Những kiến thức “dựng tóc gáy” về “yêu”
Nhiều bạn trẻ có những quan niệm về tình dục khiến cho bác sĩ phải giật mình bởi mức độ sai khủng khiếp.
Chẳng hạn, một số bạn cho rằng nếu không có bao cao su, dùng túi nylon thay thế cũng… OK. Thực ra, bao cao su được thiết kế đặc biệt cho chuyện ấy, có độ đàn hồi, mềm mại và đã được vô trùng. Trong khi đó, túi nylon không có khả năng co giãn nên không ôm trọn được dương vật, khó có thể giúp bạn tránh thai. Đó là chưa kể nó có thể làm trầy xước vùng kín của phụ nữ và gây nhiễm trùng.
Ngoài sự nhầm lẫn trên, các chuyên gia về tình dục và sức khỏe sinh sản còn nhận được nhiều câu hỏi và lời tâm sự “ngây thơ” khác:
Ảnh minh họa
Em không muốn dùng bao cao su hay thuốc tránh thai. Chồng em bảo chỉ cần dùng dây chun buộc “cái đó” lại là ổn cả.
Kế hoạch hóa gia đình bằng cách này sẽ đem lại hậu quả thật khó lường. Các bạn không nên tự ý đưa bất cứ vật gì lạ vào trong âm đạo. Đây chẳng phải là cách ngừa thai, thậm chí nó còn gây đau đớn cho cả hai.
Video đang HOT
Quan hệ với nhau trong tình trạng còn nguyên quần áo cũng có thể mang thai?
Vấn đề không phải ở chỗ còn hay không còn quần áo, mà cái chính là tinh trùng có vào được trong âm đạo hay không. Nếu chỉ ôm ấp, hôn nhau thì chẳng thể nào thụ thai được. Tuy nhiên, những phút giây âu yếm “sơ sơ” đó thường đi xa hơn và khiến người ta hối hận.
Lần đầu tiên “yêu nhau” sẽ không thể thụ thai?
Nhiều cô gái trẻ đã mang thai ngoài ý muốn vì nghĩ rằng lần đầu tiên chưa đủ để tạo ra một sinh linh. Thực ra, nếu gặp điều kiện thuận lợi, trứng và tinh trùng sẽ thụ tinh ngay trong lần đầu quan hệ. Vì vậy, bạn đừng nên chủ quan.
Một người bạn mách rằng rượu bia sẽ giúp cả hai hưng phấn hơn trong chuyện ân ái. Em đã thử và thấy đúng là anh ấy nồng nhiệt hơn bình thường. Có lẽ đây là một cách hay?
Tuy men rượu có thể làm cho chồng bạn tăng ham muốn nhưng lại rút ngắn thời gian “lâm trận”. Ngoài ra, nếu có em bé trong điều kiện ấy, sức khỏe của thai nhi sẽ không được tốt do trứng và tinh trùng đều yếu. Tốt nhất, hai bạn hãy khơi nguồn cảm xúc bằng cách khác.
Em rất nhỏ con trong khi anh ấy lại là vận động viên thể hình, rất cao to. Có lẽ chúng em nên chia tay vì chẳng thể nào “khớp” với nhau được?
Tạo hóa đã dự tính tất cả các tình huống, bạn không cần phải lo lắng. Dù chàng thuộc “size” nào thì cũng có thể “khớp” với bạn vì âm đạo phụ nữ có thể co giãn.
Theo VNE
Sau điều trị ung thư, khả năng cương cứng của đàn ông có còn không?
Chồng tôi năm nay 49 tuổi, là người sống sót sau khi mắc bệnh ung thư. Bốn tháng qua, anh ấy luôn gặp khó khăn trong việc duy trì sự cương cứng để giao hợp.
Liệu đây có phải là hậu quả của các biện pháp hóa trị và xạ trị, hay do những loại thuốc mà anh ấy đang sử dụng?
Liệu hóa trị có gây rối loạn cương dương (ED)? Có nhiều nguyên nhân gây ED, cả về thể chất lẫn tâm lý, vì thế khó có thể nói rằng biện pháp điều trị ung thư của chồng bạn hoặc một vấn đề nào khác đang gây khó khăn cho anh ấy trong việc duy trì sự cương cứng. Để biết căn nguyên chứng ED của chồng bạn, trong hoàn cảnh đặc biệt của anh ấy, bạn nên khuyên anh ấy trao đổi với bác sĩ riêng hoặc chuyên gia niệu học.
Trong khi đó, sau đây là một số thông tin có thể hữu dụng cho bạn và người đàn ông của mình.
Chuyện những người sống sót sau khi mắc bệnh ung thư phải trải qua một loại khó khăn tình dục không phải là không phổ biến. Tuy nhiên, một số lượng lớn người không mắc bệnh ung thư cũng đụng phải những vấn đề tình dục, và chưa thể xác định rõ liệu những người sống sót sau khi mắc bệnh ung thư như chồng bạn gặp phải nhiều vấn đề hơn đa số người khác.
Tuy nhiên, có thể bệnh ung thư và/hoặc biện pháp chữa trị bệnh ung thư có thể khiến những vấn đề tình dục trước đó trở nên tồi tệ hơn, hoặc làm nảy sinh những vấn đề mới. Chẳng hạn, việc phẫu thuật để chữa bệnh ung thư xương chậu dễ có thể gây ra những vấn đề về tình dục hơn một số biện pháp chữa trị khác. Theo nghiên cứu, xạ trị xương chậu có liên quan đến sự khó khăn trong việc đạt được và/hoặc duy trì một sự cương cứng. Nhưng về đặc thù, ED chỉ xảy ra từ từ sau khi xạ trị ung thư xương chậu, trong khoảng thời gian từ 6-12 tháng khi mô sẹo phát triển.
Hóa trị cũng có thể can thiệp vào quá trình sản xuất testosterone, nhưng hiếm khi đến mức gây ED. Hóa trị đôi khi có thể gây tổn thương dây thần kinh, nhưng có rất ít báo cáo về việc mất khả năng cương cứng vĩnh viễn sau khi điều trị.
Những yếu tố nào khác gây ED? Một số vấn đề khác ngoài việc chữa trị bệnh ung thư của chồng bạn có thể tác động đến khả năng đạt được và duy trì một sự cương cứng, từ huyết áp cao hoặc bệnh tiểu đường, đến một số loại thuốc (đặc biệt là những loại thuốc trị huyết áp cao và trầm cảm). Một chuyên gia niệu học hoặc bác sĩ chuyên về ED có thể trao đổi với anh ấy về những vấn đề này và các nguyên nhân thể chất tiềm tàng khác, cùng cách thức xử lý chúng (chẳng hạn như đổi thuốc và/hoặc liều lượng thuốc).
Các vấn đề tâm lý có thể ảnh hưởng chức năng tình dục bao gồm stress, nỗi lo về "khả năng trình diễn" hoặc các vấn đề khác có thể được giải quyết bởi một chuyên gia tư vấn hay trị liệu tình dục. Hy vọng những thông tin này sẽ cho bạn một khởi điểm tốt để tìm phương cách giải quyết hiệu quả nhất vấn đề của vợ chồng bạn.
Theo VNE
Giật tóc nàng khi "yêu" bằng cửa sau? Giật tóc nàng khi "yêu" cửa sau cũng là một cách kích thích khiến nàng hứng thú. Tìm hiểu những "thủ thuật" giúp nàng "lên đỉnh" trong lúc "yêu cửa sau" có thể làm cho "chuyện đó" của hai bạn thêm tuyệt vời. Cũng giống như phần lớn các chiêu thức "yêu" khác trong thực tế, "yêu" bằng "cửa sau" lại gần như...