Những kỳ quan thiên nhiên ‘bá chủ’ danh hiệu của thế giới
Ngoài việc là hình ảnh đại diện cho sự hùng vĩ và quyến rũ của hành tinh chúng ta đang sống, những kỳ quan thiên nhiên cũng nắm giữ các kỷ lục thế giới.
(Nguồn: Shutterstock)
Rạn san hô Great Barrier là hệ thống đá ngầm, san hô lớn nhất thế giới trải dài trên 2.600km dọc bờ biển phía Đông Bắc Australia. Nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới năm 1981 và được CNN bình chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới.
Nằm giữa vùng biển gần 350.000km2, với khoảng 3.000 rạn san hô riêng biệt cùng 900 hòn đảo, Great Barrier được đánh giá là nơi có hệ sinh thái biển cực kỳ đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loài sinh vật trong sách đỏ đang gặp nguy hiểm.
Với kích thước khổng lồ, rạn san hô Great Barrier còn được nhìn thấy từ không gian, thậm chí, trông nơi đây còn lớn hơn cả Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc.
Thác nước cao nhất thế giới
(Nguồn: Shutterstock)
Thác Angel nằm sâu trong vùng cao nguyên Guiana thuộc bang Bolívar (Venezuela). Cho đến nay, đây vẫn là một thác nước đặc biệt khó tiếp cận bởi độ cao 979m, còn cao gấp 20 lần thác Niagara (nằm ở biên giới Canada-Mỹ) có chiều cao 50 m và thác Victoria (Nam Phi) với độ cao 108m.
Năm 2009, thác Angel được xếp vị trí thứ 3 trong đợt bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Hiện tại, trong bảng xếp hạng mới, thác Angel là một trong 28 kỳ quan thiên nhiên của thế giới mới, đồng thời là một Di sản Thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận.
Thác nước lớn nhất thế giới
(Nguồn: Shutterstock)
Thác Victoria tọa lạc ở sông Zambezi nằm trên biên giới giữa Zambia và Zimbabwe ở phía Nam châu Phi. Thác chỉ cao 108m nhưng với chiều rộng 1.708m (gấp 2 lần chiều rộng của thác Niagara ở Bắc Mỹ), đây là thác nước lớn nhất thế giới.
Hồ nước lớn và sâu nhất thế giới
(Nguồn: Shutterstock)
Hồ Baikal là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới (thể tích chứa 23.013km nước, tương đương 20% lượng nước ngọt trên Trái Đất) và là hồ sâu nhất thế giới (độ sâu tối đa là 1.632m). Một phần hình lưỡi liềm của hồ nằm ở khu vực phía Nam Siberia của Nga. Địa danh này được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO năm 1996.
Bên cạnh đó, hồ Baikal còn là hồ nước lâu đời nhất trên thế giới, lòng hồ có 27 hòn đảo nổi, đây là nơi sinh sống của khoảng 1.700 đến 1.800 loài động vật, trong đó có 80% loài được phát hiện ở các nơi khác trên Trái Đất.
Sông dài nhất thế giới
Video đang HOT
(Nguồn: Shutterstock)
Sông Nile được kỷ lục Guinness xác nhận là con sông dài nhất thế giới với chiều dài 6.695km. Theo Livescience, sông Nile gồm hai nhánh là Nile Trắng và Nile Xanh, chảy qua 11 nước châu Phi gồm: Tanzania, Burundi, Rwanda, CHDC Congo, Kenya, Uganda, Nam Sudan, Ethiopia, Sudan, Ai Cập và Eritrea. Dòng sông này có vai trò to lớn trong đời sống sinh hoạt và văn hóa Ai Cập, là hình ảnh gắn liền với nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Suối nước nóng lớn nhất thế giới
(Nguồn: Shutterstock)
Nằm ở thung lũng Waimangu Volcanic Rift (New Zealand), hồ suối nước nóng Frying Pan có chiều rộng tối đa 200 m và là suối nước nóng tự nhiên lớn nhất thế giới. Hồ nước nóng này có tính axit và nhiệt độ quanh năm duy trì khoảng 50-60C.
Mạch nước phun trào đang hoạt động cao nhất thế giới
(Nguồn: Shutterstock)
Vườn quốc gia Yellowstone (Mỹ), một trong những di sản thế giới có hơn 10.000 suối nước nóng và mạch nước phun. Mạch nước phun Steamboat được tìm thấy trong lưu vực sông Norris Geyser với các vụ phun trào lớn có thể lên đến độ cao 94,5m, mỗi vụ phun trào kéo dài từ 3-40 phút. Lần phun trào gần đây nhất của mạch nước này là vào ngày 2/4.
Hòn đảo núi lửa lớn nhất thế giới
(Nguồn: Shutterstock)
Đối với những du khách ưa thích phiêu lưu khám phá thì động nham thạch, suối nước nóng hay mạch nước phun trào ở Iceland quả là một điểm đến khó có thể bỏ qua. Với diện tích 102.828km, đất nước này là hòn đảo núi lửa lớn nhất trên thế giới. Hoạt động núi lửa tại Iceland thường diễn ra 5 năm một lần. Bên cạnh đó, Iceland là một trong những quốc gia ít ô nhiễm nhất thế giới, một phần là do nguồn tài nguyên sạch dồi dào như địa nhiệt tự nhiên, nguồn nước thủy điện từ sông băng bị tan chảy do núi lửa.
Ngọn núi cao nhất thế giới
(Nguồn: AFP)
Everest – đỉnh núi cao nhất thế giới nằm ở giữa Nepal và Trung Quốc được chinh phục lần đầu tiên vào ngày 29/5/1953. Năm 2007, nơi này có độ cao 8.848m so với mực nước biển. Do vận động kiến tạo địa chất, đỉnh núi này vẫn cao thêm 2,5 cm mỗi năm. Tuy có môi trường khắc nghiệt và hành trình đi lên đỉnh núi khó khăn, nhưng hàng năm rất nhiều du khách lại kéo về đây để được một lần chinh phục “nóc nhà của thế giới”.
Vùng đất tiếp xúc thấp nhất trên Trái Đất
(Nguồn: Shutterstock)
Nằm giữa Jordan, Palestine và Israel, Biển Chết từ lâu đã trở thành điểm đến thu hút hàng nghìn du khách, nước ở đây có độ mặn cao nhất thế giới. Bên cạnh đó, nơi đây cũng là hồ nước mặn sâu nhất hành tinh, với độ sâu lên tới 306m. Bờ và mặt nước Biển Chết nằm dưới mực nước biển 427m, khiến nơi đây trở thành vùng nước nằm thấp nhất thế giới.
Nước Biển Chết có khả năng chữa bệnh, do lượng bào tử vi khuẩn trong hồ cực thấp và không có chất gây dị ứng. Trong nước hồ có rất nhiều loại khoáng chất. Lượng tia UV trong ánh nắng ở Biển Chết rất thấp, cộng với áp suất không khí cao (do ở vị trí thấp) tạo nhiều ích lợi cho sức khỏe con người. Kỳ quan thiên nhiên tuyệt vời này cũng là nơi duy nhất để con người thoải mái nổi trên mặt nước mà không cần phải biết bơi.
Hang động lớn nhất thế giới
(Nguồn: Oxalisadventure)
Nằm trong vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, hang Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới với độ dài gần 9km, tại một số vị trí chiều cao trần hang lên đến 200m, rộng 160m, đủ lớn để có thể chứa một khu phố ở New York với những toà nhà 40 tầng. Ước tính, hang Sơn Đoòng được hình thành từ 3-5 triệu năm trước.
Các nhà khoa học địa chất thế giới nhận định, đây là hang động kỳ vĩ nhất thế giới với nhiều thạch nhũ có hình thù kỳ lạ, điều đặc biệt nhất có điểm chứa cả rừng cây nguyên sinh đang phát triển ở trong lòng hang. Hiện tour khám phá địa danh này hứa hẹn dành cho du khách cơ hội ngắm nhìn một bức tranh “hoành tráng, đẹp đến mức kinh ngạc”.
Báo nước ngoài bình chọn Non nước Cao Bằng lọt Top 50 điểm đến có tầm nhìn đẹp nhất thế giới
Báo Insider ngày 21/7 tổng kết 50 địa điểm có tầm nhìn ngoạn mục, được đánh giá là nổi bật nhất trong những kỳ quan và phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn trên khắp thế giới.
Danh sách của Insider gồm những di tích cổ xưa, những công viên địa chất kỳ thú, hoặc địa điểm ngoạn mục để ngắm sao trên trời, những hẻm núi kỳ lạ, những bãi biển phát sáng,... trong đó, châu Á có 9 địa danh gồm:
Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng, Việt Nam:
(Nguồn: Shutterstock)
Non nước Cao Bằng là công viên địa chất quốc gia có diện tích hơn 3.275 km, thuộc tỉnh Cao Bằng. Đây là nơi mang giá trị lịch sử 500 triệu năm của Trái đất, với khung cảnh tuyệt đẹp của thác nước, hồ và các loài thực vật đa dạng.
Ngày 12/4/2018, Non nước Cao Bằng được UNESCO chính thức công nhận là công viên địa chất toàn cầu thứ 2 tại Việt Nam, sau Cao nguyên đá Đồng Văn.
Vườn cây khổng lồ Supertree Grove, Singapore:
(Nguồn: Shutterstock)
Vườn cây khổng lồ Supertree Grove gồm 18 cây khổng lồ cao hơn 48m, được kết nối với nhau bằng những skywalk. Đây là điểm nhấn đẹp nhất của vườn năng lượng nhân tạo Gardens by the Bay, tạo tầm nhìn toàn thành phố và khu vườn rất phong phú các loài sinh vật.
Công viên địa chất toàn cầu Langkawi, Malaysia:
(Nguồn: Shutterstock)
Công viên địa chất toàn cầu Langkawi được UNESCO công nhận có cảnh sắc khá đặc biệt, hợp thành bởi những dãy đồi cây cối xanh tươi và những khu rừng nhiệt đới rực rỡ sắc màu. Công viên còn sở hữu đa dạng các bãi biển, cửa sông, hang động đá vôi, rạn san hô...
Thành cổ Bagan, Myanmar:
(Nguồn: Shutterstock)
Bagan từng là kinh đô của Vương quốc Pagan, tồn tại từ thế kỷ 11-13, nay là khu vực khảo cổ. Cảnh sắc độc đáo nơi đây thể hiện những nét đẹp đặc trưng của nghệ thuật Phật giáo, nhất là các tu viện, những địa điểm hành hương tôn giáo linh thiêng...
Taj Mahal, Ấn Độ:
(Nguồn: Getty Images)
Cung điện bằng đá cẩm thạch trắng cùng khu vườn tuyệt đẹp bao quanh có niên đại từ thế kỷ 17 Taj Mahal, được Hoàng đế Mogul Shãh Jhãn ra lệnh xây cho Hoàng hậu của ông là Mumtaz Mahal khi bà qua đời. Taj Mahal là Di sản thế giới trong danh sách của UNESCO và là 1 trong 7 kỳ quan Thế giới.
Nhật Bản có bãi biển phát quang sinh học tại vịnh Toyama và cố đô Kyoto:
(Nguồn: Getty Images)
Vịnh Toyama nằm tại vùng bờ biển phía Tây Nhật Bản. Đây là nơi sinh sống của những sinh vật biển phát sáng trong bóng tối, tạo nên cảnh quan kỳ thú trên mặt nước khi nhìn từ trên cao.
(Nguồn: Shutterstock)
Kyoto là thủ đô của đất nước Mặt trời mọc cho đến giữa thế kỷ 19. Nơi đây đầy ắp những kiến trúc truyền thống và tôn giáo, cùng những khu vườn rất đặc trưng cho văn hoá Nhật Bản.
Trung Quốc có Vạn lý trường thành và cảnh quan Trung Quốc Đan Hà:
(Nguồn: Shutterstock)
Vạn lý trường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến thế kỷ 17 sau Công nguyên. Đây là một trong những di tích lịch sử quan trọng nhất, đại diện cho văn hoá và nền văn minh cổ đại Trung Quốc.
(Nguồn: Shutterstock)
Trung Quốc Đan Hà là khu vực địa mạo Đan Hà với cảnh quan độc đáo, được hình thành từ sa thạch đỏ với đặc trưng là các vách núi thẳng đứng có những sọc màu rực rỡ như cầu vồng. Tháng 8/2010, Trung Quốc Đan Hà được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Độc lạ hang động có hình đôi mắt khổng lồ Ánh sáng rọi qua hai lỗ hổng lớn trên trần hang động, chiếu thẳng vào bên trong như hình đôi mắt khổng lồ đang dõi theo từng bước chân của mỗi người. Hang động Prohodna là một trong những điểm đến hút khách bậc nhất ở Bulgaria, hình thành từ hai lỗ hổng lớn cân xứng hình quả hạnh nhân khổng lồ nằm...