Những lần phi công Mỹ bỏ mạng vì xâm phạm không phận Liên Xô
Chiến đấu cơ Liên Xô từng không ít lần đụng độ với chiến đấu cơ Mỹ thời Chiến tranh Lạnh, và không phải lúc nào mọi chuyện cũng kết thúc trong yên bình.
Máy bay do thám U-2 của Mỹ.
Theo Sputnik, Bộ Quốc phòng Nga hồi tuần trước thông báo về việc phát hiện 18 máy bay nước ngoài và phương tiện bay không người lái áp sát không phận nước này.
Các chiến đấu cơ thuộc lực lượng không quân vũ trụ Nga xuất kích 8 lần để xua đuổi những vị khách không mời.
Nhân sự kiện này, nhà phân tích quốc phòng Andrei Stanavov đã điểm lại 3 lần chiến đấu cơ Liên Xô can thiệp vì máy bay nước ngoài xâm phạm không phận thời Chiến tranh Lạnh.
Không chiến trên bầu trời
Ngày 29.7.1953, hai chiếc MiG-17 của không quân Liên Xô thuộc phi đội Thái Bình Dương xuất kích sau khi phát hiện máy bay không rõ danh tính xâm phạm không phận ở Vladivostok.
Áp sát mục tiêu, phi công lái MiG nhìn thấy chiếc máy bay ném bom 4 động cơ của Mỹ ở độ cao khoảng 10.000 mét, hướng về phía đảo Askold, nơi có căn cứ không quân Nga.
Theo chuyên gia Stanavov, chiếc RB-50G nổ súng ngay khi nhận thấy tiêm kích Liên Xô áp sát. Loạt đạn trúng phải một chiếc MiG do trung úy Alexander Rybakov điều khiển.
Chiếc MiG-17 tương tự như loại từng bắn rơi máy ba ném bom Mỹ.
May mắn rằng, mặc dù bị hư hại nhưng chiếc MiG-17 vẫn có thể bay tiếp được. Nhận thấy thời gian cho đối thoại đã hết, phi công MiG nổ súng đáp trả.
Vài phút sau, chiếc máy bay ném bom do Boeing sản xuất vỡ tan thành nhiều mảnh và rơi xuống biển. Trong số 18 người trên máy bay, chỉ có cơ phó John Ernst Roche là sống sót.
Hai năm sau đó, tháng 4.1955, trận không chiến khác lại nổ ra. Lần này là ở vùng Viễn Đông gần Kamchatka.
Chiếc máy bay do thám RB-47E Stratojet của Mỹ bị phá hủy sau khi đụng độ với hai tiêm kích MiG-15. 3 thành viên phi hành đoàn trên máy bay đều thiệt mạng.
Tên lửa phòng không bắn rơi
Video đang HOT
Tháng 5.1960, phi công Gary Powers của CIA trở nên nổi tiếng thế giới sau khi chiếc máy bay trinh sát U-2C bị rơi ở độ cao 21km so với mực nước biển, sâu 2.000km bên trong không phận Liên Xô, bởi tên lửa phòng không.
Chuyên gia Stanavov kể lại sự kiện ngày 1.5.1960: “Tên lửa S-75 Dvina được phóng lên bầu trời vào 9 giờ sáng ngày hôm đó, phá tan phần đuôi của máy bay trinh sát U-2″.
Phi công Mỹ Powers nhảy dù thành công và bị Liên Xô bắt sống. Một phi công Liên Xô khác tên Sergei Safronov thiệt mạng vì trúng phải tên lửa của quân mình, trong khi đang truy đuổi chiếc U-2.
Máy bay ném bom B-47E-50-LM Stratojet thời Chiến tranh Lạnh.
Phía Mỹ ban đầu phủ nhận những gì xảy ra, nhưng sau khi Liên Xô cung cấp bằng chứng, ghi rõ “Sản xuất ở Mỹ” thì Tổng thống President Dwight D. Eisenhower mới thừa nhận nhiệm vụ do thám căn cứ quân sự Liên Xô.
Vụ việc đã tạo ra căng thẳng chính trị chưa từng có giữa Liên Xô và Mỹ. Tòa án tối cao Liên Xô kết án Powers 10 năm tù vì tội gián điệp. Nhưng 2 năm sau đó, phi công Mỹ được trả tự do để đổi lấy điệp viên Liên Xô Rudolf Abel.
Hai tháng sau câu chuyện của Powers, ngày 1.7.1960, chiếc Boeing B-47H Stratojet của Mỹ xâm phạm không phận Na Uy-Liên Xô.
Chiếc máy bay bị đánh chặn và phá hủy bởi chiếc MiG-19 do phi công Vasili Poliakov điều khiển. Trong số 6 thành viên phi hành đoàn, chỉ có hai người sống sót là cơ phó Bruce Olmstead và hoa tiêu John McKone.
Hai người này bị bắt làm tù binh và ngồi tù đến tháng 1.1961 thì được trả tự do. Vài tháng sau đó, Liên Xô bàn giao cho phía Mỹ phần thi thể của phi công còn lại khi tìm kiếm trong đống đổ nát.
Lái máy bay đâm thẳng vào nhau
Một chiếc F-4 Phantom II.
Sự cố đáng chú ý nhất là liên quan đến một chiếc RF-4C Phantom II do phi công Iran và Mỹ điều khiển xâm phạm không phận Liên Xô vào tháng 11.1973, Stanavov viết.
Chiếc MiG-21SM được điều đến đánh chặn nhưng phi công phóng hết đạn tên lửa mà vẫn trượt mục tiêu.
Cuối cùng, đại úy Gennady Yeliseyev đã đưa ra quyết định chưa có từng có trong lịch sử ngành hàng không, khi phi công này lái máy bay đâm thẳng vào chiếc RF-4C của đối phương.
Yeliseyev không kịp nhảy dù nhưng những người bên trong máy bay RF-4C Iran nhảy ra thành công và bị bắt giữ không lâu sau đó.
Theo Danviet
Liên Xô được lợi vì máy bay bán cho TQ trúng tên lửa Mỹ!
Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô từng hai lần thu thập thành công tên lửa hiện đại của Mỹ và cho ra mắt phiên bản tương tự giống y hệt đến cả hình dáng bên ngoài.
Chiến đấu cơ F-16 trang bị nhiều phiên bản tên lửa đối không AIM 9.
Theo National Interest, câu chuyện Liên Xô thu thập bí mật quân sự bắt đầu vào mùa hè năm 1958. Đó là thời điểm khủng hoảng eo biển Đài Loan nổ ra căng thẳng.
Không quân Trung Quốc được giao nhiệm vụ chiếm lĩnh vùng trời trên một số đảo nhỏ gần Trung Quốc đại lục. Phía Mỹ trang bị cho đảo Đài Loan một vài phi đội chiến đấu cơ F-86F Saber.
Giao tranh khốc liệt giữa các chiến đấu cơ Trung Quốc mua của Liên Xô và chiến đấu cơ Đài Loan do Mỹ cung cấp diễn ra hết sức khốc liệt. Các phi công Đài Loan lái F-86F Saber hoàn toàn không có cách nào đối đầu được với các máy bay MiG-15 Trung Quốc hoạt động ở tầm cao hơn hẳn.
Đó là lý do Lầu Năm Góc quyết định cấp cho đảo Đài Loan loại siêu vũ khí tuyệt mật vừa mới được sản xuất. Đó là các tên lửa đối không dẫn đường bằng hồng ngoại đầu tiên mang tên AIM-9B Sidewinder.
Ngoài 40 tên lửa AIM-9B Sidewinder và các giá đỡ tên lửa tương ứng, Mỹ cũng gửi đến căn cứ không quân Hsinchu ở Đài Loan 5 nhóm chuyên gia kỹ thuật từ phi đội 323.
Nhóm chuyên gia kỹ thuật nhanh chóng lắp đặt tên lửa AIM 9B lên 20 chiếc F-86F Saber Đài Loan.
Tên lửa đối không AIM 9B Mỹ từng viện trợ cho Đài Loan.
Ngày 24.9.1958, 48 chiếc F-86F giao chiến với 126 chiếc MiG-15 và MiG-17. Các tên lửa AIM 9B hiện đại ở thời điểm đó đã khiến không quân Trung Quốc bất ngờ.
Tổng số 9 chiếc bị bắn hạ hôm đó của phía Trung Quốc, 6 chiếc là do tên lửa AIM 9B. Một sự cố hy hữu xảy ra khi tên lửa Mỹ găm trúng chiếc MiG-17 do Liên Xô viện trợ nhưng không phát nổ.
Phi công Trung Quốc lái máy bay về căn cứ an toàn với quả tên lửa còn nguyên ở đuôi. Các chuyên gia quân sự cho rằng đây là cú thoát chết thần kỳ bởi tên lửa AIM 9B đủ sức khiến cho chiếc MiG-17 nổ tung.
Kỹ thuật viên mặt đất Trung Quốc đã tháo quả tên lửa AIM-9B khỏi đuôi tiêm kích MiG-17 thành công, nhưng không quân nước này không biết làm gì với chiến lợi phẩm có một không hai. Phía Liên Xô chủ động thuyết phục Trung Quốc giao tên lửa.
Sau quá trình đàm phán, quả đạn Sidewinder được chuyển tới Viện Thiết kế Vympel của Liên Xô để nghiên cứu.
"Tên lửa Sidewinder như một trường đại học, cung cấp công nghệ chế tạo cho chúng tôi. Nó cũng giúp chúng tôi nâng cấp tài liệu giảng dạy kỹ thuật và thay đổi phương thức sản xuất tên lửa trong tương lai", Gennadiy Sokolovskiy, sau này là kỹ sư trưởng của Vympel nói.
Chiến đấu cơ F-86F Saber không phải là đối thủ của phi đội MiG-15 Liên Xô.
Tên lửa AIM-9B có hàng loạt tính năng quý giá, như thiết kế module cho phép đơn giản hóa sản xuất. Quả đạn Sidewinder có cấu trúc rất đơn giản, trái ngược hoàn toàn với thiết kế phức tạp của tên lửa Liên Xô.
Liên Xô nhanh chóng sao chép mẫu AIM-9B, cho ra đời dòng tên lửa đối không K-13 (NATO định danh: AA-2 Atoll) và đưa vào biên chế năm 1960.
Tên lửa này nhìn bề ngoài giống hệt AIM 9B. Thậm chí có thể tráo đổi linh kiện cho nhau mà vẫn hoạt động bình thường.
Chưa đầy 10 năm sau, K-13 có mặt ở 20 lực lượng không quân trên khắp thế giới. Nhưng chiến tranh ở Trung Đông và Đông Nam Á khi đó dần cho thấy loại tên lửa này đang lỗi thời.
Đó là lúc điệp viên KGB Liên Xô đánh cắp phiên bản AIM 9 nâng cấp và gửi về Moscow.
Lợi dụng sương mù và lính canh sơ suất, điệp viên KGB Manfred Ramminger ở Tây Đức đã đột nhập vào căn cứ không quân Neuburg vào tối ngày 22.10.1967.
Cùng với sự hỗ trợ của người lái xe Ba Lan Josef Linowski và phi công Đức Wolf-Diethard Knoppe, Ramminger đánh cắp thành công một tên lửa AIM 9 từ kho vũ khí gần đó và dùng xe Mercedes trốn thoát.
Phiên bản K-13 do Liên Xô sản xuất giống hệt AIM 9B cả về hình dáng bên ngoài.
Trở về căn nhà ở thành phố Krefeld mà không bị phát hiện, Ramminger đã tháo tung tên lửa Sidewinder. Điệp viên Liên Xô cho tất cả phụ tùng tên lửa vào một chiếc hộp và yêu cầu bưu điện vận chuyển kiện hàng về Moscow bằng đường không.
Để tránh bị chính quyền Đức và chính Liên Xô dòm ngó, Ramminger mô tả kiện hàng là "các phẩm xuất khẩu giá rẻ". Kiện hàng tiêu tốn của Ramminger 79,25 USD.
Đơn vị vận chuyển không hề nghi ngờ và đưa kiện hàng đến Frankfurt, Paris, Copenhagen rồi trở lại Dsseldorf (Đức), trước khi đến Moscow 10 ngày sau đó.
Ramminger và các cộng sự bị bắt giữ cuối năm 1968 và phải ngồi tù giam 4 năm. Nhưng các kỹ sư Liên Xô khi đó đã bắt tay vào nghiên cứu tính năng mới của tên lửa Sidewinder.
Vài năm sau đó, Liên Xô cho ra mắt phiên bản R-13M, sở hữu tất cả những tính năng mới nhất của tên lửa Mỹ và khắc phục điểm yếu vốn có.
Theo Danviet
Cuộc không chiến đẫm máu giữa chiến đấu cơ Mỹ và Liên Xô 4 chiếc tiêm kích MiG 15 của Liên Xô bị máy bay F9F Panther Mỹ bắn rơi ở vùng biển Nhật Bản năm 1952 khiến Chiến tranh Lạnh khi đó có nguy cơ bùng nổ thành Thế chiến 3. Chiếc F9F Panther của Mỹ. Chiến tranh lạnh không phải lúc nào cũng yên bình. Trái lại, không ít lần các máy bay Mỹ...