Những khớp nào hay bị thoái hóa khớp
Khớp nào cũng có thể bị tổn thương thoái hóa nhưng thông thường nhất là thoái hóa khớp háng, khớp gối và khớp cột sống. Hai triệu chứng biểu hiện của thoái hóa khớp là đau tại khớp bị thoái hóa và cứng khớp vào buổi sáng. Mỗi khớp thoái hóa có những triệu chứng khác nhau:
Những khớp nào hay bị thoái hóa khớp
1. Cột sống thắt lưng
Video đang HOT
Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân thấy đau lưng nhiều vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy, kéo dài không quá 30 phút. Một thời gian sau, đau lưng sẽ kéo dài cả ngày, tăng khi làm việc nhiều và giảm khi nghỉ ngơi. Thoái hóa cột sống hay gặp từ đốt sống thắt lưng trở xuống, thường ảnh hưởng đến thần kinh tọa làm người bệnh có cảm giác đau từ lưng xuống.
2. Cột sống cổ
Rất hay gặp ở người trên 40 tuổi. Biểu hiện chủ yếu bằng đau cơ hạn chế cử động cổ. Có thể gây biến chứng đau vùng cổ và tay do chèn ép hoặc kích thích rễ thần kinh khi khám thấy các cử động tại cổ đều bị hạn chế nhất là động tác nghiêng bên. Chụp Xquang tổn thương thường ở đốt cổ 5 và cổ 6, giữa cổ 6 và cổ 7, gây cảm giác mỏi và đau gáy, lan đến cánh tay bên phía dây thần kinh bị ảnh hưởng.
3. Khớp gót chân
Bệnh nhân có cảm giác thốn ở gót vào buổi sáng mới ngủ dậy, khi đi những bước đầu tiên, sau vài chục mét thì giảm đau và đi đứng bình thường.
4. Khớp gối
Ngoài triệu chứng đau có thể kèm theo tiếng lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi gối, đau nhiều hơn khi đi lại vận động nhất là khi ngồi xổm thì đứng dậy rất khó khăn, nhiều khi phải có chỗ tựa mới đứng dậy được. Bệnh nặng sẽ thấy tê chân, biến dạng khớp gối. Trong một số trường hợp màng hoạt dịch có thể bị viêm dày lên, khi ấn vào xương bánh chè đồng thời gấp chân lại, có thể gây đau nhói và một tiếng rắc. Đây cũng chính là biểu hiện chứng tỏ có tổn thường khớp đùi – bánh chè. Thoái hóa khớp gối thường có khuynh hướng nặng lên dần. Do đau nên ảnh hưởng nhiều đến mọi hoạt động.
5. Khớp háng
Người bệnh đi lại khó khăn do đau ngay từ đầu, vì khớp này gánh trọng lượng cơ thể nhiều nhất. Đau thường ở vùng bẹn và mặt trước trong của đùi. Cũng có khi đau vùng mông, mặt sau của đùi, dễ nhầm với đau dây thần kinh hông to. Đau xuất hiện khi đi, do đó hạn chế việc đi lại biểu hiện bằng việc đi khập khiễng. Nằm nghỉ thì hết đau, những trường hợp thoái hóa khớp nặng, đau cả ban đêm, lúc nghỉ và có thể gặp teo cơ đầu đùi. Bệnh không tự khỏi mà tiến triển từ từ có thể dẫn đến cứng khớp không hoàn toàn.
Theo SKDS
Bước đi nghe tiếng "rắc", có phải thoái hoá khớp?
Khoảng một năm trở lại đây, đầu gối trái của tôi thường hay đau và phát ra tiếng "rắc" khi bước đi, nhất là khi thời tiết lạnh.
Đi khám bác sĩ nói bị thoái hoá khớp gối nhưng không cho chụp hình, uống thuốc gì hết. Mỗi tối tôi có ngâm chân nước nóng và muối nhưng chưa bớt. Xin hỏi tôi bị bệnh gì? Có thể uống thêm glucosamine, ăn hải sản thường xuyên được không?
PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam, chủ tịch hội Tĩnh mạch học TP.HCM trả lời:
Khớp gối có một hệ thống giải phẫu rất phức tạp bao gồm xương, khớp, gân cơ, v.v. Do đó chỉ cần một trong các thành phần bị viêm, tổn thương là gây ra rất nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Nhẹ nhất là phát ra những tiếng "rắc" khi đi lại như bạn đã kể. Nặng hơn là đau khi đi lại, kèm theo sưng đỏ và nóng khớp gối.
Muốn chẩn đoán chính xác tổn thương phần nào của khớp gối, cần phải chụp phim cộng hưởng từ (MRI) khớp gối. Qua phim này, thầy thuốc chuyên khoa sẽ xác định xem bệnh nhân có bị viêm các dây chằng, vôi hoá dây chằng, đứt dây chằng, tổn thương mặt sụn của khớp gối, v.v. không và từ đó mới có điều trị chính xác bằng thuốc, vật lý trị liệu hay phẫu thuật. Với những người trẻ, tổn thương khớp gối chưa nhiều, nếu phát hiện và điều trị sớm thì khả năng khỏi bệnh rất cao.
Ăn nhiều hải sản không ảnh hưởng đến bệnh lý xương khớp, có chăng là gây tăng cholesterol và axit uric trong máu. Còn glucosamine thật ra cũng chỉ là một dạng thuốc hay được các bác sĩ xương khớp cho nhưng tác dụng thật sự đến đâu còn cần phải nghiên cứu thêm.
Theo SGTT
Phòng bệnh thoái hóa khớp như thế nào? Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Đó là chân lý muôn đời! Khi tuổi thọ con người gia tăng thì chúng ta càng có cơ hội đối mặt với bệnh thoái hoá khớp nhiều hơn. Vậy để phòng ngừa hay đúng hơn là làm chậm sự xuất hiện của bệnh, chúng ta phải làm sao? Gác bỏ qua một bên yếu tố di truyền...