnc tng niệmng 130 nạn trongu hôm 10/7,ui Nga trong nhin. Theo Dn Trí