Những láng giềng ‘khổ sở’ vì Trung Quốc
TQ có 14 láng giềng trên bộ và từng có tranh chấp lãnh thổ với tất cả, trừ Pakistan. Một số đã được thỏa thuận xong nhưng vẫn tồn tại nhiều tranh chấp đến tận ngày nay.
Nepal và Bhutan đều từng bị Trung Quốc xem là thuộc về Tây Tạng
Trung tâm Eu-asia cho hay với diện tích lớn thứ ba trong khu vực, Trung Quốc chia sẻ 22.000 km đường biên giới với 14 quốc gia, bao gồm Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào và Việt Nam.
Láng giềng duy nhất không có tranh chấp với Trung Quốc là Pakistan vì giữa 2 nước là quan hệ đồng minh. 2 nước ký thỏa thuận biên giới năm 1963, trong đó Trung Quốc nhượng 1.942 km2 đất cho Pakistan, đổi lại Pakistan công nhận nhiều khu vực ở Bắc Kashimir và Ladakh của Ấn Độ thuộc về Trung Quốc.
Dưới đây là liệt kê những tranh chấp lớn của Trung Quốc
Ấn Độ
Biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc yên ổn suốt hàng ngàn năm và Ấn Độ là một trong những nước đầu tiên đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào năm 1950.
Lính Trung Quốc cầm biểu ngữ đi vào vùng Ladakh của Ấn Độ vào ngày 5-5-2013. Ảnh: AP
Điểm nóng tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước là Aksai Chin và Arunachal Pradesh. Với Aksai Chin, Trung Quốc xem đây là một phần của thị trấn Hòa Đoàn thuộc khu tự trị Tân Cương, còn Ấn Độ xem là vùng đất của quận Ladakh thuộc bang Jammu và Kashmir. Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép 38.000 km2 tại đây. Aksai Chin không có người ở lẫn tài nguyên nhưng lại có vị trí chiến lược bởi nó nối Tây Tạng với Tân Cương. Với Arunachal Pradesh, Trung Quốc chiếm giữ 90.000 km2 với mô tả là vùng “Nam Tây Tạng”.
Ấn Độ từng thua Trung Quốc trong cuộc chiến biên giới ngắn ngủi vì tranh chấp biên giới dọc theo dãy Himalaya vào năm 1962.
Nga
Video đang HOT
Biên giới chung giữa Nga và Trung Quốc kéo dài 4.300 km. Khu vực tranh chấp chủ yếu ở đảo Zhenbao (Nga gọi là Damansky) trên sông Usuri và một số đảo khác trên sông sông Amur và Argun. Trung Quốc những vùng đất này nhưng bị rơi vào tay Nga bởi những hiệp ước thiếu công bằng do nhà Thanh và Sa hoàng ký vào thế kỷ 19.
Hai nước từng đụng độ biên giới trong vòng 7 tháng vào năm 1969. Sau đó cùng năm, Trung Quốc chiến tranh tiếp với Tajikistan vì tranh chấp núi Pamir (giáp Tân Cương), khiến cho quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô rạn nứt. Đến năm 2005, tranh chấp biên giới Nga – Trung tạm ổn định sau khi Nga lần lượt ký các thỏa thuận nhượng lại các khu vực trên cho Trung Quốc.
Nhưng thế vẫn chưa hết, tờ Pravda cảnh báo về nguy cơ mất vùng Viễn Đông của Nga khi người Trung Quốc tràn qua đây quá đông.
Triều Tiên
Là đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc, Triều Tiên chia sẻ với “đàn anh” 1.416 km đường biên giới, chủ yếu được phân định bằng 2 con sông Yalu (Áp Lục) và Tumen (Đồ Môn) theo hiệp ước ký năm 1962.
Tranh chấp cũng từ 2 con sông này mà ra, bao gồm giới tuyến giữa sông, các hòn đảo trên sông và đặc biệt là ngọn núi Paektu cao nhất trong vùng – nơi khởi nguồn của 2 con sông. Đáng nói là Paektu được cả người Triều Tiên lẫn Hàn Quốc xem là núi thiêng của dân tộc.
Một nguồn gốc tranh chấp khác là đường ra biển Nhật Bản. Do đoạn cuối của sông Tumen chảy giữa Triều Tiên và Nga nên Trung Quốc bị bít lối ra biển Nhật Bản. Tất cả những tranh chấp chưa bao giờ được chính thức đàm phán vì Triều Tiên quá lệ thuộc vào Trung Quốc.
Sông Yalu và Tumen phân định ranh giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc
Các nước Trung Á
Trung Quốc khá thành công trong việc dàn xếp tranh chấp lãnh thổ với các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ.
Kyrgyzstan
Trung Quốc đòi chủ quyền phần lớn Kyrgyzstan với lý lẽ những vùng đất này bị nhượng lại cho Nga vào thế kỉ 19 theo những hiệp ước thiếu công bằng. Theo hiệp ước 2 nước ký năm 1999, Kyrgyzstan nhận 70% diện tích tranh chấp, còn Trung Quốc lấy 9 km2 thuộc vùng núi Uzengi-Kush nằm ở phía Nam khu vực Issyk Kul.
Kazakhstan
Có đường biên giới dài 1.700 km, tranh chấp giữa Trung Quốc và Kazakhstan bắt đầu từ thời Liên Xô, liên quan đến khu vực rộng 680 km2 gần đèo Baimurz và 280 km2 gần sông Sary-Charndy.
Hiệp ước ký năm 1998 đem lại cho Trung Quốc 20% diện tích này, đổi lại là một gói hỗ trợ kinh tế bao gồm: đầu tư vào một trong những mỏ dầu lớn nhất của Kazakhstan kèm theo hệ thống đường ống 3.000 km trải khắp nước và chương trình hợp tác kinh tế trong 15 năm. Kazakhstan ngày càng quan trọng với Trung Quốc bởi vị trí địa lý kề sát Tân Cương.
Tajikistan
Sau khi đạt được thỏa thuận với Kyryzstan và Kazakhstan, đàm phán biên giới giữa Trung Quốc và Tajikistan bị đình lại cho nội chiến ở Tajikistan. Hiệp ước ký năm 1999 đem lại cho Trung Quốc một khu vực rộng 1.000 km2 ở núi Pamir. Diện tích này chỉ xấp xỉ 5,5% so với đòi hỏi trước đó – dựa vào “chứng cứ lịch sử” từ thời nhà Thanh – của Trung Quốc.
Cũng như với Kazakhstan, Trung Quốc ký hiệp ước với Tajikistan vì trông chờ các nước Trung Á trấn áp các tổ chức Hồi giáo và chủ nghĩa ly khai của người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
Afghanistan
Bất chấp hiệp ước song phương năm 1963, Trung Quốc vẫn xâm lấn Afghanistan và đang chiếm tỉnh Bahdakhshan. Do Taliban rất ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ ly khai ở Tân Cương nên Trung Quốc tăng cường đầu tư vào giao thông, thương mại và kinh tế Afghanistan để chính quyền Kabul đối phó với Taliban.
Mông Cổ
Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ Mông Cổ với lý lẽ nước này thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ đời nhà Nguyên (1271-1368). Nhưng thực tế ngược lại, chính Thành Cát Tư Hãn mới chiếm được Trung Hoa khi đó. Kể từ khi được quốc tế công nhận nền độc lập vào năm 1946, Mông Cổ chia sẻ biên giới dài 4.677 km với Trung Quốc. Hai nước ký hiệp ước biên giới vào năm 1962.
Ngoài những nước kể trên, Trung Quốc từng có tranh chấp với Bhutan và Nepal trong quá khứ với cùng lý lẽ 2 nước này thuộc về Tây Tạng nên cũng thuộc về Trung Quốc. Giữa Nepal và Trung Quốc từng xảy ra chiến tranh vào năm 1788-1792 nhưng nay Trung Quốc là nhà đầu tư chính vào nước này.
Ngược lại, Bhutan là đồng minh truyền thống của Ấn Độ và không thiết lập quan hệ chính thức với Trung Quốc. Giữa 2 nước có đường biên giới chung gần 470 km với vùng tranh chấp vào khoảng 495 km2.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có tranh chấp với Myanmar, Lào và cả Campuchia dựa trên những “bằng chứng lịch sử” nhưng hiện nay đều đã thỏa thuận êm xuôi.
* Còn tiếp
Theo Xahoi
Philippines, Indonesia đạt thỏa thuận về tranh chấp trên biển
Philippines hôm 19/5 cho biết, đã đi tới một thỏa thuận với Indonesia về tranh chấp biên giới biển sau 20 năm đàm phán, và hy vọng sẽ sớm ký hiệp ước, AP đưa tin.
Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, nước này và Indonesia đã kết thúc hội đàm vào cuối tuần qua ở Jakarta, Indonesia với một dự thảo hiệp ước và một hải đồ cho thấy đường biên giới đã được nhất trí về đặc khu kinh tế chồng lấn ở biển Celebes và Mindanao.
Một đặc khu kinh tế là đoạn ranh giới 370km trên biển, nơi một nước có đặc quyền đánh bắt và khai thác khí, dầu dưới biển theo Quy tắc của Liên Hợp Quốc về Luật biển.
Các nhà đàm phán hai bên đã nhất trí về một hiệp ước để các nhà ngoại giao hàng đầu mỗi nước ký kết trong thời gian sớm nhất, Bộ Ngoại giao Philippines ra thông báo cho biết.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết, thỏa thuận trên chi tiết chưa được công bố, là một thông tin đáng mừng tại khu vực có nhiều xung đột lãnh thổ.
Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Evan Garcia, trưởng phái đoàn Philippines tại hội đàm Jakarta nói, việc kết thúc thương thuyết cho thấy "tình hữu nghị, sự kiên nhẫn, thiện chí và cam kết giải quyết các vấn đề trên biển một cách hòa bình" của hai nước.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Thái Lan bắn chết 69 người Campuchia "vượt biên trái phép" Bộ Nội vụ Campuchia hôm 20/2 khẳng định binh sĩ Thái Lan đã bắn chết 69 người Campuchia bị cáo buộc vượt biên trái phép vào nước này trong năm 2013. Binh sĩ Campuchia ở gần đền Preah Vihear. Ảnh: BBC Tại một hội nghị thường niên ở thủ đô Phnom Penh, ông Khieu Sopheak, Tổng Thư ký Bộ Nội vụ Campuchia, cho...