Những kỳ quan thiên nhiên bị xóa sổ trong 100 năm tới
100 năm đủ để chúng ta phải đối diện với tình trạng khí hậu biến đổi làm “chết” đi những kì quan hùng vĩ của Trái Đất. Đó là con số dự đoán của các nhà khoa học nếu ô nhiễm, khai thác kiệt quệ và băng tan không được kiểm soát triệt để hơn.
Các dòng sông băng tan chảy
Sông băng là loại kỳ quan “ra đi” sớm nhất do chịu ảnh hưởng trực tiếp của nền nhiệt gia tăng, gây thiệt hại về trữ lượng nước ngọt và phá hủy hệ sinh thái.
Sông băng Kilimanjaro của Tanzania có độ cao 5.895m, Kilimanjaro được xem là “ Nóc nhà của châu Phi” và cao thứ 4 thế giới. Tên ngọn núi này từng xuất hiện ngay trong đầu đề tác phẩm nổi tiếng “Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro” của văn hào Mỹ Ernest Hemingway. Nhiều nhà khoa học cảnh báo, các chóp tuyết và sông băng trên núi Kilimanjaro sẽ hoàn toàn biến mất chỉ trong thập kỷ tới (2015 – 2020) – sớm hơn nhiều so với dự đoán 20-50 năm từng được đưa ra 3 năm trước.
Được tham quan nhiều nhất Bắc Mỹ, sông băng Athabasca ở Alberta lla2 một phần của vùng băng đá Columbia rộng 6 km vuông. Các sông băng đang tan chảy trong vòng 125 năm qua, phần rìa phía năm đang rút dần. Các chuyên gia tin rằng các sông băng đang bị thu hẹp với tốc độ nhanh nhất vào khoảng 2 đến 3 mét mỗi năm.
Thành phố mộng mơ Venice ngập trong nước
Thành phố nổi tiếng của Ý với kênh nhỏ ngang dọc, kiến trúc tráng lệ và chứa đựng những chuyện tình lãng mạn nhất thế giới. Venice được dự báo trong một thời gian dài sẽ bị chìm trong dòng nước biễn. Với sự gia tăng của các trận lụt nghiêm trrong hàng năm để lại những tác động nghiêm trọng cho Venice vào cuối thế kỷ này.
Quốc đảo Maldives thần tiên chìm nghỉm
Quần đảo Maldives hay Maldives là một quốc đảo gồm nhóm các đảo san hô tại Ấn Độ Dương. Đây cũng là quốc gia thấp nhất so với mặt nước biển, khi cao nhất nó cũng chỉ hơn mực nước biển với độ cao chỉ bằng một cầu thủ bóng rổ. Đây là quốc gia chịu ảnh hưởng rõ và nặng nề nhất từ việc Trái Đất nóng lên.
Tổng thống nước này đã phải quyết định từ bỏ việc khai thác năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch để làm chậm lại quá trình nước biển dâng. Thay vào đó, họ đốt vỏ dừa để lấy năng lượng, dựng lên những cối xay gió, sử dụng nhiều pin năng lượng mặt trời để giúp giảm lượng khí carbon phát thải.
Tuy nhiên, trường hợp xấu nhất nếu những nỗ lực này vẫn không cứu Maldives khỏi bị chìm xuống biển, Chính phủ sẽ buộc phải mua đất từ những nước láng giềng để công dân Maldives có chỗ sinh sống khi mà nhà của họ đang dần chìm xuống biển.
Video đang HOT
Biển Chết sẽ “chết hẳn”
Biển Chết là nơi thấp nhất trên bề mặt Trái Đất. Nó nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan trên thung lũng Jordan. Khu vực chứa nước bị hãm kín này có thể coi là một hồ chứa nước có độ mặn cao nhất trên thế giới. Ngoài tính chất là một địa điểm lịch sử, nó còn là nơi đóng vai trò quan trọng để trị liệu bệnh tật.
Trong vòng 40 năm qua mực nước ở biển Chết đã sụt giảm 24 m, diện tích mặt nước đã bị thu hẹp tới 1/3. Nguyên nhân là do Israel, Jordan và Syria đều đang sử dụng nước để cung cấp cho nông nghiệp và sinh hoạt. Ngoài ra, biển Chết cũng đang được khai thác để phục vụ cho ngành công nghiệp khai khoáng. Kể từ thập niên 1980, hàng loạt khách sạn bắt đầu mọc lên ngay sát mép biển và ngày càng lấn sâu ra biển, tới nay đã lấn gần 1,6 km. Điều này nếu tiếp tục trong tương lai sẽ làm biển “chết” theo đúng cái tên của nó.
Các chuyên gia dự báo rằng Biển Chết có thể biến mất trong vòng 50 năm nữa, do các nước đang sử dụng nguồn nước từ sông Jordan một cách thái quá, nguồn nước từ sông Jordan là nguồn nước duy nhất đổ vào Biển Chết.
Vỉa san hô Úc gãy vỡ và xói mòn
Vỉa san hô khổng lồ của Úc cách bờ biển Queensland 2600 km, nằm ở vùng biển đông bắc nước Úc. Đây là rạn san hô lớn nhất thế giới, trải dài trên diện tích 344,400 km vuông (bằng cả đất nước Nhật Bản), niên đại tích tụ cách đây 600.000 năm.
Tuy nhiên, nó đang gặp phải những thách thức trước vấn nạn ô nhiễm môi trường, đang dần làm xói mòn cấu trúc của nó trong nhiều năm gần đây. Nước biển tăng cùng nồng độ axit trong nước biển cao sẽ khiến quần thể san hô này mất dần sự sống.
Rừng đước Sundarbans bị tàn phá
Có diện tích trên 10.000 km2, hệ thống rừng đước Sundarbans quả thực là một mê cung khổng lồ, một khu đầm lầy hội tụ từ 3 con sông lớn, rải trên diện tích của hai nước Bangladesh và Ấn Độ. Đây là nơi sinh sống của loài hổ Bengal quý hiếm, những loài động vật độc nhất vô nhị như cá trèo cây.
Tuy nhiên, việc đánh bắt cá quá nhiều của người dân địa phương cũng như chặt phá rừng bừa bãi đã khiến đất bị rửa trôi xuống lòng sông khi những cơn mưa kéo đến làm sình lầy tích tụ ngày một dày dưới đáy sông. Hiện nay, khu rừng đước đang bị đe dọa nghiêm trọng. Theo tính toán của tổ chức UNESCO, cuối thế kỷ 21 này, khoảng 75% diện tích khu rừng sẽ biến mất.
Hệ sinh thái nguyên sơ bị phá hỏng tại công viên quốc gia Montana
Công viên quốc gia Glacier của Mỹ nằm ở phía Bắc tiểu bang Montana, có biên giới phía Nam với các tỉnh Alberta và British Columbia, Canada. Vườn quốc gia có diện tích hơn 1.000.000 mẫu Anh (4.000 km2), bao gồm các phần của hai dãy núi (các dãy núi con của Dãy núi Rocky), hơn 130 hồ được đặt tên, hơn 1.000 loài thực vật khác nhau và hàng trăm loài động vật. Hệ sinh thái nguyên sơ rộng lớn này được xem là vùng trung tâm của “Vương miện của các hệ sinh thái lục địa”.
Năm 1850, công viên này có tới gần 150 sông băng nhưng đến thời điểm hiện tại con số này chỉ còn lại 25 và trong tương lai số lượng các dòng sông ở đây được dự báo là sẽ tiếp tục giảm. Nguyên nhân của sự việc này là do khí hậu Trái Đất đang dần nóng lên khiến cây cối phát triển nhanh, thu hẹp diện tích các dòng sông lại.
Khí hậu thay đổi nhanh chóng con số 25 sông băng đó có thể biến mất vào năm 2030 và phá tan hệ sinh thái ổn định nơi đây.
Động vật hoang dã tuyệt chủng ở Nam Cực
Bán đảo Nam Cực với diện tích băng đá ở bán đảo Nam Cực đã giảm đi 40% so với trước đây. Nếu tốc độ băng tan không được làm chậm lại, chỉ trong vòng 20-40 năm nữa, sẽ chẳng còn băng tuyết ở Nam Cực. Điều này đồng nghĩa với nhiều loài động vật hoang dã sinh sống tại đây sẽ có nguy cơ tuyệt chủng.
Khi băng tan chảy, những loài nhuyễn thể sinh sống ở Nam Cực sẽ giảm sút kéo theo việc nguồn thức ăn cho loài cá voi, hải cẩu, chim cánh cụt và rất nhiều loài khác nữa không còn ổn định và dồi dào như trước. Hệ quả là số lượng những loài động vật này sẽ giảm đi đáng kể.
Tuy một thế kỉ nghe có vẻ dài, nhưng với sức ảnh hưởng từ 7 tỉ người, thiên nhiên đang tiều tụy đi từng ngày. Dù là những kì quan đã tồn tại từ trăm ngàn năm cũng đang phải đối mặt với cái chết đến gần.
Theo ngôi sao
Brunei, bí ẩn Đông Nam Á
Bạn nghĩ thế nào khi mua một lít xăng với giá 0.4 đô la (tương đương 8.000đ) và một chai nước suối giá 0.8 đô la (tương đương 16.000đ)? Câu trả lời đó là chuyện hiển nhiên ở Brunei, nơi xăng dầu là thứ không hề khan hiếm và đắt đỏ.
Brunei, rất gần nhưng đầy bí ẩn
Dù chỉ cách TP.HCM 2 giờ bay thẳng nhưng với đa số người dân Việt Nam thì vương quốc Brunei chỉ được biết đến qua một vài thông tin ít ỏi: một thành viên của ASEAN và giàu có nhờ nguồn tài nguyên dầu mỏ cùng khí đốt. Có chăng các tín đồ túc cầu giáo sẽ nhớ về kỷ niệm của SEAGAME 1999 tổ chức tại đây với bàn thắng tuyệt đẹp và pha ăn mừng kiểu "chào cờ" của danh thủ Hồng Sơn.
Brunei là một quốc gia Đông Nam Á với diện tích vỏn vẹn chưa đầy 6.000km2 và dân số xấp xỉ 400,000 người. Đất nước có trữ lượng dầu khí hàng đầu Đông Nam Á này nổi tiếng với những công trình kiến trúc xa hoa, chất lượng cuộc sống người dân luôn được đảm bảo ở mức tối ưu với những phúc lợi xã hội, chế độ y tế, việc làm tốt, lương bổng cao, miễn thuế cho người dân. Thế nhưng, Brunei luôn mang trong mình sự yên tĩnh, trầm mặc, dường như tất cả sự hối hả, bộn bề của thế giới không ảnh hưởng gì đến đất nước Hồi Giáo xinh đẹp này.
Nhịp sống ở đây rất chậm rãi, từ tốn. Không có những khu vui chơi giải trí sầm uất, nhộn nhịp, không có những chương trình biểu diễn nghệ thuật hoàng tráng, cuộc sống tưởng chừng rất vô vị nhưng chính sự khác biệt này lại mang đến cho Brunei nét mộc mạc, bình dị cũng như sự nề nếp, trật tự trong thời đại ngày nay.
Brunei có hơn 75% diện tích là những cánh rừng nguyên sinh cùng những bãi biển san hô dài rộng, có rất nhiều đền thờ Hồi Giáo được trang trí xa hoa, tráng lệ với kinh phí đầu tư lên đến hàng trăm triệu đô la. Cung điện của nhà vua được đánh giá là cung điện lớn nhất thế giới với 1.778 phòng với nội thất đều được dát vàng tinh tế. Những khách sạn 06 sao cao cấp rộng hàng trăm hecta với giá thuê vài chục ngàn đô la mỗi đêm chỉ dành riêng cho những nguyên thủ quốc gia và những nhân vật tầm cỡ quốc tế.
Chỉ cần dành thời gian để chiêm ngắm vẻ xinh đẹp, lộng lẫy của đất nước giàu có này, du khách chỉ có thể không ngừng xuýt xoa và thán phục. Brunei thật sự là một vương quốc thịnh vượng, sung túc.
Bộ sưu tầm siêu xe của nhà vua
Trong giới siêu xe thì Roll Royces là một đỉnh cao không thể chối cãi, việc đặt hàng và chờ đợi để được sở hữu một cỗ xe với biểu tượng Spirit of Ecstasy trên nắp capo tượng trưng cho đẳng cấp của chủ sở hữu. Nhưng có một câu nói ví von "Roll Royces có thể sử dụng chính sách nghiêm ngặt và cứng nhắc kiểu Anh với bất cứ khách hàng nào trừ quý ngài B", xin nói thêm quý ngài B chính là nhà vua Bolkiah của Brunei. Cũng dễ hiểu bởi hơn phân nửa số lượng xe Roll Royces được sản xuất trên thế giới thuộc sở hữu của nhà vua này.
Tại Brunei, nhà vua chính là biểu tượng của sự thịnh vượng và giàu có của quốc gia này. Nhà vua Haji Hassanal Bolkiah là vị vua thứ 29 của vương quốc Brunei. Quốc vương là một trong những nhân vật giàu có và quyền lực nhất thế giới. Ông sở hữu khối tài sản đồ sộ gồm những chuyên cơ được dát vàng ròng và pha lê trị giá hàng trăm triệu đô la, những bộ sưu tập xe ô tô của các thương hiệu cao cấp trên thế giới với số lượng hơn 7.000 chiếc. Nhà vua sẵn sàng mạnh tay vung tiền để có được những mẫu xe cao cấp và hiện đại nhất trên thế giới. Một phép tính nhẩm đơn giản chỉ cần mỗi ngày nhà vua sử dụng 01 chiếc xe thì cũng phải mất hơn 3 năm mới có thể ngồi hết mớ xe ấy, tất nhiên với điều kiện bộ sưu tập này không... tăng thêm số lượng.
Nơi chai nước đắt giá hơn xăng dầu
Bạn nghĩ thế nào khi mua một lít xăng với giá 0.4 đô la (tương đương 8.000đ) và một chai nước suối giá 0.8 đô la (tương đương 16.000đ)? Câu trả lời đó là chuyện hiển nhiên ở Brunei, nơi xăng dầu là thứ không hề khan hiếm và đắt đỏ. Nhà nước hỗ trợ và đảm bảo cho nhu cầu của người dân, chính vì thế giá xăng luôn "rẻ như cho".
Một đất nước có khá nhiều điểm thú vị sẽ lôi cuốn du khách tìm đến. Với sự xuất hiện của hãng hàng không Hoàng Gia Brunei tại Việt Nam, việc du lịch đến Brunei trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Du khách có thể tìm hiểu tour du lịch Brunei tại VYC Travel với giá tour trọn gói chỉ 18.800.000đ cho hành trình 5 ngày 4 đêm với điểm đến Brunei kết hợp hòn đảo Kota Kinabalu của Malaysia.
Theo ngôi sao
Khám phá 5 khách sạn băng ấn tượng nhất thế giới Bạn đã cảm thấy chán với không khí của những khách sạn sang trọng nằm ở các con phố sầm uất. Bạn muốn nghỉ đêm tại một nơi đặc biệt. Vậy chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua những khách sạn băng ấn tượng nhất thế giới. 1. Lâu đài tuyết Kemi, Phần Lan Lâu đài tuyết Kemi có 21 phòng và...