Những “khủng long” trong thế giới xe quân sự
Đây là những chiếc xe mà có thể bạn không hề biết đến sự tồn tại của chúng nếu không tìm hiểu chuyên sâu.
JLTV là viết tắt của Xe tác chiến hạng nhẹ (Joint Light Tactical Vehicle) của quân đội Mỹ, được thiết kế để di chuyển trên những địa hình khó khăn nhất. Chúng to hơn, mạnh hơn cả xe Humvee.
Toàn bộ cabin xe được bảo vệ bởi lớp vỏ bọc thép và trang bị ghế chống sốc. Có thể lắp thêm cho chiếc JLTV này súng máy hạng nặng, súng phóng lựu tự động, súng phóng tên lửa chống tăng… để biến nó thành vũ khí tấn công chứ không chỉ là phương tiện bảo vệ.
Thoạt nhìn, chiếc xe mập mạp này trông giống như một chiếc xe thám hiểm ngoài không gian hơn là một chiến xa. Tuy nhiên, trên thực tế, Mantis là xe bọc thép của Lực lượng Quốc phòng Israel. Xe có thể chở được 8 người và được thiết kế để có thể hoạt động ngoài tiền tuyến.
Thân xe Mantis được làm bằng nhiều lớp vật liệu siêu nhẹ, có khả năng bảo vệ người ngồi bên trong khỏi chất nổ, vũ khí và các mối đe dọa hóa học khác. Có một tháp pháo trên nóc xe có thể sử dụng làm bệ lắp súng máy, súng cối hoặc bệ phóng tên lửa.
Jahanam được cho là loại xe phóng tên lửa lớn nhất nếu tính theo số lượng ống phóng. Xe được trang bị bệ phóng có sức chứa 240 chiếc tên lửa có thể tấn công vào vị trí đối thủ với tốc độ 2 quả/giây.
Xe Jahanam là sản phẩm của quân đội UAE. Thiết bị này chỉ cần có 3 người để điều hành cả giàn pháo 240 quả. Việc bổ sung vũ khí cho Jahanam được thực hiện bởi một xe khác và chỉ mất chưa đến 30 phút.
Arquus Scarabee
Video đang HOT
Scarabee là xe bọc thép hạng nhẹ được thiết kế chủ yếu cho việc do thám, trinh sát và hỗ trợ. Xe được phát triển tại Pháp và được coi là xe quân sự bọc thép dùng động cơ hybrid đầu tiên trên thế giới.
Đặc biệt, hệ thống lái độc lập bánh sau cho phép Scarabee xoay xở khá tốt trong những không gian chật. Có thể điều khiển trục sau song song trục trước để xe di chuyển chéo như con cua. Thiết kế này giống mẫu Hummer EV mới ra mắt cuối năm ngoái.
Cougar 6×6
Bài học từ các cuộc tấn công bằng thiết bị nổ tự chế (IED) trên chiến trường Iraq và Afghanistan đã khiến quân đội Mỹ phát triển chiếc xe bọc thép đồ sộ này. Cougar có thân thiết kế hình chữ V nhằm làm lệch hướng lực nổ tác động đến xe.
Mặc dù có nhiều phiên bản nhưng 6×6 có lẽ đặc biệt nhất. Nó đóng vai trò như phương tiện chuyên chở binh lính hiệu quả.
CRAB là viết tắt của Thiết bị bọc thép do thám và chiến đấu. Xe được bọc thép chống lại các loại đạn 7,62 li và mảnh vụn của pháo.
CRAB không chỉ có khả năng phòng thủ mà cả tấn công, với trang bị súng máy, tên lửa chống tăng và súng phóng lựu đạn tự động. Hơn thế, nó có thể hoạt động như xe không người lái.
Chiếc xe khác lạ này được phát triển bởi quân đội Nga, với mục đích chuyên chở vũ khí. Zil Punisher được trang bị đủ vũ khí để bảo vệ người ngồi trong khỏi sự tấn công của mìn và đạn bắn.
Zil Punisher cũng đủ lớn để chở tới 10 lính chiến đấu. Xe dùng động cơ diesel 8 xi-lanh, cho công suất 730 mã lực. Với tốc độ tối đa 150 km/h, đây là một trong những mẫu xe bọc thép chở lính nhanh nhất.
'Báu vật' Jeep Bantam độc nhất Việt Nam có chủ nhân là một bóng hồng
Xe Jeep quân sự thường mặc định với những người đàn ông bụi bặm và hầm hố. Thế nhưng chiếc xe độc nhất Việt Nam lại thuộc về một người phụ nữ.
Theo tìm hiểu thì chiếc xe Jeep Bantam của chị Diệu Cơ chính là 1 trong 62 chiếc xe hai cầu được sản xuất năm 1941 của nhà sản xuất American Bantam Car Company còn tồn tại đến ngày nay. Chiếc xe được phục chế cách đây tầm hơn 10 năm và nó trở thành người bạn đường trung thành của chị Diệu Cơ trong gần chục năm qua.
Jeep Bantam là một trong những mẫu xe khởi nguồn của dòng xe quân sự Mỹ.
Sự độc đáo không chỉ ở chiếc xe mà nữ chủ nhân cũng là số ít trong các tín đồ của xe Jeep cổ ở Việt Nam. Chiếc Jeep Bantam đã luôn xuất hiện cùng chị Diệu Cơ trong các chuyến đi hay trong các cuộc chơi của giới chơi xe trên mọi miền. Dường như họ sinh ra để dành cho nhau và có thể đó là lý do rất nhiều dân chơi sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để có được nó mà vẫn chưa có cơ hội.
Chị Diệu Cơ cùng chiếc xe Bantam của mình tham gia một giải đua nhỏ năm 2013.
Lịch sử của Jeep Bantam khởi nguồn khi chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu. Lúc đó do nhu cầu về phương tiện chiến đâu nên quân đội Mỹ đã liên hệ với 135 công ty sản xuất ô tô, yêu cầu cung cấp các nguyên mẫu xe trinh sát có hệ thống dẫn động bốn bánh và phải rất cơ động, vượt được mọi địa hình. Cuối cùng thì chỉ có hai công ty đáp ứng yêu cầu là American Bantam Car Company và Willys-Overland.
Với đòi hỏi phải có sản phẩm nhanh nhất theo yêu cầu của quân đội Mỹ là hoàn thành trong 49 ngày, chỉ còn lại duy nhất Bantam có thể chấp nhận thách thức. Để đáp ứng điều cực kì cấp bách này, Bantam đã mời kỹ sư thiết kế tự do là Karl Probst từ Detroit về làm việc.
Chiếc xe thiết kế không có mui cứng mà chỉ có khung bạt mềm.
Giá thầu của Bantam đã được đệ trình cùng với các bản thiết kế hoàn chỉnh vào ngày 22/7/1940. Theo thiết kế thì phần lớn xe có thể được lắp ráp từ các bộ phận ô tô bán sẵn, các bộ phận của hệ dẫn động bốn bánh tùy chỉnh do Spicer cung cấp.
Chiếc xe có hệ thống dẫn động 4X4 nên khá linh hoạt trên đường gập ghềnh.
Nguyên mẫu chế tạo thủ công được hoàn thành ở Butler, Pennsylvania và được chuyển đến Camp Holabird, Maryland để thử nghiệm trong quân đội vào ngày 21/9/1940. Chiếc xe đáp ứng tất cả các tiêu chí của quân đội ngoại trừ mô-men xoắn của động cơ.
Jeep Bantam có khoang lái khá đơn giản.
Trong đơn đặt hàng đầu tiên quân đội Mỹ đã yêu cầu Bantam chế tạo thêm 69 chiếc xe còn lại từ giá thầu ban đầu - bao gồm 8 chiếc có hệ thống lái bốn bánh - mà không hoàn chỉnh theo nguyên mẫu ban đầu.
Jeep Bantam có kích thước khá gọn nhẹ và cơ động.
Mẫu xe Jeep Bantam 1941 phiên bản 4X4 có thiết kế 3,25m x 1,6m x 1,5m, thuộc mẫu xe nhỏ gọn. Sử dụng động cơ 4 xi lanh thẳng hàng, cho công suất tối đa 49 mã lực. Mẫu xe không có mui cứng và có thể gập kính lái xuống khi chiến đấu.
Một điểm đặc biệt của Jeep Bantam chính là phần đầu mềm mại chứ không vuông cứng như các mẫu Jeep Willys.
Là một mẫu xe quân sự nhưng Bantam có phần đầu khá mềm mại.
Tuy nhiên, quân đội Mỹ cảm thấy cần phải đa dạng hóa việc sản xuất xe Jeep. Vì vậy, các bản thiết kế của Probst đã được cung cấp cho các công ty đối thủ bất chấp sự phản đối kịch liệt của American Bantam. Quân đội đã làm điều này trên tiền đề bản thiết kế đã trở thành tài sản của Bantam.
Chính Bantam cũng hiểu, nhưng tình hình cấp bách đến mức không còn đủ thời gian để họ hoàn tất yêu cầu của quân đội Mỹ. Họ biết chính Willys và Ford sẽ nhận được thiết kế của họ, đồng thời sản xuất và cung cấp sản phẩm cạnh tranh với Bantam.
Xe chưa được trang bị gạt mưa nên nếu đi trong trời mưa là một điều khá bất tiện.
Trong vài tháng làm việc với quân đội, Bantam đã phát triển chiếc xe Jeep thành Bantam BRC 41. Các đơn hàng đã được đặt cho các chuyến hàng "cho thuê" cho các quốc gia đồng minh, ước tính có tổng cộng 2.605 chiếc BRC 41 được bàn giao.
Chị Diệu Cơ bên chiếc xe Jeep Bantam của mình.
Chính vì mẫu xe chỉ Jeep Bantam 1941 được sản xuất với số lượng hạn chế, cùng một thiết kế mang tính pha trộn khiến nó càng trở nên độc đáo, trở thành một huyền thoại không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.
Xe quân sự Bowler CSP RIV vạm vỡ, dựa trên khung gầm Land Rover Mới đây, một phương tiện thuộc cấp độ quân sự của công ty mang tên Bowler CSP Rapid Intervention Vehicle (RIV), phát triển dưới sự hợp tác với Bộ Quốc phòng Anh Quốc đang được rao bán đấu giá. Thương hiệu Bowler đã tạo dựng tên tuổi cho mình nhờ cung cấp những phương tiện off-road vạm vỡ chế tạo dựa trên khung...