Những lão ngư trên dòng Nhật Lệ
Đã ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng vì kế sinh nhai, hay chỉ để thỏa nỗi nhớ một thời ra khơi, vào lộng mà ngày ngày họ vẫn nổi trôi theo từng đàn cá trên dòng Nhật Lệ.
Lặng lẽ mưu sinh
Hình ảnh những chiếc thuyền nan ngày ngày lặng lẽ, thả mình trên mặt nước xanh ngắt, mặc cho phố thị phía trên bờ ồn ào, xô bồ… khiến ai đã từng một lần ngắm nhìn dòng Nhật Lệ, có lẽ đều chung cảm nhận về một khung cảnh thanh bình, nên thơ, nhưng cũng cô độc đến nao lòng. Chủ nhân của những chiếc thuyền nan ấy là những lão ngư đã từng oanh liệt thời trai trẻ, cư dân của xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới (Quảng Bình).
Dù đã ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng các cụ vẫn vững tay chèo, ngược sóng, hướng theo luồng cá chạy
Đã thành lệ, cứ sáng tinh mơ, dù ngày nắng hanh, gió chướng, hay giá rét, những chiếc thuyền nan nhỏ bé neo mình ven bờ lại len lỏi, lách qua những chiếc tàu đánh cá to đùng đậu phía ngoài để hướng ra giữa dòng Nhật Lệ thả câu, giăng lưới.
Nữ lão ngư Nguyễn Thị Thòa (70 tuổi) tay cầm chèo cười đùa rổn rang, vì thấy “vị khách” không mời nhưng lại nằng nặc xin theo, cứ ôm chặt mạn thuyền mỗi khi con thuyền nhỏ tròng trành theo sóng. “Mạ tui đẻ tui ngoài biển. Mới 12 tuổi là đi biển cho đến ba năm lại đây, tui mới vô đi câu ở sông. Yên tâm đi, nếu lỡ có việc chi, một chú chớ hai chú tui cũng lôi vô bờ được mà” – bà Thòa dí dỏm nói.
Các cụ vừa câu cá, vừa hàn huyên tâm sự
Phía sau thuyền, ông Nguyễn Thẻo (75 tuổi), chồng bà Thòa cầm chắc tay lái, hướng con thuyền ra phía gần cửa biển Nhật Lệ. Ông Thẻo nói, gió mùa Đông – Bắc mạnh, cá ngoài biển dạt vào cửa sông nhiều nên dễ câu trúng cá to.
Ông cũng vừa nghỉ đi biển mấy năm, con cái không khá giả cho lắm nên hai ông bà sắm chiếc thuyền tự kiếm sống. Theo ông Thẻo, người sống bằng nghề chài lưới, câu kéo phải hiểu quy luật của con nước để đánh bắt hiệu quả. Những khi nước lên, nước xuống, biển động cá thường hay ăn mồi.
Chiếc thuyền ra gần sát cửa biển thì ông Thẻo cho dừng lại. bà Thòa lấy một chùm dây cước trắng muốt, nối với rất nhiều lưỡi câu, bắt đầu găm mồi, rồi lần lượt thả xuống nước. Ông Thẻo cầm lái, cho thuyền trôi nhẹ, đến khi bà Thòa thả hết lưỡi cầu xuống nước thì neo thuyền lại, chờ cá cắn câu.
Bà Thòa nói: “Đây là câu bủa nên phải có hai người mới làm được: người chèo thuyền, người thả câu. Câu ống chỉ cần một người. Ngày gặp cá, có hôm làm được vài ba trăm nghìn, nhưng khi nước ương thì chỉ được dăm ba chục nghìn thôi. Làm nghề chi say nghề nấy chú à! Nhiều hôm, kéo câu lên, được cá to, đã cái tay lắm! Làm mãi chẳng muốn về nhà”.
Video đang HOT
Hình như các lão ngư đều nhận biết được luồng cá đang dạt vào cửa sông Nhật Lệ nên họ tập trung về đây khá nhiều. Gần đó là thuyền câu của vợ chồng lão ngư Phạm Kình (78 tuổi) và Nguyễn Thị Kiên (74 tuổi) cũng đang neo thuyền chờ vớt câu. Trong khoang thuyền, một mớ cá tươi rói, lấp lánh ánh bạc, nhiều con vẫn còn nhảy lóc chóc trong rổ.
“Cá câu không sợ ế. Bữa ni nghe nói là họ ngâm tẩm chi đó, nên dân sành ăn toàn tìm cá câu để ăn thôi. Làm được mấy, đưa lên chợ là họ mua hết ngay. Nhưng tuổi già mà làm nghề ni vất vả lắm, nhất là những khi sóng to, gió nậy. Nhưng lương bổng thì không có, con cái thì khó khăn. Ăn bám lắm cũng tội con, rồi còn tiền cúng quảy, lễ lạt, đau ốm ni khác nữa. Mình còn sức thì phải cố gắng thôi chú ạ” – cụ Kiên tâm sự.
Thành quả của vợ chồng cụ Phạm Kình và Nguyễn Thị Kiên sau một ngày lao động
Phía gần bờ hơn là nữ lão ngư Nguyễn Thị Diễu (82 tuổi), đơn độc một mình, một thuyền với chiếc cần câu trên tay. Cụ Diễu cho biết, nhà chỉ có hai vợ chồng già, nhưng cụ ông ốm yếu nên không thể ra sông được. Thường ngày cụ đứng câu trên cầu Nhật Lệ, nhưng hôm nay trời động nên cụ cố chèo thuyền ra đây, hy vọng câu được nhiều cá hơn.
Theo cụ Diễu, để có được mớ cá ra chợ bán, các cụ phải chen chân đi mua mồi câu từ 3 giờ sáng. “Cái nghề ni cũng đòi hỏi khắt khe lắm! Mồi câu là con tôm nhỏ, chỉ nhỉnh hơn tăm xe máy và phải đang còn sống, cá mới chịu ăn. 20 nghìn một lạng mồi, nhưng mà mua có dễ mô chú”- cụ Diễu nói.
Một thời oanh liệt
“Tui đi câu rứa mà cũng được khá, không chỉ để ăn trong nhà mà còn có bán. Mới rồi tiền tích góp được từ bán cá, tui nhờ con dâu đi mua cho một cái máy chát (máy vi tính) để nói chuyện với hắn (con trai) bên nước ngoài đó”, cụ Quán khoe.
Cụ Nguyễn Thị Quán (80 tuổi) vẫn thường đứng trên cầu Nhật Lệ vừa nhai trầu bỏm bẻm, vừa thả câu kể: Cụ đã từng đi phục vụ trong đội thuyền chở vũ khí, lương thực từ Nghệ An vào Hà Tĩnh. Năm 1967, trong một chuyến ra biển, bị thương nặng, cụ phải về quê dưỡng thương mất 2 năm. Sức khỏe vừa ổn định, cụ lại tham gia vào Đội đánh cá nữ Minh Khai do Anh hùng Lao động Nguyễn Thị Khíu làm đội trưởng.
Những năm đó, giặc Mỹ đánh phá ác liệt, không kể hiểm nguy, đội đánh cá nữ vẫn sánh vai cùng nam giới bám biển sản xuất, phục vụ chiến đấu. “Ai con nhà nghề biển thì đi biển, ai không biết đi biển thì làm lò vôi, dệt vải… Nào là mệ Diễu, ông Khương, mệ Bạch, ông Kình, mệ Kiên, mệ Cẩm, mệ Thòa,… thời đó, ai cũng hăng hái vậy cả chứ riêng chi tui” – cụ Quán nói.
Thời thanh xuân của cụ Quán qua nhanh trong chiến tranh khiến cụ không kịp lấy chồng. Hơn nửa đời người cụ mới nhận một bé trai về nuôi, nay đã lấy vợ, có con và đang đi xuất khẩu lao động.
Mỗi khi nhớ con, cụ Quán lại vác cần câu ra cầu Nhật Lệ, vừa đỡ buồn lại được chuyện trò với những người bạn già. “Tui đi câu rứa mà cũng được khá, không chỉ để ăn trong nhà mà còn có bán. Mới rồi tiền tích góp được từ bán cá, tui nhờ con dâu đi mua cho một cái máy chát (máy vi tính) để nói chuyện với hắn (con trai) bên nước ngoài đó” – cụ Quán khoe.
Cùng buông câu bên cạnh cụ Quán là cụ Nguyễn Thị Bạch (77 tuổi) ở thôn Đồng Dương. Cụ Bạch nhớ lại: “Hồi đó HTX đánh cá Minh Khai của bọn tui là nổi tiếng cả nước, sản lượng cá luôn đứng đầu các HTX khác. Cứ 3 giờ sáng chèo thuyền ra biển, chiều về là có cá nhập cho HTX, có tháng được 20 tấn cá.
Hồi đó răng mà gan dạ rứa không biết, máy bay Mỹ tưởng là tàu vận tải vũ khí của ta nên ném bom thường xuyên, bọn tui vừa bắn trả, vừa thả lưới, không biết sợ là chi. Trước ra khơi, vô lộng, giờ già yếu không đi biển được thì ra đây thả câu cho đỡ buồn”.
Ông Hoàng Ngọc Lành (68 tuổi), Chi hội trưởng Chi hội người cao tuổi thôn Đồng Dương, xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình, cũng là một lão ngư sát cá trên dòng Nhật Lệ cho biết: Thôn ông có 15 cụ còn tham gia đánh bắt cá trên sông, trên biển.
Ở thôn Mỹ Cảnh kế bên, số này còn nhiều hơn. Theo ông Lành, các cụ đều là những kình ngư cự phách một thời, hầu hết đều tham gia chiến đấu, sản xuất trên biển, nay về già vẫn theo nghề cũ. Có cụ thực sự mưu sinh, nhưng cũng không ít cụ vì nhớ nghề mà không bỏ được.
Ông Hoàng Ngọc Lành (68 tuổi), Chi hội trưởng Chi hội người cao tuổi thôn Đồng Dương, xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình, cũng là một lão ngư sát cá trên dòng Nhật Lệ cho biết: Thôn ông có 15 cụ còn tham gia đánh bắt cá trên sông, trên biển. Ở thôn Mỹ Cảnh kế bên, số này còn nhiều hơn.
Theo Hoàng Nam (Tiền Phong)
Quảng Bình: Người dân "chạy đua" với bão số 10
Nắm bắt được thông tin bão số 10 có khả năng ảnh hưởng đến các tỉnh miền Trung, người dân Quảng Bình đang khẩn trương chằng chéo lại nhà cửa, tàu thuyền, buộc lại cây cối... để hạn chế thiệt hại do bão gây ra.
Ghi nhận của PV Dân trí tại địa bàn TP Đồng Hới và một số khu vực lân cận, người dân đang tất bật triển khai các biện pháp ứng phó với bão như: chằng chéo lại nhà cửa, gia cố lại cây xanh dọc các tuyến phố để đề phòng gió lốc đánh đổ. Rất nhiều bao cát đã được sử dụng để hạn chế gió đập mạnh, làm hư hỏng mái che.
Công nhân Công ty cây xanh gia cố lại cây cối dọc các tuyến phố đề phòng gió đánh đổ
Tại một số cửa biển như: Bảo Ninh, Nhật Lệ, Cửa Gianh... ngư dân cũng đã đưa tàu vào nơi neo đậu an toàn, buộc lại tàu thuyền cho chắc chắn để tránh va đập.
Chiều 29/9, Ban chỉ huy PCLB và TKCN TP Đồng Hới đã tiến hành họp khẩn để triển khai các phương án ứng phó với bão số 10. Đến thời điểm này, 585 tàu với 3.378 lao động đã vào bờ tránh trú bão. Các lực lượng chức năng đã giúp bà con ngư dân sắp xếp tàu thuyền vào khu neo đậu tránh va đập, gây vỡ và chìm tàu.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 10, UBND các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Lệ Thủy... cũng đã tiến hành họp khẩn và có thông báo chỉ đạo đến các xã nhanh chóng triển khai công tác phòng, chống bão số 10. Các ban, ngành liên quan tích cực hướng dẫn người dân chằng chống lại nhà cửa; kiên quyết sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, vùng thấp, vùng dễ bị sạt lở, xảy ra lũ quét. Bố trí lực lượng trực, cấm người dân đi qua những vùng khe, suối nguy hiểm, những đoạn đường bị ngập, những nơi thường xảy ra lũ quét và có nguy cơ sạt lở đất. Ban chỉ huy quân sự, công an các huyện chuẩn bị phương tiện và lực lượng để sẳn sàng ứng cứu khi có bão, lụt lớn xảy ra.
Ngư dân neo đậu lại tàu để hạn chế va đập
Liên quan đến công tác ứng phó với bão số 10, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình cũng đã có văn bản gửi các trường, cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh thông báo cho học sinh nghỉ học từ ngày mai (30/9) cho đến khi hết bão, hoặc có văn bản chỉ đạo của Sở cho học sinh đi học lại. Chỉ đạo các trường cắt cử cán bộ, giáo viên, nhân viện trực 24/24 để bảo vệ tài sản và trang thiết bị dạy học, đồng thời ứng phó với bão.
Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Bình, từ sáng mai (30/9), Quảng Bình có gió mạnh dần lên cấp 9 - 10; sau tăng lên cấp 11, cấp 12; giật cấp 14, cấp 15. Trên đất liền từ đêm nay có mưa vừa, mưa to đến rất to. Cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3 - 4 mét.
Một số hình ảnh về công tác phòng, chống bão do PV Dân trí ghi nhận được:
Lực lượng vũ trang chuẩn bị sẵn phương tiện để ứng phó với bão
Che đậy lại nhà cửa để tránh gió hất tung
Đăng Đức - Đặng Tài
Theo Xahoi
TNGT 7 người thương vong: Đại tang ngày đầu năm Trong màn sương mù dày đặc buổi sáng sớm, chiếc xe con chở một đại gia đình 3 thế hệ đang tiến về phía trước thì bất ngờ đâm trực diện vào chiếc xe tải chạy ngược chiều. Vụ tai nạn đã cướp đi sinh mạng của 3 người, 4 người còn lại đang trong tình trạng nguy kịch. Không khí tang thương...