Những lao động mắc kẹt ở Dubai
Hassan và 98 lao động xuất khẩu bị công ty bỏ rơi trong một ký túc xá bụi bặm ở ngoại ô Dubai từ khi Covid-19 bắt đầu.
Hassan, 30 tuổi, sống ở Dubai, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) hơn 10 năm nay. Anh là người Pakistan, sang đây làm công nhân xây dựng theo diện xuất khẩu lao động. Khi Covid-19 ập đến, Hassan mất việc. Không lương, anh không đủ khả năng sống ở UAE, cũng không đủ tiền mua vé máy bay về nhà.
“Chúng tôi khổ quá, chẳng có gì ăn, chẳng được ai hỗ trợ. Vì không có tiền, chúng tôi cũng không về quê được”, Hassan nói. “Chúng tôi lấy tiền đâu mà mua vé?”
Giường kê san sát trong một phòng ở khu ký túc xá ngoại ô Dubai. Ảnh: Guardian.
Hassan và 98 đồng nghiệp phải tự lo liệu cho bản thân, rất ít liên lạc với chủ cũ là một công ty xây dựng địa phương. Ký túc xá nơi họ đang ở là một tòa nhà ba tầng hình chữ U, tường bê tông màu vàng, bên trong là hàng chục căn phòng tồi tàn, kê giường tầng bằng sắt.
Khu nhà không đảm bảo giãn cách xã hội, bị rào lại và có nhân viên bảo vệ canh gác. Khu bếp chung nằm im lìm 6 tháng nay bởi chẳng có gì để nấu nướng.
Covid-19 bùng nổ và giá dầu suy giảm là đòn giáng kép khiến hàng trăm nghìn người mất việc làm ở UAE, nơi gần 90% lực lượng lao động là người di cư. Nhiều người không có việc làm đã mắc kẹt ở UAE, nơi không có mạng lưới an sinh xã hội cho người nước ngoài.
Khi dịch mới bắt đầu, chính phủ UAE yêu cầu các công ty thuê lao động nhập cư chu cấp thức ăn và chỗ ở cho người lao động, dù họ không có việc làm. Tuy nhiên, nhiều công ty không tuân thủ, bỏ mặc người lao động sống nhờ nguồn thức ăn từ thiện. Chính quyền Dubai không trả lời yêu cầu bình luận thông tin này.
“Những người làm từ thiện đến thăm, tặng chúng tôi thứ gì đó nhưng khi không ai đến, chúng tôi phải nhịn đói, chẳng có gì ăn cả”, Hassan nói.
Những người lao động mắc kẹt trong ký túc xá. Ảnh: Guardian
Nhu cầu nhận từ thiện quá lớn. Một số nhóm cộng đồng đang phát hàng trăm suất ăn mỗi tuần.
“Những người lao động nhập cư này đang trong tình cảnh tuyệt vọng”, Claudia Pinto, thành viên The House of Om, một cộng đồng thiền và yoga ở Dubai, gần đây đăng ký làm từ thiện cung cấp hỗ trợ cho người nhập cư trong đại dịch.
“Chúng tôi cung cấp đồ ăn nấu sẵn thay vì gạo hay các nguyên liệu khác để đảm bảo họ ăn ngay chứ không bán lấy tiền. Họ vẫn chịu nhiều áp lực phải gửi tiền về quê nhưng điều quan trọng bây giờ là họ phải ăn để sống đã”, Pinto nói.
Phần lớn tiền lương của người đi lao động xuất khẩu thường được gửi về cho gia đình ở quê. Đa số dự vào khoản tiền thưởng kết thúc hợp đồng, thường là tháng lương thứ 13, để về nước.
Trong khi một số quốc gia tổ chức chuyến bay đón người lao động mắc kẹt hồi hương, tất cả những người được báo Guardian phỏng vấn đều nói không thể đi vì chưa được trả đủ khoản tiền lương còn thiếu.
Ansar Abbas, 39 tuổi, người Pakistan, bị nợ 10 tháng lương từ năm 2019 và đang mất việc. Vợ anh cùng hai đứa con 10 tuổi và 4 tuổi đang chờ ở quê. Abbas không thể trở về với hai bàn tay trắng.
“Đã hơn một năm tôi không có tiền gửi về nhà. Chính tôi còn đang chết đói, tôi không thể gửi về thứ gì”, anh nói. “Chúng tôi phát ốm và mệt mỏi với nơi này, muốn chạy trốn, nhưng tôi không thể về nước trắng tay”.
Trong khi đó, một số người ở ký túc xá vẫn có việc làm và vẫn đi làm, thậm chí không được trả lương. Shahadat, 28 tuổi, người Bangladesh, vẫn làm việc dù không nhận lương từ tháng 1. Anh phải nuôi bố mẹ già và muốn tích cóp tiền để lấy vợ, nhưng không thể nếu không có thu nhập.
“Tôi yêu lao động, tôi muốn làm việc ở Dubai”, Shahadat nói. “Chẳng ai lắng nghe chúng tôi. Không ai cảm nhận được nỗi đau của chúng tôi. Họ không hề nghĩ cho gia đình, cuộc sống và tương lai của chúng tôi”.
Quốc kỳ Việt Nam rực sáng trên tòa tháp cao nhất thế giới
Đúng vào ngày Quốc khánh Việt Nam, toàn bộ tòa tháp cao nhất thế giới Burj Khalifa tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) sáng rực rỡ trong sắc cờ đỏ sao vàng.
Trang Facebook của Burj Khalifa tối 2/9 (theo giờ địa phương) đã cho đăng tải đoạn video ghi lại hình ảnh tòa tháp cao chọc trời này đang được thắp sáng bằng hình quốc kỳ Việt Nam cùng lời chúc mừng quốc khánh Việt Nam.
Thông điệp chúc mừng Quốc khánh Việt Nam trên trang Facebook của Tháp Burj Khalifa.
Nhân dịp này, tòa nhà của Công ty Dầu khí quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) tại thủ đô UAE cũng sáng đèn trên nền quốc kỳ Việt Nam.
Quốc kỳ Việt Nam rực sáng trên tòa nhà ADNOC ở Abu Dhabi. Ảnh: Đại sứ quán UAE tại Việt Nam
Theo Đại sứ quán UAE tại Việt Nam, chiếu quốc kỳ trên Tháp Khalifa cao 828 mét là một nghi thức của chính quyền Dubai và UAE nhằm thể hiện sự trọng thị với một số nước đối tác đặc biệt.
Sau 27 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1993 - 2020), UAE và Việt Nam đã xây dựng được quan hệ thương mại lớn mạnh. Các doanh nghiệp UAE đang đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bất động sản, cảng biển, dầu khí, du lịch và dịch vụ tại Việt Nam. Ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực thương mại bán lẻ, sửa chữa xe có động cơ và bất động sản tại UAE.
Hiện UAE là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Trung Đông và Châu Phi. Trong khi, Việt Nam được coi là cửa ngõ hàng đầu để UAE tiến vào thị trường rộng lớn với 600 triệu dân của ASEAN.
Kim ngạch thương mại song phương năm 2019 đạt gần 6 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu gần 5 tỷ USD. Hai nước đặt mục tiêu nâng con số này lên 10 tỷ USD trong những năm tới.
Putin: Chưa cần triển khai lực lượng Nga ở Belarus Tổng thống Putin khẳng định hiện chưa cần triển khai các lực lượng an ninh Nga ở Belarus và tình hình tại quốc gia này đang dần ổn định. Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay nói trên truyền hình rằng người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko đã đề nghị ông thành lập một lực lượng cảnh sát dự bị, nhưng cam kết...