Những kiểu dùng xe “như phá” khiến ô tô nhanh xuống cấp
Với những thói quen sử dụng, bảo dưỡng xe sai lầm dưới đây xe hơi của bạn sẽ nhanh hỏng đến bất ngờ so với bình thường.
Chạy rốt – đa ô tô mới mua
Chạy rốt- đa là quá trình “luyện tập” cho động cơ xe, hộp số, hệ truyền động. Khi xe mới mua các bộ phận, chi tiết chưa có diện tích tiếp xúc hoàn hảo nên chạy rốt-đa giúp cho các chi tiết trên động cơ, hộp số, hệ truyền động được mài mòn một cách vừa đủ, san phẳng bề mặt của chúng, giúp chúng hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ.
Tuy nhiên, chạy rốt – đa xe mới như thế nào là đúng? Rất nhiều chủ xe chỉ chạy rốt – đa đi vài kilomet và duy trì ở một tốc độ cố định, điều này là sai lầm cần tránh. Hãy giảm tốc hoặc tăng tốc và chạy trong khoảng 1.000km đầu tiên với tải trọng không quá 80%.
Tư tưởng bơm áp suất lốp sai lệch
Không ít tài xế cho rằng, bơm lốp càng căng xe chạy càng nhẹ còn nếu bơm thiếu hơi thì phanh sẽ nhạy hơn. Tuy nhiên, nếu để lốp căng quá sẽ khiến giảm chấn của bánh xe mất tác dụng, khi chạy sẽ bị “nảy” bánh và giảm hiệu quả phanh.
Ngược lại, nếu lốp non hơi sẽ bị mất độ ổn định điều khiển xe, không cân bằng, hiệu quả phanh giảm và còn tăng ma sát giữa lốp và mặt đường. Chưa kể lốp bơm không đúng với thông số khuyến cáo của nhà sản xuất sẽ rút ngắn tuổi thọ của vỏ xe, rất nguy hiểm khi chạy trên đường.
Khi dừng, đỗ xe thường quên kéo phanh tay
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Quên kéo phanh tay khi dừng hoặc đỗ xe là nguyên nhân đã gây ra không ít các vụ tai nạn. Do bản chất tác dụng của phanh tay để xe giữ đứng yên, nhưng nếu quên kéo phanh tay sẽ khiến xe bị trôi, đặc biệt ở trên đoạn đường dốc. Còn với trường hợp đã về “mo” – P mà phanh tay chưa được kéo sẽ khiến bánh răng cóc trên hộp số bị hao mòn nhanh và không đạt được tác dụng tối đa.
Đạp bàn đạp ga vài cái trước khi nổ máy và trước khi tắt máy
Các chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô cho biết, bơm xăng tiếp liệu là bơm điện (khi mở công tắc điện mới hoạt động) hoặc bơm cơ khí hoàn toàn không hề bị tác động khi nhấn ga. Bên cạnh đó, rồ ga hoặc tắt máy đột ngột có thể làm dư xăng ở cổ hút, dẫn đến “ngộp xăng” ở lần khởi động kế tiếp. Do đó, biện pháp đạp ga trước khi nổ máy hoặc trước khi tắt máy để nạp thêm bình điện rất ít khi có hiệu quả.
Thay nước làm mát mỗi khi thay dầu
Ảnh minh họa
Két nước làm mát không cần phải thay quá thường xuyên, nó không đòi hỏi thay liên tục như thay dầu mà nên căn khoảng 5 năm/lần.
Tuy nhiên, để xe hoạt động tốt nên tiến hành kiểm tra két nước thường xuyên, phải đảm bảo mực nước luôn ở giữa trạng thái “full” và “low” khi động cơ đang nguội. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì bạn cần kiểm tra xem có bị rò rỉ không để có biện pháp sửa chữa kịp thời.
Thường xuyên đánh bóng xe để giữ mới
Ảnh minh họa
Sau mỗi lần đánh bóng xe trông đều rất sạch nhưng sáp đánh bóng đều có hoá chất và một lượng bột mài làm mòn lớp sơn bị đánh. Nếu đánh bóng quá nhiều lần khi nó chưa thật sự cũ sẽ khiến sơn xe bị bào mòn nhanh, mất lớp bảo vệ và bạc màu. Cách tốt nhất để xe luôn mới là rửa sạch bằng các dung dịch chuyên dùng, giữ bóng sơn bằng các dung môi nhẹ nhàng.
6 bộ phận trên xe ô tô hay gặp vấn đề hỏng hóc
Dưới đây là những bộ phận trên xe ô tô hay bị hỏng hóc mà chủ xe cần nắm rõ để có cách chăm sóc và bảo dưỡng xế yêu chuẩn xác nhất.
1. Đèn xe
Hệ thống đèn xe ô tô dễ 'dở chứng', phát sáng chập chờn khi xe thường xuyên đi qua những địa hình lầy lội, ổ gà, hoặc khi xảy ra va chạm hay ắc quy có vấn đề. Ngoài ra cũng không thể loại trừ khả năng hệ thống dây điện của xe ô tô bị đứt đoạn do bị chuột tấn công khiến cho đèn xe không sáng. Cháy bóng đèn xe cũng là trường hợp rất hay xảy ra. Chính vì vậy, chủ xe cần phải thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện của ô tô.
Đặc biệt, khi lái xe ô tô vào ban đêm hoặc lái xe đường dài, trước khi khởi hành chủ xe phải kiểm tra cẩn thận lại hệ thống đèn xe và mang theo đèn ô tô dự phòng.
2. Lọc gió động cơ
Lọc gió động cơ là bộ phận giữ vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của khoang máy xe ô tô. Những bụi bẩn sẽ được lọc gió loại bỏ sạch sẽ, giúp cho động cơ hoạt động tốt hơn, từ đó tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu cho xe.
Theo các chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô, thông thường chủ xe cần kiểm tra thường xuyên và thay định kỳ lọc gió động cơ 1 - 2 lần/năm.
3. Phanh xe
Phanh xe chính là bộ phận có vai trò to lớn trong việc bảo vệ tính mạng cho người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Tuy nhiên đây cũng chính là bộ phận xe ô tô dễ gặp vấn đề và bị hỏng hóc nhất. Những vấn đề thường gặp ở phanh xe là do má phanh bị biến dạng, dầu phanh cạn, ống dẫn dầu bị gỉ sét và rò rỉ...
Thường thì sau khi di chuyển được quãng đường là 15.000 km - 20.000 km thì chủ xe nên đưa xe đến các gara có uy tín để kiểm tra và thay phanh xe. Đây là kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô mà bất kỳ người sử dụng xe hơi nào cũng nên ghi nhớ.
4. Ống dẫn nhiên liệu
Ống dẫn nhiên liệu rất hay bị gỉ sét, ăn mòn hay rò rỉ hoặc thậm chí là bị thủng. Việc ống dẫn nhiên liệu gặp vấn đề làm tăng khả năng rò rỉ nhiên liệu, vừa hao xăng vừa có nguy cơ xảy ra cháy nổ nếu không cẩn thận.
Chính vì thế, bên cạnh việc kiểm tra thường xuyên, khi thấy xe đang di chuyển và có mùi xăng bất thường, chủ xe nên dừng ô tô ngay lập tức để xử lý kịp thời tình huống này.
5. Cần gạt nước
Cần gạt nước cũng là bộ phận dễ bị hư hỏng nhất trên xe ô tô. Cần gạt rất thường bị gỉ sét do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nước mưa, cộng thêm việc vệ sinh và chăm sóc xe không tốt sẽ khiến cho bộ phận này nhanh xuống cấp. Và việc cần gạt mưa hoạt động kém hoặc bị hỏng hóc sẽ cản trở đến tầm nhìn và tay lái của tài xế.
6. Cảm biến khí thải
Khi cảm biến khí thải bị hỏng hóc, dấu hiệu nhận biết rõ nhất đó là đèn check-engine sẽ báo sáng và tài xế sẽ thấy lượng tiêu hao nhiên liệu tăng vọt 1 cách bất thường. Đồng thời xe sẽ tăng lượng khí thải ra ngoài và gây hại đến môi trường không khí. Nguyên nhân lớn khiến cảm biến khí thải gặp trục trặc là do nhiên liệu bị đóng cặn, chất lượng nhiên liệu không đạt tiêu chuẩn quy định...
Theo Mocar.w3w.vn
Những bộ lọc quan trọng cần kiểm tra và thay thế định kỳ Trên ô tô, những bộ phận lọc tuy nhỏ bé nhưng lại nắm giữ vai trò rất quan trọng. Nếu không được chăm sóc định kỳ cẩn thận, có thể chủ xe sẽ mất một khoản tiền khá lớn cho việc sửa chữa. Đối với nhiều người, hầu hết việc mua ô tô đã khó, nhưng mua được ô tô rồi còn việc...