Những kiêng kị khi dùng nhân sâm
Nhân sâm được Đông y xếp vào loại “thượng phẩm”, nghĩa là những vị thuốc cho tác dụng bổ và không độc tính, song không phải ai dùng cũng hiệu quả.
Ảnh minh họa – nguồn internet
Đông y dùng sâm trong các trường hợp chân khí kém, gây ra trạng thái mệt mỏi, vô lực của cơ thể hoặc các trường hợp kém ăn, da xanh xao, trí nhớ suy giảm của người già hay người mới ốm dậy. Tuy nhiên, hạn chế dùng cho trẻ em vì sâm có tác dụng “kích dục” sớm. Chỉ dùng với những trẻ chậm phát triển, cơ thể còi cọc, xanh gầy với liều thấp (2 – 4g/ngày) và thời gian ngắn (7 – 10 ngày).
Với người lớn, nhân sâm có thể dùng 4 – 10g/ngày, dưới dạng hãm với nước sôi, uống nhiều lần trong ngày. Uống liền 2 – 3 tuần lễ. Hoặc dưới dạng ngâm rượu, có thể ngâm sâm tươi (toàn rễ).
Nhân sâm rất tốt, tuy vậy khi dùng chúng ta cũng cần chú ý không nên dùng nhân sâm sau khi ăn no hoặc vào buổi tối, lúc sắp đi ngủ, vì gây khó ngủ hoặc mất ngủ. Những người bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, ăn uống khó tiêu hoặc đau bụng (viêm đại tràng), đại tiện phân sống nát, tiêu chảy, những trường hợp tăng huyết áp cũng không nên sử dụng sâm.
Theo SKDS
Kinh nghiệm sử dụng nhân sâm đúng cách và hiệu quả
Theo Đông y, nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí và cũng là vị thuốc quý hiếm, đứng đầu bộ thuốc quý "Sâm - Nhung - Quế - Phụ".
Những năm gần đây, vì lợi nhuận, một số hãng dược phẩm đã quảng cáo khuếch trương quá mức, khiến không ít người ngộ nhận về tác dụng, dẫn tới tình trạng lạm dụng nhân sâm và thực tế đã có những trường hợp phát sinh tai biến, do sử dụng nhân sâm bừa bãi.
Theo Đông y, nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí và cũng là vị thuốc quý hiếm, đứng đầu bộ thuốc quý "Sâm - Nhung - Quế - Phụ".
Khoa học ngày nay cũng đã chứng thực những tác dụng kỳ diệu, đồng thời còn phát hiện thêm nhiều tác dụng mới của nhân sâm, mà trước đây người xưa chưa biết.
Tuy nhiên, suy cho cùng: nhân sâm vẫn là một vị thuốc. Mà đã là thuốc, nhất thiết phải sử dụng đúng phương pháp, mới có thể phát huy được tác dụng tốt và tránh được hậu quả đáng tiếc.
Vậy, trong điều kiện gia đình, có thể sử dụng nhân sâm trong những trường hợp nào, cách sử dụng cụ thể ra sao? Và cần chú ý, kiêng kỵ những vấn đề gì?
Video đang HOT
1. Dùng để bồi bổ cơ thể
Pha trà uống: Nhân sâm thái thành lát mỏng, mỗi lần dùng 1-2g, cho vào ấm, đổ nước sôi vào như là pha trà. Sau 5 phút có thể rót ra uống dần như trà. Có thể hãm vài lần như vậy, sau khi thấy mùi vị đã nhạt thì lấy bã ra nhai và nuốt dần.
Sâm tán bột: Sâm sấy khô, tán mịn, mỗi lần dùng 1-2g, có thể dùng bột sâm pha nước uống hoặc uống trực tiếp bột sâm và chiêu bằng nước đã đun sôi.
Hai cách kể trên thường áp dụng đối với chứng "khí hư" trong Đông y, với những biểu hiện chính: Người mệt mỏi, hay vã mồ hôi, thở yếu, chuyển hoá cơ bản kém.
Ngậm tan: Sâm thái thành lát thật mỏng, mỗi lần ngậm một lát, cho đến khi mềm nát thì nuốt dần, ngày nuốt 3-4 lát.
Cách dùng này thường áp dụng đối với người mắc bệnh lâu ngày, mệt mỏi, kém ăn, cùng chứng "phế hư"- chức năng hô hấp suy giảm, phổi yếu, thở gấp, ho suyễn.
Sắc uống: Nhân sâm thái lát, mỗi ngày dùng 5-10g, sắc kỹ với nước, pha thêm 20-30g đường vào, chia thành nhiều lần uống và ăn cả cái. Trường hợp dùng để cấp cứu: tăng sâm lên 30-60g, sắc uống hết ngay trong một lần.
Cách này thường dùng trong trường hợp cơ thể suy yếu nặng, sau phẫu thuật bị mất nhiều máu, cấp cứu lúc lâm nguy.
Nấu cháo ăn: Nhân sâm 3g, thái lát, sắc kỹ một lúc với nước, sau đó cho thêm gạo và nước vào nấu thành cháo ăn.
Cách dùng này có tác dụng bổ dưỡng, thích hợp với những người mắc các chứng bệnh mạn tính đường tiêu hoá và người già cơ thể suy yếu, răng hỏng nhiều.
Sâm hấp trứng gà: Trứng gà 1 quả, khoét 1 lỗ nhỏ ở đỉnh, cho 1-2g bột nhân sâm vào, trộn đều. Lấy một miếng khăn giấy thấm nước cho ướt để dán kín lại rồi đem hấp chín. Mỗi ngày dùng 1 lần.
Cách dùng này thường áp dụng để bồi bổ cơ thể đối với những người mắc các bệnh mạn tính.
Sâm hầm thịt gà: Dùng gà mái 1 con (gà chân đen càng tốt), làm sạch lông và tạp chất, mổ bụng cho 5-10g sâm thái lát vào rồi khâu kín lại Hầm chín, ăn thịt, sâm và nước mỗi tuần 1-2 lần.
Cách dùng này thường áp dụng để bồi bổ cơ thể phụ nữ sau thời kỳ sinh đẻ.
Lưu ý: Trong những trường hợp trên, nếu không có nhân sâm, có thể thay thế bằng đẳng sâm, hoặc sâm bố chính, chỉ cần tăng liều lượng lên khoảng 2-3 lần.
2. Không nên lạm dụng
Nhân sâm là một vị thuốc quý, song đó không phải là thứ "vạn linh chi dược". Hơn nữa, nếu sử dụng không hợp lí, còn có thể dẫn đến cái hoạ "sát thân phá gia", như người xưa đã cảnh báo.
Từ xưa, trong giới Đông y đã lưu truyền một câu thành ngữ: "Đại hoàng cứu nhân vô công, nhân sâm sát nhân vô quá". Nghĩa là: Đại hoàng (vị thuốc thông dụng, tương đối rẻ) có cứu được bệnh cũng không được ghi công, trong khi đó nhân sâm giết chết người vẫn không bị buộc tội.
Trong sách "Y học nguyên lưu luận", Danh y Từ Linh Thai còn đề cập tới một ngộ nhận rất đáng tiếc, đó là: Khi đã sử dụng đến nhân sâm mà bệnh nhân vẫn chết, người đời thường lầm tưởng rằng, thầy thuốc đã cố gắng tột độ, còn con cháu cũng đã hết mực hiếu nghĩa...
Chính vì vậy, từ xưa nhân sâm còn là thứ bị một số thầy thuốc thiếu lương tâm lợi dụng để tâng công, tránh tội.
Kết quả thực nghiệm dược lí hiện đại cho biết, độc tính của nhân sâm tương đối thấp. Tuy nhiên, nếu không có bệnh mà lạm dụng, hoặc là dùng liều quá cao, thời gian sử dụng quá dài, vẫn có thể xuất hiện các phản ứng trúng độc.
Khi bị ngộ độc nhân sâm, thường thấy những biểu hiện như mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, thần kinh hưng phấn liên tục, trạng thái khoái cảm, huyết áp tăng cao, thân thể phù thũng, iả chảy lúc sáng sớm, da mẩn đỏ, mũi chảy máu v.v... Người phương Tây gọi đó là "Hội chứng lạm dụng nhân sâm".
Một thông báo cho biết, có đôi thanh niên nam nữ khoẻ mạnh, đã dùng 30 gam hồng sâm, sắc lấy 800 ml cùng nhau uống sau 10 phút cả hai người đều thấy đầu choáng, phiền táo, mắt nhìn không rõ vật, ngôn ngữ rối loạn, thần trí mơ hồ v.v... may được cấp cứu kịp thời nên mới thoát nạn.
Một thông báo khác cho biết, một trẻ sơ sinh, ngay trong buổi sáng đầu tiên đã "được" cha mẹ cho uống nước sắc của gần 1 gam sâm Cao Ly. Sau đó liền thấy đứa trẻ kêu khóc liên tục, không ngủ, chân tay co giật, thở gấp cùng với những triệu chứng nhiễm độc cấp tính khác sau đem đi cấp cứu cũng không cứu nổi.
3. Những trường hợp không nên dùng
Người khoẻ mạnh không nên dùng sâm
Người xưa thường bảo, đang khoẻ mạnh mà dùng sâm, chẳng khác gì ngôi nhà đang vững chắc lại đục tường cấy thêm cột vào để gia cố như vậy không chỉ vô ích mà còn khiến ngôi nhà chóng hư hỏng hơn.
Quan sát lâm sàng hiện đại cho thấy, không có bệnh mà dùng sâm có thể làm huyết áp tăng cao, miệng khô lưỡi rát, đại tiện táo, chảy máu mũi và rối loạn chức năng nội tạng.
Cao huyết áp, xơ mỡ động mạch, không nên dùng độc vị nhân sâm
Trong sâm có một số chất có tác dụng chống phân giải chất béo, ví dụ như aspartic acid, arginine... Do đó, khi dùng sâm, quá trình tích mỡ ở một số cơ quan và thành mạch máu sẽ có thể gia tăng, như vậy có thể gây nguy hiểm đối với người bị cao huyết áp và xơ mỡ động mạch.
Phụ nữ đang mang thai nói chung không nên dùng nhân sâm
Theo quan niệm của Đông y học, phụ nữ khi có thai nói chung không nên sử dụng đến phương pháp "đại bổ".
Nếu dùng quá nhiều các thứ thuốc bổ như nhân sâm, long nhãn, gà hầm... có thể sinh ra một số chứng bệnh ở tỳ vị, trở nên phiền táo, trong miệng mọc mụn...
Ăn uống cần có đủ chất, nhưng không nên tiến hành bổ dưỡng quá nhiều, tạo nên sự dư thừa, gây cản trở cho quá trình chuyển hoá và nuôi dưỡng thai nhi.
Không dùng sâm bừa bãi đối với trẻ em
Trong sâm có một số thành phần như panacen, panaquillon, panaxin, panax sapogenol... có thể gây ngộ độc. Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, cơ thể còn non yếu nên rất dễ trúng độc
Trẻ bị ngộ độc sâm, thường có các triệu chứng: hay kêu khóc, quấy nhiễu không yên, mặt nhợt nhạt, xuất hiện các vết tím bầm, co quắp, thở gấp, tim đập chậm, nôn mửa v.v...
Cho nên, khi sử dụng sâm đối với trẻ em, cần có sự hướng dẫn cẩn thận của thầy thuốc. Chớ nên cho trẻ uống sâm để "giải nhiệt"!
4. Giải độc nhân sâm
Đối với các phản ứng nhiễm độc nhân sâm, trường hợp nhẹ chỉ cần ngừng sử dụng là cơ thể sẽ dần dần hồi phục. Trường hợp nặng phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu. Trường hợp ngộ độc nhẹ, có thể dùng củ cải hoặc hạt củ cải giã nát sắc uống, cũng mang lại hiệu quả nhất định.
Theo vietbao
Những kiêng kỵ khi dùng nhân sâm Nhân sâm là vị thuốc quý, được Đông y xếp vào loại "thượng phẩm", nghĩa là những vị thuốc cho tác dụng bổ và không có độc tính, song không phải ai dùng cũng hiệu quả. Đông y dùng sâm trong các trường hợp chân khí kém, gây ra trạng thái mệt mỏi, vô lực của cơ thể hoặc các trường hợp kém...