Những kịch bản ảnh hưởng của cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ với xung đột Nga Ukraine
Cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề đối nội cũng như chính sách đối ngoại của Mỹ – đặc biệt với xung đột Nga – Ukraine và với khu vực châu Á- Thái Bình Dương?
Tổng thống Joe Biden (thứ 2, trái) trong chiến dịch vận động tranh cử ở Bowie, Maryland, ngày 7/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 8/11, cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ để bâu lại toàn bô 435 ghê hạ nghị sĩ liên bang với nhiệm kỳ 2 năm; 35 trong tổng số 100 ghế thượng nghị sĩ liên bang nhiệm kỳ 6 năm.
Theo bình luận của các nhà phân tích Bronte Munro, Gregory Brown, Iain MacGillivray tại Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI), có ba kết quả có thể xảy ra trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ tại Mỹ: Thứ nhất, hiện trạng được duy trì, với đảng Dân chủ kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện. Thứ hai, một Quốc hội chia rẽ xuất hiện trong đó Thượng viện do một đảng kiểm soát và Hạ viện do đảng còn lại chiếm đa số. Thứ ba, đảng Cộng hòa kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện.
Các nhà phân tích trên cho rằng kết quả giữ nguyên hiện trạng là ít khả năng nhất, nhưng nếu kịch bản này vẫn xảy ra và đảng Dân chủ kiểm soát lưỡng viện, Quốc hội có thể trao quyền cho Chính quyền Biden đưa ra các chính sách và luật mà không cần tham vấn hoặc hợp tác với đảng Cộng hòa.
Ngược lại, đảng Cộng hòa có thể sẽ tìm cách đổ lỗi cho Quốc hội do Đảng Dân chủ lãnh đạo và Nhà Trắng về bất kỳ rắc rối nào ở trong nước, chẳng hạn như suy thoái kinh tế hoặc thiếu hụt năng lượng. Những vấn đề trong nước đó có thể ảnh hưởng đến các vấn đề đối ngoại ví dụ như việc cung cấp nguồn lực cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Với kịch bản thứ hai, trong đó một đảng chiếm đa số tại Hạ viện và đảng còn lại kiểm soát Thượng viện, Chính quyền Biden sẽ không thể thông qua các luật gây tranh cãi bằng tỷ lệ phiếu tuyệt đối. Tuy nhiên, việc đảng Cộng hòa giành chiến thắng ở một trong hai viện (chứ không phải cả hai viện) và các ủy ban trong quốc hội thay đổi theo đó có thể làm đình trệ các dự luật, dẫn đến bế tắc trong quốc hội khi mỗi đảng tìm cách thúc đẩy chương trình nghị sự của mình trước cuộc tổng tuyển cử năm 2024.
Video đang HOT
Một quốc hội chia rẽ có thể sẽ xem xét chính sách đối ngoại và hoạt động giám sát thông qua lăng kính chính trị trong nước và đảng phái. Trong kịch bản này, vấn đề đảng phái sẽ xuất hiện giữa hai viện và trong các ủy ban riêng lẻ, điều này có thể dẫn đến giảm sự đồng thuận.
Do đó, các thỏa thuận như AUKUS phụ thuộc vào việc nó sẽ là ưu tiên của chính sách đối nội hay đối ngoại. Quốc hội Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ AUKUS. Tuy nhiên, các chính sách mới cho trụ cột thứ hai trong chương trình làm việc của AUKUS (các năng lực tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và siêu vượt âm) có thể trở nên khó phát triển hơn do sự chồng chéo giữa chính sách đối nội và đối ngoại.
Những vấn đề trong nước cũng có thể xếp trên các cân nhắc về chính sách đối ngoại. Quốc hội Mỹ vẫn tiếp tục ủng hộ đối với Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhưng có thể có nhiều tranh luận chính trị hơn về mức độ đồng thời cung cấp nguồn lực của Mỹ cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga ở châu Âu và ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Với kịch bản thứ ba, có vẻ khả năng này dễ xảy ra trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ. Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát, được khuyến khích bởi chiến thắng trong cuộc bầu cử, sẽ có động lực để thách thức Chính quyền Tổng thống Biden. Đảng Cộng hòa sẽ ở một vị thế mạnh mẽ hơn để đưa ra và tìm cách thông qua các dự luật.
Rất có thể sự giám sát của đảng Cộng hòa sẽ cản trở việc Chính quyền Biden thực hiện những cuộc bổ nhiệm chính trị, trong đó có các đại sứ Mỹ. Tuy nhiên trong kịch bản này, ảnh hưởng chính trị của đảng Cộng hòa có thể không làm giảm sự hợp tác của lưỡng đảng cũng như những thỏa hiệp về chính sách đối ngoại và quốc phòng – ít nhất là trước khi chiến dịch bầu cử tổng thống được tiến hành vào giữa năm 2023. Sẽ có sự thống nhất để cho chính sách đối ngoại tiếp tục hoạt động ít nhất trong vòng 6 tháng, miễn là không bên nào đưa ra các chính sách không thể chấp nhận được đối với bên kia.
Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đảng Cộng hòa sẽ giành đa số trong Hạ viện và cũng có thể kiểm soát Thượng viện, với các vấn đề kinh tế và chi phí sinh hoạt đang chi phối cuộc bầu cử. Nếu điều đó xảy ra, cả hai đảng sẽ tập trung vào các nhu cầu chính trị trong nước. Trong trường hợp đảng Dân chủ nắm giữ cả hai viện, Chính quyền Biden sẽ có nhiều cơ hội hơn để thực hiện chính sách đối ngoại của mình.
Tóm lại, các chuyên gia phân tích trên cho rằng dù kết quả của cuộc bầu cử giữa kỳ lần này có ra sao, thì lợi ích của Mỹ vẫn là ưu tiên Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngay cả khi bị chi phối bởi các thách thức ở trong nước và cuộc xung đột Nga – Ukraine đang diễn ra ở châu Âu.
Mỹ cảnh báo trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì quan hệ với Nga
Washington ngày càng cảnh giác rằng chính phủ và các doanh nghiệp Nga đang sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ để lách các lệnh trừng phạt tài chính và thương mại do phương Tây áp đặt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (R) bắt tay Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vào ngày 5/8/2022. Ảnh: AFP
Theo trang Tin tức Arab (arab.news), hiệp hội doanh nghiệp hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ, TUSIAD, ngày 25/8 cho biết họ đã nhận được bức thư từ Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo về các biện pháp trừng phạt tiềm tàng nếu nước này tiếp tục làm ăn với Nga.
Washington ngày càng cảnh giác rằng chính phủ và các doanh nghiệp Nga đang sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ để lách các hạn chế tài chính và thương mại của phương Tây áp đặt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ - có quan hệ tốt với cả Moskva và Kiev - đã tìm cách duy trì trung lập trong cuộc xung đột và từ chối tham gia chế độ trừng phạt của phương Tây. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác kinh tế tại hội nghị thượng đỉnh ở khu nghỉ mát Sochi trên Biển Đen hồi đầu tháng 8.
Dữ liệu chính thức cho thấy giá trị xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga từ tháng 5 đến tháng 7 tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu dầu của Nga đang tăng vọt và hai bên đã đồng ý chuyển sang thanh toán bằng đồng rúp cho khí đốt tự nhiên do công ty khổng lồ Gazprom của Nga xuất khẩu.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Wally Adeyemo đã có chuyến thăm hiếm hoi tới Ankara và Istanbul vào tháng 6 để bày tỏ lo ngại của Washington rằng các nhà tài phiệt và các doanh nghiệp lớn Nga đang sử dụng các thực thể của Thổ Nhĩ Kỳ để tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Sau đó, ông Adeyemo đã gửi thư tới hiệp hội doanh nghiệp TUSIAD và Phòng Thương mại Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo rằng các công ty và ngân hàng của Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ bị trừng phạt. TUSIAD cho biết trong một tuyên bố rằng bức thư đã được chuyển cho các bộ ngoại giao và tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ.
"Bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào cung cấp hỗ trợ vật chất cho những người do Mỹ chỉ định đều có nguy cơ bị trừng phạt. Các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ không thể kỳ vọng thiết lập mối quan hệ tương ứng với các ngân hàng Nga bị trừng phạt cũng như duy trì mối quan hệ tương ứng với các ngân hàng toàn cầu lớn hay tiếp cận với đồng USD và các loại tiền tệ chính khác", ông Adeyemo lưu ý.
Thỏa thuận hợp tác kinh tế được ký kết bởi Tổng thống Erdogan và nhà lãnh đạo Nga Putin bao gồm một thỏa thuận để nhiều ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu xử lý hệ thống thanh toán Mir của Nga.
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ chưa chính thức trả lời bức thư của ông Adeyemo.
Hợp tác rộng rãi hơn với Nga có thể giúp hỗ trợ nền kinh tế ốm yếu của Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào năm tới. Ông Erdogan trước đó đã lập luận rằng Ankara không thể tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moskva vì Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu dầu và khí đốt tự nhiên của Nga.
Về phần mình, cố vấn chính sách đối ngoại của ông Erdogan, Ibrahim Kalin, cho biết vào tháng 6: "Nền kinh tế của chúng tôi đang ở mức mà nếu áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga sẽ gây hại nhiều hơn cho Thổ Nhĩ Kỳ".
Thăm dò dư luận: 75% cử tri đảng Dân chủ không ủng hộ ông Biden tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024 Số liệu trên được công bố trong bối cảnh sự ủng hộ của công chúng Mỹ đối với Tổng thống Joe Biden tiếp tục giảm trong những tháng gần đây. Tổng thống Mỹ Biden. Ảnh: nato.int Kết quả cuộc thăm dò mới nhất của kênh truyền hình CNN cho thấy 75% thành viên đảng Dân chủ và cử tri ủng hộ đảng này...