Những lần game ảo nhưng cứu rỗi cuộc đời của người chơi thật, chứng minh “nghiện game” không phải lúc nào cũng sai trái (p1)
Thế mới thấy, game online không phải lúc nào cũng mang tới những điều tiêu cực như nhiều người nhầm tưởng.
Mặc dù đã phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây, thế nhưng không thể phủ nhận rằng, game online vẫn đang phải chịu rất nhiều định kiến tiêu cực. Đỉnh điểm của định kiến này là vào những năm 2009 – 2010, khi mà xuất hiện rất nhiều những drama, vụ việc lùm xùm, vấn nạn của xã hội xuất phát từ việc nghiện game online quá đà. Tới mức mà WHO sau đó còn phải liệt “nghiện game” vào danh sách các căn bệnh tâm thần. Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại, các tựa game online chẳng những giúp giải trí, mà đôi khi còn làm tốt hơn những gì nó được yêu cầu. Điển hình như các trường hợp dưới đây.
Từng là tựa game đình đám trong năm 2021, đặc biệt là trong quãng thời gian mà dịch bệnh bùng phát trên toàn cầu, Animal Crossing, với phong cách chơi mới lạ không mất quá nhiều thời gian để chinh phục các game thủ. Thế nhưng, có lẽ ít người biết rằng, theo thống kê từ một YouTuber, Animal Crossing đã góp phần chữa trị căn bệnh trầm cảm cho không ít người.
Boldly Wired – một YouTuber, cho biết chính Animal Crossing đã cứu rỗi cuộc sống của anh. Cụt hể, như lời của Boldly, anh chàng đã cảm thấy trầm cảm, buồn bã thiếu động lực và mất phương hướng trong cuộc sống được một thời gian. Nhưng rồi, Animal Crossing tới và kéo Boldly ra khỏi vũng lầy này, khi mang tới cho anh chàng “một điều gì đó để mong đợi” với cơ chế tiến triển trong game theo thời gian thực.
Hellblade: Senuas Sacrifice
Thật khó để có thể hiểu được các căn bệnh tâm thần, nếu như bạn không thực sự từng trải qua nó. Hellblade: Senuas Sacrifice – một trò chơi mô phỏng căn bệnh này, nơi nhân vật chính phải trải nghiệm, chiến đấu với những con quỷ trong tâm trí cô ấy theo đúng nghĩa đen, được cho là có tác dụng giúp đỡ rất nhiều cho các bệnh nhân mắc chứng tâm thần.
Trong một hội nghị về sức khỏe liên quan tới game online, Tiến sĩ Paul Fletcher đã đưa ra một dẫn chứng về bệnh nhân bị tâm thần phân liệt, người không biết phải mô tả các triệu chứng của mình như thế nào cho tới trước khi anh chàng tới với Hellblade: Senuas Sacrifice. Thậm chí, một ví dụ khác đã được đưa ra để nói lên tầm quan trọng của trò chơi này, khi một bậc phụ huynh thừa nhận, con họ từng suýt nữa nghĩ quẩn, và đã thay đổi ý định sau khi chơi Hellblade: Senuas Sacrifice.
Video đang HOT
It Takes Two
Không liên quan tới các chứng bệnh như hai tựa game kể trên, thế nhưng, It Takes Two cũng góp phần “ làm đẹp” cho đời theo cách mà không nhiều người ngờ tới.
Stephanie Minor, một nhà báo của The Gamer , giải thích rằng trò chơi này có ý nghĩa với cô hơn bất kỳ trò chơi nào khác trong cuộc đời. Vào thời điểm bắt đầu chơi It Takes Two, cô và chồng đang có những lục đục trong hôn nhân và thậm chí còn từng nghĩ tới việc ly dị. Sau một thời gian, họ quyết định thử chơi It Takes Two để gia tăng tương tác và sự gắn kết vợ chồng.
Nội dung của trò chơi liên quan đến xây dựng nhà cửa, và lối chơi buộc cả hai phải làm việc cùng nhau, giao tiếp để phát triển. Không chỉ vậy, Minor giải thích rằng trò chơi khiến cô ấy cười và cải thiện tâm trạng – điều mà bản thân đã không cảm thấy trong một thời gian dài. Mặc dù “It Takes Two” không phải là thứ duy nhất cứu vãn cuộc hôn nhân của họ, nhưng nó chắc chắn là một công cụ cực kỳ quan trọng trong quá trình này.
Top 10 nhân vật phụ được yêu thích đến mức có cả game riêng cho vừa lòng fan
Những nhân vật phụ nhưng ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người chơi.
Chúng ta đều có những nhân vật yêu thích trong thế giới game. Đó có thể là nhân vật chính, hoặc là nhân vật phụ, hay thậm chí là một nhân vật NPC (non-player character) có một thời khắc tỏa sáng nào đó. Thường thì những nhân vật phụ, nhỏ lẻ sẽ không được nhà phát triển ưu ái cho lắm, nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ các bạn ạ. Vì các nhân vật phụ này có một lượng fan đông đảo nên nhà phát triển quyết định tạo ra một tựa game spin-off dành riêng cho họ luôn, để những người hâm mộ cảm thấy thỏa mãn. Sau đây là top 10 nhân vật phụ được yêu thích đến mức có cả game riêng cho vừa lòng fan.
Yoshi
Hầu như ai ai cũng đều biết hoặc từng thấy qua chú khủng long đáng yêu màu xanh Yoshi - người bạn đồng hành thân thiết của Mario. Chú khủng long này xuất hiện lần đầu trong tựa game Super Mario World (1990), và đến năm 1991 thì xuất hiện trong game Yoshi với vai trò là nhân vật chính. Yoshi (1991) là tựa game giải đố với nhiều yếu tố giống trò xếp gạch Tetris huyền thoại, ra mắt trên nền tảng NES (Nintendo Entertainment System).
Kể từ thời điểm đó thì Yoshi đã trở thành một ngôi sao sáng chói trong các tựa game đi cảnh như Yoshis Story và Yoshi's Woolly World. Với cái lưỡi "cộp mác" và phong thái vui tươi luôn thường trực trên khuôn mặt của Yoshi, nhân vật phụ này đã lấy lòng được rất nhiều game thủ kể từ lần đầu tiên xuất hiện.
Diddy Kong
Diddy Kong chính là cháu trai và bạn thân của Donkey Kong. Nhân vật phụ này không chỉ có tựa game riêng mang tên Donkey Kong Country 2: Diddys Kong Quest trên nền tảng Super Nintendo mà thậm chí tựa game này còn thành công hơn cả game gốc các bạn ạ.
Diddy Kong cũng có một vai chính trong Diddy Kong Racing trên hệ máy Nintendo 64, và đây cũng là một tựa game cực kỳ thành công vào thời điểm bấy giờ. Kể từ lúc đó thì Diddy Kong đã xuất hiện trong nhiều tựa game khác nhau, nhưng tiếc là không còn được đóng vai chính nữa.
Daxter
Daxter là một trong những ví dụ điển hình cho mẫu nhân vật phụ mang tính cách cáu kỉnh. Vì thế cho nên cũng không quá bất ngờ khi thấy nhân vật này chuyển từ vai phụ trong Jak and Daxter thành nhân vật chính trong tựa game spin-off Daxter trên hệ máy PSP.
Daxter có cơ chế điều khiển giống Jak, nhưng bản thân Daxter cũng có một vài chiêu riêng và những món vật dụng độc đáo, biến tựa game hành động phiêu lưu cùng tên thành một sân chơi đúng nghĩa là của mình. Nhiều người so sánh Jak và Daxter như là Ratchet và Clank, và có lẽ bây giờ cũng là lúc mà Naughty Dog nên quay lại với Jak và Daxter, vì Ratchet và Clank bây giờ đã có phần game mới trên PS5 luôn rồi.
Vincent Brooks
Mặc dù trong lần xuất hiện đầu tiên ở trò Persona 3 Portable, Vincent Brooks chỉ đóng vai cameo NPC trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, nhân vật phụ này lại trở thành một ngôi sao sáng trong Catherine và phiên bản remake Catherine: Full Body. Trong Persona 3 Portable, Vince chỉ được gọi đơn thuần là "Man Drinking Alone" (Người đàn ông uống rượu một mình), nhưng đây cũng là lúc xuất hiện một vài yếu tố ám chỉ về chi tiết cốt truyện sẽ xảy ra trong Catherine.
Catherine và Persona 3 Portable được phát triển song song với nhau, mặc dù Catherine ra mắt cách sau Persona 3 Portable tới 5 năm lận. Trong trò Catherine, Vince bị dày vò bởi những cơn ác mộng siêu nhiên khi anh phải đấu tranh để lựa chọn giữa bạn gái Katherine và một người phụ nữ mới xuất hiện trong cuộc đời mình, tên là Catherine.
Zack Fair
Mặc dù Zack là một nhân vật phụ không góp mặt được bao lâu trong phần Final Fantasy 7, thế nhưng những câu chuyện mà có sự hiện diện của anh ấy đều khiến fan hâm mộ dấy lên vô số các câu hỏi xoay quanh về những diễn biến xảy ra với Zack và Cloud, cũng như là về toàn bộ biến cố Nibelheim.
Crisis Core: Final Fantasy 7 được phát hành trên PSP vào năm 2007. Trong game, bạn sẽ điều khiển Zack lúc đang gia nhập vào SOLDIER khoảng 7 năm trước khi những sự kiện trong phần game gốc xảy ra. Tựa game này có thể nói là lấp đầy những khoảng trống mà fan hâm mộ đang khao khát được giải đáp. Ngoài ra, nó cũng mang đến một cái nhìn sáng lạn hơn về Zack là một con người như thế nào, và anh ta đã ảnh hưởng tới cuộc sống của Aerith lẫn Cloud ra sao. Bên cạnh đó, Crisis Core: Final Fantasy 7 cũng giới thiệu thêm một số nhân vật mới góp phần lột tả về quá khứ của Zack.
Warner Bros xác nhận Gotham Knights sẽ phát hành trong năm nay Sau khi bị trì hoãn, Gotham Knights đã được nhà phát triển xác nhận rằng sẽ đến với người chơi trong năm nay. Theo VCG, Warner Bros. đã nhắc lại ý định phát hành Gotham Knights trong năm 2022. Trong một loạt tweet được đăng tải sau khi công bố kết quả tài chính hàng quý của công ty trong tuần này, giám...