Những kiểu chăm sóc da “nguy hiểm”
Nếp nhăn, vết chân chim, da khô… là những nỗi lo lắng vô cùng lớn của chị em, kể cả những người mới bước sang tuổi 30.
Chị em nào cũng tự ý thức được rằng việc chăm sóc da là hết sức cần thiết. Nhưng không phải cứ nói và chăm sóc da là bạn sẽ có làn da đẹp. Có những thói quen chăm sóc da không những không mang lại hiệu quả mà còn đe dọa sự khỏe mạnh của da, thậm chí đẩy làn da đứng trước huy cơ bị hủy hoại trầm trọng.
Chính vì vậy, chị em cần tránh những thói quen làm đẹp “nguy hiểm” này.
1. Vừa đắp mặt nạ vừa làm việc nhà
Điều này tuyệt đối phản khoa học. Bởi, lúc đắp mặt nạ là lúc các cơ và da mặt bạn cần được nghỉ ngơi, thư giãn để có thể hấp thụ được dinh dưỡng từ mặt nạ.
Còn nếu như vừa đắp mặt nạ vừa làm việc nhà thì có thể khiến mặt nạ bị nhiễm bẩn, các vi khuẩn xâm nhập vào trong mặt nạ, ảnh hưởng không tốt cho làn da.
2. Rửa mặt bằng nước nóng
Một số chị em nghĩ rằng rửa mặt bằng nước nóng sẽ giúp giãn nở các lỗ chân lông để các bụi bẩn có cơ hội thoát ra ngoài hoặc là rửa mặt bằng nước nóng sẽ giúp thư giãn da mặt. Nhưng thực tế, hiệu quả có khi lại đi ngược lại.
Dùng nước quá nóng để rửa mặt, da sẽ hấp thụ nhiệt, làm da khô ráp. Nếu sử dụng trong thời gian dài, làn da sẽ hình thành nếp nhăn. Đặc biệt, vào mùa đông, bạn càng hạn chế sử dụng nước nóng để rửa mặt.
3. Dùng khăn rửa mặt quá cứng hoặc thô ráp
Video đang HOT
Đừng nghĩ rằng, khăn rửa mặt cứng hoặc thô ráp thì sẽ càng làm cho da sạch hơn. Thực ra, khăn rửa mặt cứng có thể làm xước da, khiến cho da dễ dị ứng và mẩn đỏ.
4. Cả ngày chẳng cười
Bạn không dám cười vì sợ khi cười da mặt sẽ nhăn hơn, “nhầu nhĩ” hoặc có nhiều nếp gấp. Nhưng sự thực, tiết kiệm nụ cười mới là nguyên nhân phá hủy làn da của bạn.
Những căng thẳng, stress khiến bạn dễ cáu gắt, khó chịu… ảnh hưởng đến các cơ mặt, làm cho các nếp nhăn xuất hiện. Hơn nữa, khi tâm trạng không tốt, các chất chống oxy hóa và chất độc hại có cơ hội sản sinh ra nhiều, đe dọa gây ra hiện tượng lão hóa da.
5. Tẩy tế bào da chết quá nhiều lần
Nhiều chị em rất thích chăm sóc da bằng cách tẩy tế bào da chết. Nhưng chị em có biết rằng, nếu lạm dụng biện pháp tẩy da này sẽ khiến làn da mỏng dần và lão hóa sớm, xuất hiện nhiều nếp nhăn.
Vì vậy, để có làn da đẹp, mịn màng, chị em nên quan tâm tới tần suất tẩy da chết tùy thuộc đặc điểm của các loại da khác nhau như: da dầu có thể thực hiện 1 lần/tuần, chú ý thực hiện ở khu vực chữ T; làn da khô tốt nhất 1 lần/3 tuần; làn da nhạy cảm tốt nhất 1 lần/tháng.
6. Dùng mỹ phẩm dưỡng da
Vì không có nhiều thời gian để chăm sóc da một cách tự nhiên, chị em thường sử dụng mỹ phẩm. Tuy nhiên, nếu chọn mỹ phẩm có chất lượng không tốt hoặc dùng liên tục có thể sẽ khiến các nếp nhăn xuất hiện nhiều hơn và rõ hơn.
Theo VNE
Nước giải khát từ cây cỏ, lợi hay hại?
Vào những ngày hè nóng nực, nhu cầu về nước uống của cơ thể là rất lớn.
Thật khó có thể kể hết các loại nước giải khát mang tính công nghiệp đang lưu hành trên thị trường hiện nay, nhưng xu hướng lựa chọn và tự chế biến các đồ uống từ những cây cỏ quanh nhà, quanh vườn theo kinh nghiệm dân gian vẫn còn khá nhiều người ưa chuộng.
Giải nhiệt cùng lá, hoa
Có thể kể ra những thứ thông dụng như nước trà xanh, nước nụ hoặc lá vối, nước nhân trần, nước la hán, nước chó đẻ răng cưa, nước rau má, nước chè vằng, nước mía, nước cỏ ngọt, nước râu ngô, nước cúc hoa, nước hoa hòe, nước quả dứa dại, nước mạch môn, nước đậu đan sao cháy, nước khổ qua, nước bí đao...
Người ta có thể dùng độc vị hoặc có thể dùng một vài vị phối hợp với nhau để tạo nên những thứ nước giải khát thơm ngon, dễ uống và làm tăng hiệu quả thanh nhiệt, giải độc, mát gan như hoa hòe với cúc hoa, đậu đen với mạch môn, nụ vối với la hán, râu ngô với quả dứa dại...
Thậm chí có thể phối hợp khá nhiều vị với nhau để tạo nên các loại trà tam bảo, ngũ bảo, bát bảo rất hấp dẫn.
Nhìn chung, các loại nước giải khát này đều không độc hại vì chúng được chế biến từ những cây cỏ mang tính thức ăn - vị thuốc và đã được sử dụng trong đời sống từ rất lâu đời.
Theo dược học cổ truyền, tất cả các loại nước giải khát này đều có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết chỉ khát, thường được dùng để phòng ngừa và giải trừ tình trạng "tích nhiệt" trong cơ thể. Theo quan niệm của y học cổ truyền, "nhiệt" là một trong những nguyên nhân gây bệnh thường gặp, nhiệt nặng hơn được gọi là "hỏa".
Nhiệt được tạo nên từ nhiều nguồn: từ ngoài là do ngoại tà xâm nhập vào bên trong cơ thể mà hóa sinh, đặc biệt là hai nhân tố thử và thấp thường gặp vào mùa hè, được gọi là "ngũ khí hóa hỏa"; từ trong là do những rối loại về tình chí (yếu tố tinh thần kinh) và công năng các tạng phủ (yếu tố chuyển hóa) gây nên, được gọi là "ngũ khí hóa hỏa" và "nội thương hóa hỏa".
Tính chất của nhiệt là nóng bức, dễ gây hao tổn tân dịch và hình thể.
Tùy theo vị trí tác động mà nhiệt tạo nên các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau: nhiệt tích ở da (bì phu) gây mụn nhọt, lở loét; nhiệt tích ở đường hô hấp (phế tạng) gây đau họng, viêm khí phế quản, viêm phổi, nhiệt tích ở đường tiêu hóa (tỳ, vị, đại, tràng) gây tưa lưỡi, loét miệng, viêm dạ dày, loét hành tá tràng, táo bón, trĩ hạ...
Bởi vậy, các loại nước giải nhiệt dân gian là hết sức có ý nghĩa trong mùa hè và với những người có thể chất "thiên nhiệt".
Những điều cần lưu ý
Theo nghiên cứu hiện đại, các cây cỏ này đều có tác dụng giải nhiệt, kháng khuẩn, tiêu viêm ở các mức độ khác nhau.
Ngoài ra, tùy từng loại còn có các tác dụng riêng biệt như nước hoa cúc làm hạ huyết áp, nước hoa hòe làm bền vững thành mạch máu, nước râu ngô và dứa dại lợi tiểu và làm tan sỏi đường tiết niệu, nước mạch môn, rau má và đậu đen bảo hộ tế bào cho gan, nước nụ vối kích thích tiêu hóa...
Tuy nhiên, dù là thực phẩm đi nữa, khi sử dụng các loại giải khát, thanh nhiệt này cũng cần chú ý một số vấn đề sau đây:
Trước hết, liều lượng cần vừa phải, tránh lạm dụng quá mức, đặc biệt đối với trẻ em, người già và những người tỳ vị hư yếu, hay bị lạnh bụng, đi lỏng. Nếu có dùng cam thảo để tạo nên vị ngọt, dễ uống và điều hòa thì tuyệt đối không dùng quá nhiều, thông thường mỗi ấm trà chỉ cho vài ba lát là được.
Sau những bữa ăn có nhiều đồ sống lạnh thì nên giảm lượng các loại nước uống này để tránh rối loạn tiêu hóa.
Khi chọn mua các cây cỏ này ở dạng khô thì phải tránh thứ ẩm mốc và đã để quá lâu, không còn hoạt chất có lợi. Tốt nhất là nên mua đồ tươi về nấu nước uống hoặc phơi sấy khô, bảo quản cẩn thận để dùng dần.
Không nên uống các loại nước này quá nhiều vào buổi tối. Có thể nói, dùng cây cỏ làm nước giải khát theo kinh nghiệm dân gian là một thói quen tốt và đáng khích lệ vì loại đồ uống này rất có lợi cho sức khỏe, không chứa hóa chất độc hại, không có của rởm, rẻ tiền và lại được cơ thể rất dễ chấp nhận.
Theo VNE
Thai phụ dễ bị... rối loạn tâm thần Khi thai phụ bị rối loạn tâm thần dù nhẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi như dễ làm tăng nguy cơ tử vong sơ sinh, sinh non, thai chết lưu. Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố liên quan đến thai nhi như các hormone estrogen, progesteron, HCG và có sự gia...