Những “làng đá” ở An Ninh Đông
Theo sự phát triển kinh tế – xã hội, các làng biển xưa giờ đều mang diện mạo mới, trù phú, tươi mới hơn; tuy nhiên, tại thôn Phú Hạnh (xã An Ninh Đông, H. Tuy An, tỉnh Phú Yên), song song với sự phát triển, người dân nơi đây vẫn còn lưu lại khá nhiều công trình dân sinh làm từ đá, tạo nét chấm phá độc đáo cho một làng biển và níu chân những du khách đến đây.
Du khách tạo dáng với đá.
Đá đồng cam cộng khổ
Ông Phạm Tấn Tài (77 tuổi), một lão làng về xếp đá ở Phú Hạnh, cho biết gia đình ông sống ở thôn Phú Hạnh đã nhiều đời, từ xa xưa, người trong làng đã biết xếp đá thành những công trình dân sinh phục vụ cuộc sống. Trải qua rất nhiều thời gian, đến nay dù đã có những vật liệu mới như bê-tông cốt thép thay thế nhưng đá vẫn còn được rất nhiều gia đình sử dụng vì thẩm mỹ và tiện ích mà nó mang lại.
Chỉ vào một gò cao ở thôn, ông Tài cho biết thêm, trước đây, nó là một gò đá với rất nhiều đá đủ cỡ lớn, nhỏ. Về sau do nhu cầu của người dân nên đá được khai thác để làm công trình. “Ngày ấy mọi khâu khai thác đá đều làm thủ công chứ không có máy móc gì hỗ trợ. Do địa hình ở đây không bằng phẳng, đất đai dễ bị xói mòn vào mùa mưa nên rất nhiều nhà phải làm bờ kè bằng đá để giữ đất. Trong thời buổi ấy, vật liệu xây dựng hiếm hoi nên những công trình dân sinh như nhà cửa, chuồng trại, hàng rào, giếng nước, kênh mương đều được làm bằng đá. Để phá được những tảng đá to, chúng tôi nấu nước sôi đổ lên cho đá giãn ra rồi lấy búa tạ đập cho vỡ. Bằng cách ấy, dân trong làng đã khai thác hết một gò đá”.
Theo ông Lê Văn Trục, một thợ xếp đá của thôn Phú Hạnh, ngày trước, cả làng, già trẻ lớn bé ai cũng biết xếp đá. Công việc này nặng nhẹ theo từng công đoạn, đòi hỏi người thợ vừa có sức khỏe để đập đá, vừa cần có kỹ thuật xếp đá cho êm. Sau khi đập những viên đá có kích thước lớn, người ta bắt đầu giăng dây, lấy mực rồi xếp đá.
Thông thường, khi xếp, những viên đá lớn được xếp trước và phải chọn chỗ êm, không gập ghềnh để đặt viên đá. Sau khi xếp xong, người ta tiếp tục lèn vào các hòn đá nhỏ, nhỏ hơn, và cuối cùng là nhỏ nhất. Phía trong phần móng nếu đổ đá dăm thì công trình có khi tồn tại cả trăm năm. “Một bờ đá được xếp khéo đến con chuột nhắt chui cũng không lọt, tường phải thẳng đứng, bằng phẳng, không có viên đá lồi lõm ra vào”, ông Trục cho biết.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Khương (1950), Chi Hội trưởng Hội Nông dân thôn Phú Hạnh cho biết, hiện tuy đã có nhiều vật liệu mới nhưng các công trình bằng đá vẫn được người dân ở Phú Hạnh ưa chuộng. Như bức tường đá nhà ông Phạm Tấn Tài đã tồn tại hơn nửa thế kỷ.
Trong thôn còn có cả chục bức tường rào đá. Chi phí làm một công trình đá dân sinh thường cao gấp 3 lần bê-tông cốt thép nhưng nhiều người vẫn dùng đá để làm chuồng bò vì ưu điểm của nó là mùa mưa ấm, mùa nóng mát; các công trình bằng đá khác thì bền bỉ, thân thiện với môi trường.
Nét chấm phá độc đáo ở làng biển
Ở các xã An Thọ, An Lĩnh, An Ninh Đông, An Hiệp, An Thạch, An Dân… của H. Tuy An, vẫn còn nhiều con đường đá, giếng đá, hàng rào đá, mộ đá, nhà kho bằng đá. Ở An Ninh Đông, đặc biệt là thôn Phú Hạnh, nơi còn lại rất nhiều công trình dân sinh bằng đá, tạo nên nét chấm phá độc đáo ở làng biển này.
Theo thời gian, số người xếp đá nhuần nhuyễn ở làng biển này không còn nhiều như trước. Chỉ một ít thanh niên yêu thích công việc này còn đi theo các bậc cao niên học nghề; còn đa phần đều đi làm nghề khác. Tại thôn Phú Hạnh, hiện chỉ còn khoảng 20 người chuyên làm nghề xếp đá. Công xếp đá ở mức 250.000-260.000 đồng/ngày, nhưng đa số những người này đều đã lớn tuổi.
Với người ở nơi khác đến, đây thực sự là ngôi làng lạ mắt, bởi những bờ rào đá, vách tường bằng đá, giếng nước được xếp bằng đá, cả những ngôi mộ trên đồi hoang cũng được bao bọc bởi đá. Khách du lịch trong nước, nhất là nhóm khách trẻ, khách du lịch quốc tế, những đôi trẻ chụp ảnh cưới, đoàn làm phim tìm đến nơi đây để ghi lại những hình ảnh trong một không gian hoang sơ và bình yên của đá.
Lý Đình Huy, một bạn trẻ đến từ Hà Nội, chia sẻ: “Thời gian gần đây, Phú Yên là điểm đến được rất nhiều phượt thủ lựa chọn. Nhóm chúng tôi ban đêm về các homestay ở Tuy Hòa ở, còn ban ngày đi khám phá các địa điểm du lịch hoang sơ. Gành Đá Đĩa là điểm check-in không thể bỏ qua, nhưng trước khi đến với gành Đá Đĩa nổi tiếng ấy, đi qua ngôi làng này, chúng tôi đã bị hút hồn bởi vẻ đẹp đơn sơ của đá. Ngoài các địa điểm trên bản đồ du lịch, tôi sẽ giới thiệu bạn bè một ngôi làng với nhiều công trình dân sinh được làm từ đá độc đáo”.
Ông Nguyễn Khương, Trưởng thôn Phú Hạnh, cho biết ngay trên gò đá ngày xưa, hiện nay, thôn xây một công viên làm nơi giải trí cho người dân, ở đó bờ giữ đất, bờ tường được xếp từ đá, góp phần giữ gìn nét văn hóa đá của địa phương.
Theo cadn.com.vn
Phát hiện thêm 4 'anh em' của Ghềnh Đá Đĩa Phú Yên
Ghềnh Đá Đĩa lâu nay là danh thắng độc nhất vô nhị ở Việt Nam và cả ASEAN với loại đá bazan gần 200 triệu năm tuổi.
Nham thạch phun từ miệng núi lửa, gặp nước biển lạnh, đông cứng lại và xảy ra hiện tượng ứng lưu, tạo sự rạn nứt toàn bộ khối thạch khổng lồ. Đá bị nứt theo mạch dọc tạo thành những cột thẳng đứng hoặc xiên ngang, đồng thời lại có những đường nứt ngang cắt các cột đá thành nhiều khúc.
Thác Vực Song (Thác Đôi Lứa, Thác Vợ Chồng) ở xã An Lĩnh, huyện Tuy An.
Ngoài Việt Nam chỉ một số nước có Đá Đĩa tượng tự. Châu Á có Jusangjeolli Jeju (Hàn Quốc), Takachiho (Nhật Bản), Breichat HaMeshushim (Israel) và Stolbchaty (Di sản thế giới - Nga). Châu Âu có Giant's Causeway (Di sản thế giới -Ireland), Svartifoss (Iceland) Los Órganos (Tây Ban Nha), Fingal (Scotland). Châu Mỹ có Devils Postpile (Mỹ), Los Prismas Basalticos (Mexico). Châu Phí, Úc và Asean không có.
Thác Vực Hòm (Thác Độc Thân) ở xã An Lĩnh, huyện Tuy An.
Tuần rồi, trong khi khai thác đá xây dựng, Đồi Đá Đĩa ở An Phú phát lộ dài cả kilometre, làm ngỡ ngàng nhiều người. Nhân dịp này, Phú Yên công bố luôn gia đình Đá Đĩa của tỉnh. Ghềnh Đá Đĩa đang đón khách du lịch ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An; không còn lẻ loi mà có thêm mấy anh em Đá Đĩa khác nhận anh em họ.
Thứ nhất là Hòn Đá Đĩa ở xã An Hòa, huyện Tuy An, cách bờ chừng 300m. Đây là đảo nhỏ cao độ 70m, đường kính khoảng 200m và toàn đá. Dân gian gọi là Hòn Yến vì thủa xưa, yến rợp đảo. Có người bảo đảo giống tổ yến. Mặt ngoài của Hòn Yến là vỉa Đá Đĩa cực đẹp.
Hòn Yến (Hòn Đá Đĩa) ở xã An Hòa , huyện Tuy An.
Thứ hai là Thác Đá Đĩa ở xã An Lĩnh, huyện Tuy An gồm Thác Vực Hòm, còn gọi là Tháp Độc Thân và Tháp Vực Song, còn gọi là Thác Đôi Lứa, Thác Vợ Chồng. Cả hai thác đều có cấu trúc Đá Đĩa bao bọc, cao khoảng 15m với cảnh trí đẹp mắt. Hồ thác có thể tắm. Mùa mưa lớn phải mặc áo phao cho an toàn.
Vực Trà Cối ở Vùng 7 xã An Xuân, huyện Tuy An.
Thứ ba là Núi Đá Đĩa ở xã An Xuân, huyện Tuy An với Vực Trà Cối, Thung Lũng và Vách Đá Dĩa ở Vùng 7. Các điểm này đều là láng giềng nhưng diện mạo vả cảnh quan khác lạ. Có người gọi là Suối Đá Đĩa vì các vỉa đá sát vách núi và bờ suối.
Núi Đá Đĩa ở thung lũng Vùng 7 xã An Xuân, huyện Tuy Hòa.
Thứ tư là Đồi Đá Đĩa ở xã An Phú, thành phố Tuy Hòa. Có cả đồi, hồ, tường thành; tình cờ được phát hiện trong quá trình các máy xúc cạp đá. Những vỉa Đá Đĩa không lồ chỉ cách mặt đất nửa mét với vô vàn cấu trúc độc đáo. Lãnh đạo tỉnh lập tức chỉ đạo ngưng khai thác, giữ nguyên hiện trường để nghiên cứu và làm du lịch.
Đồi Đá Đĩa mới phát lộ ở xã An Phú, thành phố Tuy Hòa.
Như vậy, gia đình Đá Đĩa Phú Yên hiện nay có 5 anh em gồm 4 ở Tuy An và 1 ở Tuy Hòa. Dù cùng họ, có tuổi và một mẹ núi lửa sinh ra nhưng không ai giống ai mà "Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười". Mấy anh em Đá Đĩa ở An Lĩnh và An Xuân còn có cây xanh đội đầu kỳ thú.
Ghềnh Đá Đĩa ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An.
Có người bảo "Phú Yên trúng số, được Tổ du lịch đãi". Vấn đề còn lại là khai thác sao cho hiệu quả và bền vững. Các công ty lữ hành đang rục rịch tung tour mới "Khám phá gia đình Đá Đĩa Phú Yên".
Ảnh: Lê Quốc Minh
Theo theleader.vn
Khảo sát mỏ đá An Phú, nơi xuất lộ đá dạng cột như đá dĩa Nhiều cột đá lục giác độc đáo đã phát lộ xung quanh gành Đá Dĩa hiện hữu giúp danh thắng địa chất độc đáo này được mở rộng thêm ra, tăng thêm vẻ đẹp hiếm có của thiên nhiên nơi này. Theo Báo Tuổi Trẻ











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

'Thiên đường biển' xanh như ngọc ở Bà Rịa - Vũng Tàu, hợp với ai thích yên tĩnh

Du lịch Nhật Bản với kỳ nghỉ 'tuần lễ vàng' đặc biệt sôi động

Biển xanh, cát trắng, hải sản tươi ngon ở Xuân Thành

Hướng Hóa sẵn sàng cho mùa cao điểm du lịch hè

Đi đâu, chơi gì dịp 30/4 tại TP. Hồ Chí Minh: Gợi ý những điểm đến không thể bỏ lỡ

Nhiều tuyến tàu hỏa chặng ngắn đang hút khách

Đa dạng sinh học 'vàng ròng' của Thanh Hóa trên bản đồ du lịch Việt

10 điểm đến được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới

'Vùng vàng' du lịch Tây Bắc khi Lào Cai và Yên Bái sáp nhập

Quần thể ngô đồng bung hoa, nhuộm hồng núi rừng Quảng Trị

Venice (Italy) thu phí vào cửa gấp đôi với du khách đặt vé trễ

Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Ẩm thực tỉnh Ninh Thuận: Sẽ chào đón khoảng 200.000 lượt khách du lịch
Có thể bạn quan tâm

Sao nam Vbiz và học trò kém 30 tuổi lộ tình trạng hiện tại sau 3 tháng công khai chuyện yêu
Sao việt
12:26:12 18/04/2025
2 món ăn giúp đổi vị cho gia đình: Chỉ khoảng 15 phút nấu mà hương vị đậm đà, nước dùng ngọt ngon vô cùng
Ẩm thực
12:16:55 18/04/2025
Xe Subaru được trang bị túi khí nhằm bảo vệ an toàn cho cả người đi xe đạp
Ôtô
12:13:43 18/04/2025
Đừng ngại 'khơi gợi' nét riêng với những chiếc áo cổ yếm
Thời trang
12:04:35 18/04/2025
Nữ giáo viên 35 tuổi bỏ việc vì "muốn xem thử thế giới rộng lớn", 10 năm sau có hối hận không?
Netizen
11:39:14 18/04/2025
Ngôi mộ 28.000 năm hé lộ bí ẩn về đứa trẻ lai giữa hai loài người
Lạ vui
11:34:57 18/04/2025
Ở tuổi 39, sau 6 năm học cách tiết kiệm tối giản, tôi cảm thấy thư giãn và hạnh phúc!
Sáng tạo
11:32:21 18/04/2025
4 nàng WAG "đổi đời" sau khi trói chắt được trái tim cầu thủ nổi tiếng: Một mỹ nhân có 65 triệu lượt theo dõi
Sao thể thao
11:30:49 18/04/2025
Nối tiếp Jennie, Lisa gây tranh cãi khi diện đồ hở bạo và có phần phản cảm
Phong cách sao
11:27:57 18/04/2025
3 con giáp có lộc bất động sản từ tháng 4 năm 2025, 1 con giáp cần cẩn trọng tránh rủi ro không đáng có!
Trắc nghiệm
11:23:30 18/04/2025