Những lễ hội độc đáo ở xứ Phù Tang
Nhật Bản ngoài những ý nghĩa về những biệt danh, bên cạnh đó còn có những lễ hội khiến mọi người cảm thấy xao xuyến, những người ngoại quốc còn ao ước được tham gia.
Shogatsu – Lễ mừng năm mới
Cũng giống ở Việt Nam, đây là một trong những lễ hội quan trọng của người Nhật, tổ chức vào ngày 1 đến 3 tháng 1 dương lịch. Trong những ngày diễn ra lễ hội ở Nhật Bản, các công ty, nhà xưởng,… đều tạm dừng hoạt động, mọi người trở về sum họp với gia đình của mình.
Shogatsu là một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của Nhật Bản. Khác với một số quốc gia khác trong khu vực Châu Á, người dân xứ hoa anh đào chọn ngày 1 tháng 1 theo lịch dương để chào mừng năm mới. Các gia đình chào mừng Năm mới bằng cách cùng nhau nấu ăn và thưởng thức các món đặc biệt. Người lớn, trẻ nhỏ mặc những bộ kimono truyền thống hay những trang phục đẹp nhất và đi đến nhà người thân chúc sức khỏe, thăm hỏi, đi viếng chùa.
Setsubun – Lễ xua đuổi tà ma
Lễ hội xua đuổi tà ma Setsubun thường được tổ chức vào ngày lập Xuân để đánh dấu thời khắc chấm dứt một mùa đông buốt giá và hân hoan chào mừng một mùa Xuân tươi vui đang đến.
Hoạt động phổ biến vào ngày lễ hội của người Nhật này là ném những hạt đậu tương trước hiên nhà, vừa ném vừa khấn trừ ma quỷ và đón phước lộc vào nhà.
Lễ hội tuyết ở Sapporo, Hokkaido
Lễ hội tuyết Sapporo được bắt đầu từ năm 1950, từ sự kiện những học sinh trung học tạo nên những bức tượng bằng tuyết ở công viên Odori, và phát triển ngày càng lớn hơn với các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật bằng tuyết và băng, thu hút hơn 2 triệu du khách khắp nơi đến tham gia lễ hội.
Khi tham gia lễ hội, họ mang theo xẻng, cưa và cuốc và biến những khối băng tuyết khổng lồ thành những tác phẩm điêu khắc tinh tế như cá voi, hoa, nhà cửa,…Thời tiết thường rất lạnh, nhưng những tách cà phê và Chocolate nóng hổi sẽ làm cho du khách cảm thấy ấm lòng để tiếp tục chiêm ngưỡng những tác phẩm băng tuyết tuyệt đẹp.
Lễ hội búp bê Hinamatsuri
Video đang HOT
Lễ hội búp bê Nhật Bản (Hinamatsuri) là ngày dành cho các bé gái, được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 hàng năm. Tuy không phải là một ngày quốc lễ, nhưng lễ hội đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng độc đáo trong đời sống người Nhật Bản.
Ngoài ra, lễ hội còn có một tên khác là Momo no sekku có nghĩa là “lễ hội hoa đào”. Người Nhật chọn ngày 3 tháng 3 hằng năm tổ chức lễ hội, vì đầu tháng 3 còn là thời điểm hoa đào nở rộ ở Nhật.
Hanami – Lễ hội hoa anh đào
Đây là lễ hội truyền thống của Nhật Bản với tên gọi Hanami, thường diễn ra vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Hoa anh đào là quốc hoa của đất nước mặt trời mọc. Nó tượng trưng cho sự thanh khiết, mỏng manh và trong trắng.
Lễ hội Hanami đã có lịch sử rất lâu đời, được coi là quốc lễ của Nhật Bản và là một nét đẹp văn hóa trường tồn với thời gian, là niềm tự hào của người Nhật. Dưới tiết trời mùa xuân ấm áp, bạn sẽ bắt gặp những cô gái Nhật Bản xinh xắn trong bộ kimono truyền thống hay những gia đình sum họp, ca hát vui vẻ dưới những tán cây hoa anh đào mỏng manh, tinh khiết. Một hình ảnh khó có thể phai nhạt trong lòng các du khách, hay những người đã từng sinh sống và làm việc tại đây.
Kodomo-no-hi – ngày tết thiếu nhi của Nhật Bản
Vào ngày 5 tháng 5 là ngày lễ hội cá chép tưng bừng ở xứ hoa anh đào nhằm mục đích nguyện cầu cho những đứa trẻ trong gia đình luôn được mạnh khỏe, bình an và may mắn. Nếu du khách đặt vé máy bay đi Nhật Bản giá rẻ trong ngày lễ hội của Nhật thì sẽ được chiêm ngưỡng những chiếc lồng đèn cá chép nhan nhản ở khắp nơi. Tương truyền cá chép là loài động vật tượng trưng cho nghị lực, trí tuệ, lòng quả cảm và sự nhẫn nại nên người Nhật hy vọng con cái họ sẽ thừa hưởng những đức tính tốt đẹp đó.
O-Bon – Lễ Vu Lan
Obon hay còn được gọi là Bon (Ngày của người chết), đây là một phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo, là dịp để cầu nguyện cho linh hồn của tổ tiên. Trong những ngày này, người Nhật dù đang ở xa cũng tề tựu đông đủ thăm hỏi ông bà, cha mẹ và viếng mộ người thân.
Ở Việt Nam, chúng ta cũng có một ngày lễ hội tương tự là lễ Vu Lan (hay còn gọi là Lễ Xá tội Vong nhân). Đây là ngày lễ hội của cả nước Nhật và luôn mang đậm sắc màu linh thiêng, huyền bí.
Lễ hội Bon kéo dài trong ba đến bốn ngày, tuy nhiên ngày bắt đầu lại có sự khác biệt giữa các vùng miền của Nhật Bản: Shichigatsu Bon (Bon tháng bảy), tổ chức vào ngày 15 tháng 7 dương lịch, ở các vùng như Tokyo. Yokohama và Tohoku. Kyu Bon (Bon cũ) tổ chức ngày 15 tháng 7 âm lịch ở các vùng phía Bắc Kanto, Chugoku, Shikoku và các đảo ở phía Tây Nam. Hachigatsu Bon (Bon tháng tám) thì được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 dương lịch. Đây là ngày phổ biến nhất và là ngày hội Obon lớn nhất được tổ chức tại cố đô Kyoto.
Lễ hội độc đáo đàn ông Vanuatu bán khỏa thân thực hiện cú nhảy "tử thần" hút du khách
Một trong những "đặc sản" khiến Vanuatu trở thành điểm đến thu hút du khách từ khắp thế giới là lễ hội Nagol tại Pentecost, với những cú nhảy thót tim kiểu "lặn cạn" trứ danh.
Cư dân Pentecost nhảy múa khích lệ các chàng trai trong lễ hội Nagol.
Du khách thót tim với màn "lặn cạn" đặc sắc và kịch tính của lễ hội
Vanuatu là một đảo quốc thuộc châu Đại Dương, ở phía tây nam Thái Bình Dương, phía đông Australia, với dân số chỉ khoảng 300 ngàn người.
Trước năm 1980 Vanuatu có tên gọi là New Habrides, thuộc sự đồng trị của cả Anh và Pháp. Người Việt Nam thời đó thường gọi Vanuatu là Tân Đảo vì thực dân Pháp thường mộ phu từ khu vực Đông Dương đưa sang đó khai phá và canh tác đồn điền.
Cư dân phía nam đảo Pentecost hào hứng tham dự lễ hội Nagol.
Pentecost là một trong 83 hòn đảo tạo nên quốc đảo Vanuata, cách thủ đô Port Vila 190km về phía bắc, với dân số chưa đầy 20 ngàn người. Tại đây vào khoảng thời gian từ giữa tháng 4 tới tháng 6 hàng năm diễn ra lễ hội Nagol (hay còn gọi là N'gol) rất đặc sắc và đầy kịch tính.
Điểm nhấn của lễ hội là những cú nhảy "tử thần" trên mặt đất theo kiểu "lặn cạn", được các chàng trai trẻ thực hiện nhằm mục đích cầu cho mùa màng (lúc đó là mùa khoai mỡ) bội thu và chứng tỏ họ đã là những người đàn ông trưởng thành mạnh mẽ và khéo léo.
Lễ hội Nagol với cú nhảy kiểu "lặn cạn" đã được nhiều thế hệ cư dân trên đảo Pentecost thực hiện từ hàng thế kỷ qua.
Lễ hội Nagol được mệnh danh là một trong những nghi thức đáng sợ nhất hành tinh, nhưng rất cuốn hút các du khách thích trải nghiệm cảm giác mạnh kiểu độc lạ.
Lễ hội được tổ chức công phu bao gồm các màn nhảy múa truyền thống, với những người tham gia nam chỉ quấn nambas (kiểu như chiếc khố nhỏ che dương vật), nữ mặc váy cỏ. Bầu không khí nóng lên rất nhanh khi mặt đất rung chuyển dưới những cú dậm chân và nhảy múa cổ vũ, trong khi đám đông khán giả hồi hộp tập trung dưới chân tháp chờ đón những "thợ lặn cạn" tiếp đất an toàn.
Một cú tiếp đất thót tim khán giả.
Theo một số nguồn tin, lễ hội Nagol bắt nguồn từ truyền thuyết liên quan tới một một cô gái chạy trốn khỏi cuộc hôn nhân bất hạnh của mình. Bị chồng truy đuổi ráo riết trong rừng, cô trèo lên cây cao, rút dây nho tươi cuốn vào mắt cá chân và cố gắng nhảy xuống đất an toàn. Còn chồng cô không may ngã chết.
Hồi hộp chờ mong màn tiếp đất thành công của một "thợ lặn cạn" can đảm.
Để thực hiện nghi thức lễ hội Nagol đàn ông phải tránh quan hệ với phụ nữ trong hai tuần
Ngày nay nghi thức lễ hội này được cho là thể hiện sự nhập môn của các chàng trai muốn chứng minh sức mạnh của mình, đồng thời tầm cao cú nhảy của họ cũng được coi như điềm báo trước mức độ mùa màng bội thu.
Để thực hiện những cú nhảy nguy hiểm đó, các cậu bé bản địa phải tập luyện từ lúc mới khoảng 7 tuổi, bằng cách nhảy xuống từ các tháp gỗ nhỏ chỉ với sợi dây nho tươi quấn quanh chân.
Kiểu "lặn cạn" này được cho là gốc rễ nguyên thủy của cú nhảy Bungee.
Tới lúc muốn được công nhận là đàn ông, các chàng trai phải nhảy từ tháp cao 30m cũng chỉ với sợi dây nho tươi có chiều dài được tính toán sao cho khi lao xuống thì đầu chỉ vừa chạm đất. Do dây nho không đàn hồi nên nếu tính sai dù chỉ 10cm cũng có thể là trong lằn ranh giới mỏng manh giữa sự sống và cái chết hoặc chí ít cũng bị thương.
Để xây dựng tháp gỗ phục vụ lễ hội Nagol, những người đàn ông và nam thanh niên địa phương thường phải ở tập trung một chỗ, tránh quan hệ với phụ nữ để giữ mình thanh sạch trong suốt 5 tuần. Họ cùng nhau vào rừng tìm những cây gỗ tốt, vạt sạch cành lá rồi chẳng buộc vào nhau bằng dây nho tươi. Sau đó đặt các tấm ván gỗ ở những độ cao khác nhau (từ 20-30m) và gắn chặt đế tháp xuống đất.
Một thanh niên nhảy Bungee tại hồ Interlaken, Thụy Sĩ.
Lễ hội Nagol được coi là nguồn cảm hứng cho ông Kiwi AJ Hackett - doanh nhân người New Zealand, sinh năm 1958, phát minh ra kiểu nhảy Bungee và phổ biến môn thể thao mạo hiểm này, sau khi xem màn "lặn cạn" trong lễ hội Nagol.
Kiwi AJ Hackett đã nhảy Bungee từ tháp Eiffel xuống năm 1987, rồi trở thành nhà điều hành nhảy Bungee lâu năm nhất thế giới sau khi thành lập địa điểm Bungee thương mại đầu tiên năm 1988 mang tên AJ Hackett Bungy. Trong khi đó các nhóm bản địa của Vanuatu tới nay vẫn đấu tranh để được công nhận kiểu "lặn cạn" của họ là gốc rễ nguyên thủy của cú nhảy Bungee.
Lễ hội mùa đông xua tan "mây mù" trên cao nguyên trắng Bắc Hà Ngày 21/11, Lễ hội mùa đông Bắc Hà đã mở màn với hàng loạt hoạt động đặc sắc, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự. Ngày 21/11, Lễ hội mùa đông Bắc Hà đã mở màn với hàng loạt hoạt động đặc sắc, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự, xua tan "mây mù" ở...