Những khoảnh khắc khiến người ta nhận ra: Trong tình yêu, chân tình chính là đây
Vẻ đẹp của tình yêu đôi lúc được thể hiện trọn vẹn chỉ trong một vài bức ảnh.
Chàng trai mù chụp ảnh cho vợ ở Hồ Hoàn Kiếm
Mỗi người luôn có những điều tốt đẹp lẫn khiếm khuyết riêng, thế nên tình yêu luôn cần sự cảm thông và cố gắng.
Một cặp đôi người Tây du lịch đến hồ Hoàn Kiếm hẳn không ngờ một hành động tình cờ của mình lại trở thành câu chuyện đẹp truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ Việt.
Họ là hai vị khách nước ngoài đến Hà Nội du lịch, cô gái đứng tạo dáng cùng bức tường cổ, chàng trai ngồi trước mặt chụp ảnh giúp.
Những bức hình hết out nét rồi lại bị nghiêng, nhưng cô gái vẫn kiên nhẫn hướng dẫn, dịu dàng đặt ngón tay anh lên sẵn vị trí nút chụp.
Đến khi có được bức ảnh đẹp nhất, người xung quanh mới nhận ra đôi chân anh bị tật và đôi mắt bị mù.
Chụp một bức ảnh có lẽ là điều bình thường với nhiều người nhưng riêng cặp đôi này, ấy là sự kiên nhẫn vì nhau rất lớn.
Nụ cười lạc quan của chàng trai và ánh mắt dịu dàng của cô gái có lẽ là điều khiến người ta nhớ nhất.
Chỉ vậy thôi rồi họ lại rời đi, một cô gái trẻ người Việt đã chứng kiến toàn bộ câu chuyện và viết ra để chia sẻ cùng mọi người. Bức ảnh chứng minh rằng, một chút cảm thông, một chút nhường nhịn là điều rất cần cho một mối quan hệ đẹp.
Người chồng cầm tay vợ không buông trong cơn đau vượt cạn
Chuyện sinh con vừa là điều thiêng liêng vừa là nỗi đau lớn trong cuộc đời phụ nữ. Những chuyện khác trong cuộc sống, người vợ còn có thể nương tựa vào chồng, nhưng nỗi đau vượt cạn chắc hẳn chỉ có thể tự mình trải qua.
Thế mà người chồng dưới đây đã có cách hành xử rất khác, anh nhất quyết không chịu ra khỏi phòng mổ mà chọn ở lại cạnh vợ mình lúc sinh. Từ lúc chị chuyển dạ đến lúc đứa bé chào đời, anh ngồi bên thành giường để hôn trán, hôn má và nói lời cổ vũ.
Video đang HOT
Những bức ảnh xúc động ghi lại hành trình cùng đón con chào đời của cặp vợ chồng trẻ.
Chàng trai với kiểu tóc lạ, mặc áo ba lỗ, trên cổ là một hình xăm lớn, dáng vẻ mà nhiều người vẫn hay gán cho cái danh ‘ăn chơi’, ‘hổ báo”. Nhưng những gì anh làm đã cho thấy điều ngược lại và có lẽ, người vợ nào cũng ao ước có một người chồng như thế.
Cô gái ngồi làm gối tựa cho bạn trai
Bệnh tật dễ khiến người ta cảm thấy tăm tối, chán chường, nhưng trong một vài trường hợp, ấy là lúc để người ta nhận ra được điều đẹp đẽ của tấm chân tình và thêm trân trọng những người bên cạnh.
Câu chuyện dưới đây là một điều như thế.
Cách đây không lâu, một hình ảnh ghi lại khoảnh khắc người chồng bị thương ở chân ngủ gật trên lưng vợ đã gây xúc động cho nhiều người.
Dù tê mỏi, dù đau lưng nhưng nụ cười vẫn hiện hữu trên gương mặt cô gái.
Chủ tài khoản đăng tải bức ảnh này kể lại: ‘Anh ấy mổ chân. Do mới mổ xong nên còn khá đau vì hết thuốc tê.
Anh chồng nằm nhiều mỏi lưng nên chị vợ đã giúp anh ý ngồi lên và làm chỗ tựa cho anh ấy. Mặc dù khá mỏi người vì chị vợ trông nhỏ nhắn, còn anh chồng khá cao to, thế nhưng chị vẫn để anh dựa lưng hàng giờ đồng hồ’.
Điều này không khó thực hiện, nhưng có mấy ai bằng lòng làm điều ấy với một nụ cười.
Bức ảnh gợi cho nhiều người suy nghĩ về những mối quan hệ quanh mình. Cuộc đời có lúc thăng lúc trầm, sự yêu thương nhau sẽ như cách để dành, cho những ngày sóng gió có một bờ vai để tựa.
Chàng trai che nắng cho bạn gái trên xe buýt
Những khoảnh khắc đẹp về tình yêu có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, ngay cả ở không gian ồn ào và đầy mỏi mệt như xe buýt.
Một chàng trai đã bất ngờ nổi tiếng khi hình ảnh anh che nắng cho bạn gái trên xe được một hành khách chụp trộm và đăng tải lên mạng xã hội.
Bài viết nhận được hơn 9 ngàn lượt bày tỏ cảm xúc trên mạng xã hội.
Đi kèm bức ảnh chụp vội là dòng chia sẻ: ‘Anh ý che nắng cho bạn gái như thế kia gần 2 tiếng đồng hồ, không bỏ tay xuống.
Soái ca là đây chứ đâu cần phải tìm trong truyện, trong phim làm gì nhỉ? Đơn giản mà mang nhiều ý nghĩa quá. Em thấy giá trị người đàn ông không phải là trong ví họ có bao nhiều tiền mà là cách họ đối xử với gia đình, với người phụ nữ mà họ yêu quý’.
Bức ảnh nhanh chóng nhận được hàng ngàn lượt like cùng hàng trăm lượt chia sẻ. Có lẽ nhiều người cũng đồng ý với quan điểm của chủ nhân bức ảnh, người đàn ông biết cách yêu thương bạn gái bằng chính cách cư xử và hành động nhỏ nhặt thường ngày, chừng ấy cũng đủ để trở thành ’soái ca’.
Ông lão chải tóc cho vợ bên giường bệnh
Tình yêu thời trẻ thường gắn liền với ước mong sẽ cùng nhau già đi. Và dù ở độ tuổi nào, người ta cũng có những cách riêng để tỏ bày tình cảm.
Cách đây không lâu, một đoạn clip ghi lại khoảnh khắc người chồng già (người Mỹ) lần đầu chải tóc cho vợ trên giường bệnh đã khiến nhiều người cảm thấy bồi hồi.
Clip ghi lại cảnh người chồng già chải tóc cho vợ trên giường bệnh
Được biết, bà lão đã ốm yếu và phải nằm trên giường bệnh, mái tóc đã bị tuổi già và bệnh tật khiến cho xơ xác.
Tay ông không khéo léo, mắt đã mờ nhưng người xem vẫn cảm nhận được sự dịu dàng. Ông nâng niu từng lọn tóc như thể sợ bà đau. Người vợ cũng nghiêng đầu theo lời chồng để việc chải tóc diễn ra suôn sẻ.
‘Bà có thể từng sử dụng lược để chải tóc nhưng tôi chưa từng chải tóc cho bà trước đây, Nellie. Đây là lần đầu tiên tôi làm việc này, bà biết đấy!’, ông âu yếm.
Mái tóc rối bù đã được chải mượt mà. Ông hỏi người quay rằng tóc đã vào nếp chưa, sau đó vuốt cẩn thận lại lần nữa rồi mới thôi.
Xem cách hai người đầu bạc chăm sóc cho nhau, người ta càng có thêm niềm tin vào việc có thể tồn tại một tình yêu dài lâu đến tận tuổi già.
Cụ ông cõng vợ qua đường
Khi những tin tức về chuyện đánh ghen, ngoại tình, chia tay ngập tràn internet, nhiều cư dân mạng Trung Quốc dường như ngán ngẩm và muốn tìm một điều gì đó khác.
Hình ảnh một cụ ông cõng vợ mình chậm rãi băng qua ngã tư đầy xe cộ bỗng dưng được nhiều người nước này chú ý và chia sẻ mạnh tay không phải là không có lý do.
Người chứng kiến câu chuyện kể lại, trong một buổi sáng tại Đại Hưng, Bắc Kinh, có hai vợ chồng già nắm tay nhau đi rất chậm rãi và lặng lẽ. Cả ông và bà đều rất già, lưng còng xuống và tóc đã hoa tiêu.
Lúc sang đường, ông cõng bà trên lưng, đi qua bên kia con phố.
Cụ bà đi lại khá khó khăn.
Cụ ông đỡ vợ trên lưng để cả hai cùng qua đường.
Bức ảnh này từng gây sốt cộng đồng mạng Trung Quốc cách đây 2 năm.
Nhiều người cùng ở đó không nói gì, không xen vào giúp đỡ nhưng vẫn đưa mắt nhìn theo.
Có lẽ, họ sợ sẽ phá vỡ khoảnh khắc ấm áp đấy. Một tài khoản bình luận: ‘Khi tôi bằng tuổi đó, tôi hy vọng sẽ có một người yêu thương tôi nhiều như vậy’.
Tình yêu tuổi già dẫu thường bị gắn với hai từ ‘cằn cỗi’ nhưng với những gì nhìn thấy được, có lẽ nhiều người trẻ đã có thêm một liều thuốc bổ cho tim mình.
Theo Đất Việt
Cần chú trọng kỹ năng nghe nói trong dạy học văn
Khi nhắc đến 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, lẽ thường người ta nghĩ đó là đặc trưng của môn học ngoại ngữ. Nhưng thực ra 4 kỹ năng này rất cần thiết trong việc dạy học môn ngữ văn.
Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Người xưa dạy "học ăn, học nói, học gói, học mở" là có ý nhắc nhở chúng ta quan tâm đến việc tập rèn nói năng, nếu không muốn bị chê là "ăn không nên đọi, nói không nên lời".
Bấy lâu nay việc dạy học văn ở nhà trường phổ thông đang bị bất cân xứng về 4 kỹ năng này cho học sinh (HS). HS chủ yếu được rèn luyện nhiều ở mặt đọc và viết, còn kỹ năng nói rất hạn chế, đặc biệt là kỹ năng nghe thì dường như bị bỏ quên.
Nhưng kỹ năng đọc cũng có điều cần bàn. HS chủ yếu dừng lại ở việc đọc các văn bản giáo khoa (nghệ thuật, nghị luận, thông tin...), viết các bài kiểm tra đáp ứng mục đích thi cử (phân tích thơ, truyện, nghị luận xã hội...). HS ít được cọ xát với các văn bản khó đọc hơn, đa dạng hơn và cũng ít được làm quen tạo lập các văn bản có tính ứng dụng xã hội, như các văn bản giao tiếp hành chính, văn bản thuyết minh, văn bản sáng tác...
Các kỹ năng về "nghe" và "nói" của HS còn nhiều khiếm khuyết. HS chưa có năng lực biết lắng nghe để nhận thức, thấu hiểu mà ứng xử cho phù hợp. HS chưa quen với lắng nghe để cảm nhận theo cách nghệ thuật, ví dụ như âm điệu của một bài thơ, tiết tấu của một bản nhạc.
Bên cạnh đó, HS yếu về kỹ năng nói, thuyết trình và tranh luận. Cho nên, nhiều em trong lớp học ở trường thì thụ động, rụt rè; ra ngoài xã hội thì khép nép thu mình vì sợ nói, sợ sai. Việc học văn bị cho thiếu thực tiễn là vì thế.
Điều đáng nói là, trong chương trình THPT môn văn hiện hành có nhiều bài học hữu ích và thực tế nhằm phát huy kỹ năng nói cho HS, như bài phát biểu theo chủ đề, bài tự do phát biểu... Song do quá chú trọng về thi cử, điểm số và với tâm lý "thi gì thì dạy học nấy", nên các bài học này bị xem thứ yếu, giáo viên và HS chỉ lướt qua theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa".
Trong khi đó chưa thấy chương trình thiết kế có kỹ năng nghe cho HS. Đây là điểm thiếu sót rất lớn. Thiết nghĩ chương trình và sách giáo khoa mới sắp áp dụng tới đây cần phải bổ sung.
Rõ ràng là việc dạy học văn hiện nay còn "nợ" nhiều câu hỏi: Làm sao để phát huy toàn diện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS? Làm sao để kéo việc học văn về với ứng dụng thực tế? Làm sao để khi HS viết đúng một lá đơn xin phép, để sinh viên biết viết một bài nghiên cứu đúng quy cách?...
Theo thanhnien
Văn hóa tranh luận trên mạng xã hội Chọn sự tỉnh táo, có trách nhiệm với bản thân và xã hội hay cảm tính thả mình trôi theo sự vô trách nhiệm, dạt dần về phía hư vô chủ nghĩa, đó vừa là phẩm chất, vừa thể hiện năng lực của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, cần nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh hay trường hợp nào, một lập luận...