Những liệu pháp tại gia “lợi bất cập hại”
Để tránh uống thuốc, nhiều người có xu hướng chuyển sang chọn lựa các phương pháp được truyền tai trong dân gian để điều trị tại nhà những bệnh thường gặp như cảm lạnh, các vấn đề tiêu hóa hay đau răng.
Tuy nhiên, không phải liệu pháp tại gia nào cũng đảm bảo an toàn và có hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là 6 cách chữa bệnh hại nhiều hơn lợi, có thể gây nguy hại tới sức khỏe:
Bôi bơ hoặc dầu lên vết phỏng. Đây là phương pháp mà nhiều người cho rằng có thể chữa phỏng, nhưng các chuyên gia cho biết việc này chỉ làm chậm quá trình làm dịu mát vết bỏng. Thay vào đó, khi bị phỏng nhẹ, việc đầu tiên bạn cần làm là để vết thương dưới vòi nước đang chảy trong khoảng 20 phút.
Dòng nước có thể làm mát vết phỏng tức thì, giảm đau và ngăn chặn tổn thương sâu thêm. Lưu ý là chỉ sử dụng nước mát chứ không dùng đá lạnh, vì nhiệt độ quá lạnh có thể làm cho vết thương nghiêm trọng thêm.
Bôi kem đánh răng chữa lở môi hay dùng nước súc miệng chữa đau họng đều là những phương pháp không hiệu quả.
Bôi kem đánh răng để chữa mụn và vết loét. Tuy thành phần baking soda trong kem đánh răng có thể giúp làm khô các nốt mụn đang sưng đỏ hoặc những chỗ lở, loét ở môi và miệng, song những thành phần khác trong sản phẩm – như cồn, menthol và hydrogen – lại dễ gây kích ứng da, đặc biệt là khi dùng trên môi.
Dùng nước súc miệng chữa đau họng. Nguyên nhân gây đau họng thường là do nhiễm virus (như trường hợp bị cảm lạnh hoặc cảm cúm), nên không thể sử dụng nước súc miệng để điều trị đau họng. Trái lại, việc súc rửa cổ họng khi đang bị viêm nhiễm sẽ càng gây kích ứng thêm. Cách tốt nhất để giảm triệu chứng đau họng khi cảm, cúm là nghỉ ngơi nhiều và bảo đảm cung cấp đủ nước cho cơ thể, bằng cách uống nhiều nước và uống canh.
Cắt mụn cóc bằng dao hoặc kéo. Mụn cóc là những u nhỏ sần sùi nổi trên da, do virus u nhú ở người (HPV) gây ra. Việc tự ý cắt mụn cóc bằng các dụng cụ sắc nhọn như dao hoặc kéo có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Thay vào đó, chúng ta có thể trị mụn cóc bằng các phương pháp khác an toàn hơn, như sử dụng giấm táo chẳng hạn. Việc bạn cần làm là pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 2:1, sau đó dùng bông thấm dung dịch rồi đắp trực tiếp lên nốt mụn. Sử dụng băng gạc hoặc băng y tế dán cố định miếng bông rồi để qua đêm. Kiên trì thực hiện việc này mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn sẽ thấy mụn cóc xẹp đi và dần biến mất.
Video đang HOT
Dùng rượu Whiskey chữa đau răng. Liệu pháp này có thể khiến một số người thích thú, nhưng thực chất nó không hiệu quả, vì rượu Whiskey chứa rất ít đặc tính gây tê. Tuy không gây hại gì, song áp dụng cách này chỉ phí thời gian, làm chậm trễ quá trình điều trị, cũng như khiến cơn đau răng thêm trầm trọng.
Dùng dầu thầu dầu để kích thích chuyển dạ. Dầu thầu dầu chứa axít ricinoleic vốn có tác dụng nhuận tràng rất mạnh, nên đôi khi nó được chỉ định dùng trị táo bón và làm sạch ruột trước khi khám hoặc phẫu thuật ruột. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy dùng dầu thầu dầu có thể giúp bà bầu sinh con nhanh hơn.
Ảnh hưởng của nhổ răng lên hệ thần kinh
Nhổ răng có ảnh hưởng đến thần kinh hay không là những lo lắng của rất nhiều người. Tâm lý này theo con người từ ngày bé cho đến khi lớn, do vậy rất nhiều người cảm thấy ái ngại khi phải đi nhổ răng. Vậy ảnh hưởng của nhổ răng lên hệ thần kinh là có hay không?
Thực tế, lo lắng ảnh hưởng của nhổ răng lên hệ thần kinh là hoàn toàn có lý. Bởi sâu dưới chân răng là khu tập trung nhiều dây thần kinh rất quan trọng, cho nên nhiều người nghĩ rằng việc nhổ răng có thể khiến thần kinh bị ảnh hưởng ít nhiều.
Trong một số trường hợp, dây thần kinh nằm dưới hoặc rất gần chân răng, nếu việc nhổ răng không được xem xét kỹ lưỡng bằng phim X-quang sẽ không tránh khỏi những nguy cơ chấn thương thần kinh như tê môi cằm, dị cảm... Tuy nhiên, với công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển và lĩnh vực nha khoa cũng tiến thêm một công nghệ mới thì việc phát hiện những bất thường trước khi mổ là có thể.
Bất kỳ chỉ định nhổ răng nào đều phải được đưa ra sau khi bác sĩ đã xem xét kỹ lưỡng các dữ liệu lâm sàng: Như phải chụp phim X-quang khi khám, đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân, có cần thiết phải nhổ răng hay không.
Ảnh hưởng của việc nhổ răng lên hệ thần kinh là có thể nếu như cơ địa của bạn quá yếu, đang mắc phải một số vấn đề sức khỏe khác, hoặc lựa chọn địa chỉ nha khoa không uy tín. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạn ngại nhổ răng, một số trường hợp nếu không nhổ có thể gây ra những biến chứng nặng hơn.
1. Những trường hợp cần phải nhổ răng
- Nhổ răng khôn
Răng khôn là răng cối lớn thứ ba hay răng hàm thứ ba, là răng nằm ở vị trí số 8 thuộc nhóm răng hàm. Đây được xem là chiếc răng tuy mọc chậm nhất nhưng lại gây ra không ít những vấn đề. Thông thường khi người đã trưởng thành từ 18 - 25 tuổi, răng khôn mới bắt đầu mọc.
Khi mọc răng khôn, chiếc răng này có xu hướng chen lấn các răng kế cận gây lệch hàm hoặc sâu răng kế bên, đau răng, cường độ đau tăng mạnh gây sưng hàm, sưng mặt. Do vậy, răng khôn thường xuyên phải nhổ do các biến chứng khi loại răng này mọc lệch là rất cao.
- Nhổ răng khi niềng
Niềng răng là phương pháp tác động lực bền bỉ, liên tục để răng di chuyển từ từ đến vị trí mong muốn trên cung hàm. Các răng khi niềng cần có không gian để di chuyển, do vậy việc nhổ răng để tạo khoảng trống là rất cần thiết.
Nhiệm vụ của niềng răng là điều chỉnh, điều hướng lại các răng về vị trí mong muốn. Trường hợp cung hàm đủ chỗ thì việc dàn đều răng sẽ dễ dàng, nhưng nếu cung hàm không có khoảng trống, bạn đành hy sinh một vài cái răng để sắp xếp trật tự các răng còn lại. Việc nhổ răng khi niềng chủ yếu trong các trường hợp bị vẩu, móm, răng xô lệch, chồng lên nhau...
Tùy vào tình trạng răng của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bao nhiêu cái răng để có đủ khoảng trống. Nhổ răng khi niềng thường ít ảnh hưởng đến thần kinh do đa số răng khi niềng không quá phức tạp như nhổ răng khôn. Nêu răng cua bạn thưa, cung ham co đô lơn hơn cung răng hoăc đa bi mât răng trươc đo thi có thể không cân nhô răng vi đa co đu khoang trông cho răng dich chuyên.
2. Làm thế nào để nhổ răng an toàn?
Ảnh hưởng của nhổ răng lên hệ thần kinh là có, vì vậy trước khi tiến hành nhổ răng bạn cần biết một số thông tin để chuẩn bị cho quá trình nhổ răng suôn sẻ,
Trước khi nhổ răng, bạn sẽ được khám lâm sàng để khai thác tiền sử bệnh, bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số đông - cầm máu và đo huyết áp. Nếu không có bất thường mới tiến hành tiểu phẫu.
Với những ca nhổ răng đơn giản, mức độ can thiệp thường đơn giản, không gây đau, có thể sinh hoạt và đi làm bình thường. Cảm giác đau ít hoặc nhiều tùy vào ngưỡng chịu đau của mỗi người, thường chỉ cần uống 1 hoặc 2 liều giảm đau (Paracetamol 500mg).
Với những ca tiểu phẫu phức tạp hơn ví dụ như răng mọc lệch, mọc ngầm, mọc nghiêng, hay nằm ngang thì mức độ lành là 7-10 ngày. Trong thời gian này bạn có thể bị sưng đau 3 - 5 ngày tùy vào cơ địa của mỗi người. Để hạn chế ảnh hưởng của nhổ răng lên thần kinh thì mọi khâu phải được tiến hành đúng quy trình, kỹ thuật an toàn tại nha khoa uy tín và lựa chọn bác sĩ có chuyên môn cao.
3. Một số biện pháp để đảm bảo an toàn sau khi nhổ răng
- Không ăn thức ăn nóng, không súc miệng mạnh sau khi tiểu phẫu
- Không ăn thức ăn cứng, tránh gây tổn thương vị trí tiểu phẫu
- Có thể chườm đá vào ngày thứ nhất để giảm sưng, từ ngày thứ hai thì chườm nước ấm để tăng lưu thông máu
- Nếu chảy quá nhiều máu, cần quay lại trung tâm điều trị.
Sợ nội soi - căn nguyên khiến bệnh tiêu hóa trở nặng, khó điều trị Hầu hết các bệnh lý đường tiêu hóa đều có thể dễ dàng điều trị nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên do tâm lý sợ nội soi nên phần lớn các trường hợp đều chỉ được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, nhiều biến chứng và khó điều trị. Bệnh nặng vì... sợ khám Theo thống kê bệnh tiêu...