Những linh địa nên đến trong đời: Mọi con đường đều dẫn về Roma – nơi có Vatican là trái tim
Nhà thờ Thánh Peter là một trong bốn đền thờ lớn nhất ở Vatican và được xem là nơi linh thiêng nhất của đạo Thiên Chúa. Đây còn là nơi hội tụ những tinh hoa nghệ thuật lâu đời của nền hội họa, điêu khắc cũng như kiến trúc La Mã cổ.
Hình ảnh Nhà thờ Thánh Peter
Mất hơn 100 năm mới hoàn thành
Người ta xây nên Vương cung Thánh đường trên nền Nhà thờ Thánh Peter cổ, được xây vào năm 324 với vị trí được cho là ngay trên phần mộ của Thánh Peter – một trong 12 vị tông đồ của Chúa Jesus, từ Do Thái sang Rome để giảng đạo.
Thời ấy Thiên Chúa Giáo bị cấm ở vùng đất La Mã, ông phải tử vì đạo dưới tay bạo chúa Nero. Tương truyền, ông bị đóng đinh trên thập giá như Chúa Jesus và treo ngược theo lời yêu cầu của ông.
Sau khi Hoàng đế Constantine Đại đế bãi bỏ lệnh cấm đạo khắc nghiệt này, Nhà thờ Thánh Peter được truyền xây gần nơi Thánh Peter bị hành hình gần 300 năm trước. 1300 năm tiếp theo, những chi tiết về ngôi mộ này đã bị quên lãng.
Vào năm 1939, các công nhân tu sửa khu hầm bên dưới Nhà thờ Thánh Peter, nơi mai táng truyền thống của các giáo hoàng, đã có một phát hiện đáng kinh ngạc. Ngay bên dưới sàn nhà, họ phát hiện ra một ngôi mộ La Mã cổ.
Sau nhiều tháng đào bới, những người khai quật đã tìm đến một khu vực những ngôi mộ cổ hơn, gần khu vực bên dưới án thờ. Ngay dưới án thờ, người ta tìm thấy một khu vực chôn cất lớn và một bức tường sơn đỏ. Trong một hốc tường là xương của một người đàn ông. Năm 1968, Giáo hoàng Paul VI tuyên bố đây chính là xương của Thánh Peter.
Nhà thờ hiện nay được xây dựng từ ngày 18/4/1506 và hoàn thành ngày 18/11/1626. Dưới triều đại Giáo Hoàng Julius II đã giao cho ông Donato Bramante là kiến trúc sư trưởng đầu tiên với nhiệm vụ phá đi nhà thờ cũ và xây nhà thờ mới có dạng hình cây Thánh giá kiểu Hy Lạp với mái vòm cao. Sau khi ông Bramante chết năm 1514, công việc đình trệ suốt 30 năm, mọi người chỉ tranh cãi về bản vẽ mà không xây dựng thêm cái gì.
ến năm 1547, kiến trúc sư Michelangelo lúc này đã 72 tuổi được giao làm kiến trúc sư trưởng. Ông thay đổi bản vẽ, xây nhà thờ lớn hơn và thiết kế lại phần mái vòm cũng như trang trí phần bên trong như ngày nay chúng ta thấy. Sau khi ông Michelangelo qua đời, kiến trúc sư Carlo Maderno tiếp tục công trình và hoàn thành năm 1615 dưới thời Giáo Hoàng Paul V.
Thánh đường thánh Peter được mô tả như một thánh đường “giữ vị trí độc nhất trong thế giới Công giáo” và như là “nhà thờ vĩ đại nhất trong những nhà thờ Công giáo”.
Video đang HOT
Lối kiến trúc ban đầu của nó không khác nhiều so với các cung đường Thánh Kito khác ở Rome. Nhưng trải qua 12 thế kỷ, nhà thờ đã được tu sửa nhiều lần và trở nên đa dạng hơn với những bức tường được gắn đá cẩm thạch, hậu cung được trang trí bằng những bức tranh khảm đầy màu sắc. Ngoài ra trong nhà thờ còn có các đồ vật trang trí được làm từ gỗ hương, kim loại, vàng, bạc…
Một công trình kiến trúc vĩ đại
Nhà thờ thánh Peter ngày nay không chỉ là nơi chôn cất của các vị Giáo Hoàng mà còn là một công trình kiến trúc vĩ đại mang nét đặc trưng của kiến trúc La Mã cổ xưa. Nhà thờ có chiều dài 218 mét, mái vòm cao 137 mét, với tổng diện tích 23.000 mét vuông có thể chứa đến 60.000 người ở bên trong.
Nhà thờ có tất cả 778 cây cột, 395 bức tượng và 44 bàn thờ. Chính vì vậy, đây phải nói là kiệt tác nổi tiếng nhất theo phong cách Phục Hưng và cho tới nay vẫn là một trong những nhà thờ lớn nhất trên thế giới, có thể chứa hơn 60.000 người.
Phía trước đền thờ là quảng trường được thiết kế hình dạng bầu dục như thể hiện sự che chở của Chúa đối với các tín hữu nơi đây. Xung quanh quảng trường là 284 chiếc cột được xếp thành hàng và bên trên những chiếc cột này là sự tô điểm của 140 pho tượng điêu khắc với chiều cao 3,24m.
Nổi bật giữa trung tâm quảng trường là hình ảnh cây tháp bút cao chót vót có hình dạng kim tự tháp được làm bằng đá vân cương. Đây được xem là một công trình kinh điển với sự góp mặt của hơn 900 người, 140 con vật, 47 cần trục và 5 đòn bẩy với công suất lớn.
Không những thế, khi bước chân vào quảng trường bạn sẽ có cảm giác như được chào đón hân hoan khi những vòi phun nước được bơm lên từ hai bên bể nước khổng lồ dưới chân tháp.
Đặc biệt mái vòm lớn có hình cong parobole trên nhà thờ được thiết kế bởi Michelangelo là một kỳ tích của kỹ thuật xây dựng và đây là công trình xây bằng gạch có khoảng cách bắc cầu tự do lớn nhất 120m. Tuy nhiên vào năm 90 tuổi Michelangelo qua đời và kiến trúc sư Giacomo della Porta đã thay ông tiếp tục hoàn thành công trình đặc biệt này.
Không chỉ hùng vĩ bởi cảnh vật bên ngoài, mà đền thờ này còn thu hút các tín hữu với không gian vô cùng rộng lớn và đặc sắc bên trong. Nhà thờ có hình thập giá, tâm của thập giá nơi ngã tư giao nhau là bàn thờ chính của nhà thờ, phía dưới là hầm mộ của Thánh Peter và bên trên là mái vòm nhà thờ.
ể chống đỡ mái vòm bên trong nhà thờ có rất nhiều cây cột to lớn, dưới những cây cột đều có những bàn thờ đặt tượng một vị thánh. Có tất cả 39 vị thánh khai sáng giáo hội được thờ trong suốt nhà thờ.
Sàn giáo đường lát bằng đá cẩm thạch hoa vân nhiều màu sắp xếp hài hòa, bóng loáng rất đẹp. Vào những năm 1500, thời xây nhà thờ chưa có máy móc tân tiến để cưa, cắt đá cẩm thạch nhưng không hiểu người ta làm thế nào mà sàn đá nhà thờ trơn tru, bằng phẳng không gợn sóng, những đường nối nhau thẳng tắp và rất khít, độ hở chỉ chừng vài milimet.
ặc biệt là hàng trăm cột đá tròn bằng cẩm thạch bóng lộn vươn lên cao vút tận nóc nhà thờ. Phía trên là những mái vòm cong được trang trí bằng những hoa văn, phù điêu cũng bằng đá hoa cương được chạm trổ vô cùng công phu tinh xảo.
Khắp đó đây, trên tường, dưới những trụ cột vô số những bức tượng đường nét nghệ thuật tuyệt vời. ây là tượng những vị thánh tử đạo, những hoàng đế hay những bức điêu khắc trên đá diễn tả một cảnh nào đó trong thánh kinh.
Khi vào trong nhà thờ, nhiều người sẽ bị choáng ngợp bởi tất nhiều tác phẩm điêu khắc, nhưng nổi bật phía bên tay phải ở cửa vào nhà thờ là bức tượng điêu khắc bằng đá cẩm thạch trắng “Pieta” hay còn gọi là tượng Đức Mẹ Sầu Bi của họa sĩ Michanlangelo.
Đây được xem là tác phẩm huyền thoại của nhân loại. Không chỉ làm cho người chiêm ngưỡng thổn thức, xúc động trước cảnh Đức Mẹ ôm xác Chúa Jesu mà “Pieta” còn là minh chứng hùng hồn cho tài năng hiếm có của điêu khắc gia Michenlangelo.
Phía trên là những mái vòm cong được trang trí bằng những hoa văn, phù điêu được làm bằng đá hoa cương và được chạm trổ tinh tế, công phu. Bên cạnh đó không gian nơi đây càng trở nên thiêng liêng, trang trọng với công trình ngôi mộ của các Giáo Hoàng.
Bên trên ngôi mộ là bàn thờ chính có tán che và 4 cột bằng đồng chống đỡ. Bên dưới bàn thờ này còn có hai bàn thờ khác của Đức Giáo Hoàng Callisto II và Đức Gregorio.
Ngoài ra, khi bước vào thành đường, các tín ngưỡng đã không khỏi xúc động trước bức tượng Thánh Peter được làm bằng đồng và hầu như ai đi qua cũng thể hiện lòng thành kính bằng cách hôn lên hai bàn chân của người.
Với sự tô diểm của những bức tượng điêu khắc xung quanh cùng những bức tranh treo trên tường với chủ đề về tôn giáo đã góp phần tăng thêm sự trang nghiêm và tráng lệ cho không gian cũng như sự hùng vĩ cho đền thờ này.
Hòa An
Theo baophapluat.vn
Giáo hoàng Francis lên án việc phá thai như 'thuê sát thủ'
Trong bài phát biểu tại hội nghị chống phá thai "Nói có với sự sống" (Yes to Life) tại Rome cuối tuần qua, Giáo hoàng Francis đã lên án việc phá thai và ví hành động này như "thuê một tên sát thủ" để giải quyết vấn đề.
Giáo hoàng Francis. Ảnh: CNN
Theo CNN, Giáo hoàng tuyên bố phá thai là hành động không thể chấp nhận được, ngay cả trong trường hợp thai nhi bị bệnh nặng, em bé vẫn có quyền được sinh ra. Đồng thời, ông cũng kêu gọi các bác sĩ cần nỗ lực hỗ trợ phụ nữ hoàn thành thai kỳ.
"Có hợp pháp hay không khi tước bỏ một mạng sống? Có hợp pháp hay không khi thuê một 'sát thủ' để giải quyết vấn đề? Điều này không hợp pháp, không bao giờ việc loại bỏ một sinh mạng con người hay việc thuê một 'sát thủ' là cách giải quyết vấn đề", Giáo hoàng kiên quyết.
Theo Tòa thánh Vatican, khoảng 400 người từ 70 quốc gia đã tham dự hội nghị, bao gồm đại diện của các giáo phận, giám mục và bác sĩ. Phát biểu tại hội nghị quốc tế này, Giáo hoàng cũng chỉ trích "nền văn hóa bị chi phối" ngày nay đang thúc đẩy sự sợ hãi và phân biệt đối xử với những khuyết tật ở trẻ em, tác động đến việc lựa chọn phá thai của nhiều người mẹ.
"Không người nào không thích ứng được với cuộc sống này, không phải vì tuổi tác cũng không phải vì điều kiện sức khỏe hay phẩm chất của họ. Mỗi đứa trẻ đến với thế giới của người mẹ chính là một món quà vô giá", Giáo hoàng nhấn mạnh rằng sự ra đời của chúng đều thay đổi "lịch sử của một gia đình".
Trong trường hợp em bé được chẩn đoán sẽ qua đời ngay sau khi sinh, Giáo hoàng cho rằng thai nhi không nên bị phá bỏ, thay vào đó cần được điều trị y tế khi còn trong bụng mẹ.
Đây không phải lần đầu tiên Giáo hoàng lên án mạnh mẽ việc phá thai. Năm ngoái, ông cũng đã so sánh việc phá thai như "thuê một kẻ giết người theo hợp đồng để giải quyết vấn đề" trong buổi diễn thuyết với các tín đồ ở Vatican.
Để bảo vệ quan điểm của mình, ông đã phải đối mặt với sự chỉ trích dữ dội từ những người ủng hộ quyền tự do phá thai của phụ nữ và giới chính trị gia. Bà Franziska Giffey, Bộ trưởng Các vấn đề gia đình của Đức đã kịch liệt phản đối nhận định của Giáo hoàng Francis.
Tuyên bố của Giáo hoàng được đưa ra đúng vào thời điểm nhạy cảm khi vấn đề phá thai đang gây tranh cãi ở Mỹ. Đầu tháng 5 vừa qua, Thống đốc Brian Kemp của tiểu bang Georgia đã ký dự luật cấm phá thai sau đi thai nhi có nhịp tim. Điều này có thể xảy ra sau mốc 6 tuần, trước khi nhiều phụ nữ biết rằng họ đang mang thai.
Thượng viện tiểu bang Alabama do Đảng Cộng hòa kiểm soát cũng vừa ban lệnh cấm phá thai trong hầu hết hoàn cảnh, kể cả các trường hợp bị hãm hiếp hay loạn luân và chỉ được phép bỏ thai nhi để tránh rủi ro nghiêm trọng đến sức khỏe cho người mẹ. Bên cạnh đó, các bác sĩ tiến hành thủ thuật phá thai có thể bị kết án lên tới 99 năm tù.
Theo Hải Vân/Báo Tin tức
Đức Giáo hoàng cho trẻ em di dân đi 'quá giang' Đức Giáo hoàng Phanxicô cho 8 đứa trẻ di cư một chuyến đi 'quá giang' đầy niềm vui trong xe của ông trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần. Những đứa trẻ này từ Libya mới đặt chân đến Ý hồi gần đây. Khi bắt đầu buổi tiếp kiến chung hôm 15/5, Đức Giáo hoàng đón những đứa trẻ đến từ Syria, Nigeria...