Những khoảnh khắc “chiến binh” khó quên tại SEA Games 30
Sau những nụ cười rạng rỡ, hầu hết các vận động viên (VĐV) Việt Nam đều không thể ngăn những giọt nước mắt hạnh phúc trên bục nhận huy chương SEA Games 30. Đơn giản, để có khoảnh khắc tỏa sáng mang vinh quang về cho Tổ quốc, họ đã phải hy sinh hạnh phúc cá nhân, miệt mài rèn giũa, đổ bao mồ hôi và cả máu trên sàn đấu.
Đổ máu là… chuyện nhỏ
Tác nghiệp trên đất Philippines, ống kính phóng viên đã ghi được những khoảnh khắc đáng nhớ của các VĐV thể thao nước nhà. Đó là hình ảnh tuyển thủ bóng đá Trọng Hoàng, Văn Hậu “tả xung hữu đột” với đầu gối máu chảy thành dòng. Đó là trung vệ Chương Thị Kiều bị rách một lớp da khá lớn ở phần đùi nhưng vẫn tập trung thi đấu với hơn 100% sức lực suốt 120 phút chung kết môn bóng đá nữ với Thái Lan. Dường như không ai trong số họ quan tâm tới chấn thương ấy mà chỉ tập trung hết sức vào chuyên môn, cùng toàn đội đi tới chiến thắng cuối cùng.
Bản lĩnh, ý chí, tinh thần, nghị lực và khí phách Việt Nam như đã ăn sâu vào máu tất cả các VĐV, những người vinh dự được khoác áo trên mình màu cờ sắc áo Tổ quốc so tài trên đấu trường châu lục.
Đến lúc này người viết vẫn chưa thể quên hình ảnh võ sĩ karatedo Nguyễn Thanh Duy dù 2 lần bị máu mũi chảy trong trận bán kết hạng 60kg nam với đối thủ Thái Lan Saiyasombat Pooris. Cứ được bác sĩ chăm sóc xong là Thanh Duy lại vững vàng vào cuộc như thể anh đang ở trạng thái thể trạng tốt nhất để giành vé vào chung kết.
Video đang HOT
“Nữ hoàng tốc độ” Lê Tú Chinh và khoảnh khắc cán đích giành HCV 100m nữ SEA Games 30. (ảnh: Đàm Duy)
Trao đổi với PV Báo NTNN sau khi tiếp tục đánh bại đối thủ Indonesia trong trận tranh HCV, Thanh Duy tỏ ra bình thản chia sẻ về chấn thương của mình: “Khi bước vào thi đấu, tôi không còn nghĩ gì tới việc mình bị chấn thương nữa mà chỉ tập trung hết sức vào chuyên môn, cố gắng thực hiện đúng chiến thuật, quyết đấu vì màu cờ sắc áo”.
Đồng cảm với Thanh Duy, nữ võ sĩ taekwondo Phạm Thị Thu Hiền – người đã vượt qua VĐV Mỹ nhập tịch Campuchia trong trận tranh HCV hạng 62kg nữ chia sẻ về “cái khó” khi mình bị cận từ nhỏ nhưng vẫn quyết không từ bỏ niềm đam mê võ thuật: “Em bị cận từ năm học cấp 2 nhưng mê taekwondo quá nên cứ chơi thôi. Lúc đầu cũng nhiều khó khăn bởi khi thi đấu không nhìn thấy bảng điểm điện tử. Về sau đeo kính áp tròng khi thi đấu cũng hơi khó chịu nhưng dần dần cũng quen. Taekwondo ít khi va chạm ở mặt. Nếu bị đòn đá thì thường vào sau đầu thôi. Nhưng nói chung khi thi đấu thì em không còn nghĩ tới việc mình bị cận và đang đeo kính áp tròng nữa. Tâm sức chỉ dồn hết vào thi đấu mà thôi”.
1% giây “vàng” của Lê Tú Chinh
Cách đây 4 năm, tại SEA Games 28-2015 tại Singapore – đất nước rất yêu thích môn bơi, “kình ngư” Nguyễn Thị Ánh Viên đã được người dân chủ nhà coi như một hiện tượng. Ánh Viên được đặt biệt danh “cô gái thép” như một minh chứng cho việc “cứ xuống nước là có HCV’ của cô. Thời gian qua đi, tới SEA Games 30-2019 vừa qua, Ánh Viên tiếp tục cho thấy “chất thép” khi giành 6 HCV, 2 HCB, được trao giải VĐV nữ xuất sắc nhất SEA Games. Tính tổng cộng kể từ lần đầu tiên dự SEA Games 2011, Ánh Viên đã sở hữu bộ sưu tập lên tới 25 HCV Đại hội thể thao Đông Nam Á.
Nói không quá, chính ý chí và bầu nhiệt huyết sôi sục đã giúp các VĐV Việt Nam khỏa lấp những hạn chế về thể hình, sức mạnh để giành chiến thắng. Một trong những minh chứng điển hình là chiến thắng tuyệt vời của “nữ hoàng tốc độ” Lê Tú Chinh trên đường đua 100m nước VĐV Mỹ được chủ nhà Philippines nhập tịch Kristina Marie Knott. Với thông số 11 giây 54, Tú Chinh cán đích số 1 chỉ hơn Kristina Marie Knott 1% giây.
Chiến thắng của Tú Chinh được ông Dương Đức Thủy – Trưởng bộ môn điền kinh Tổng cục TDTT ghi nhận là tấm HCV ấn tượng nhất của môn thể thao nữ hoàng Việt Nam tại SEA Games 30: “Tú Chinh đã thể hiện nỗ lực tuyệt vời khi phải cạnh tranh với đối thủ được đánh giá cao hơn mình. Tú Chinh xuất phát cực tốt và đã giành chiến thắng theo tôi là thuyết phục. Ở nội dung 100m, sự khác biệt đôi khi chỉ đến từ 1% giây thôi. Nhưng 1% giây đó là hội tụ của rất nhiều yếu tố từ quá trình chuẩn bị, tập luyện, tâm lý thi đấu… tới quyết tâm, khát khao trên đường đua”.
Bản thân Lê Tú Chinh thì thừa nhận trước khi bước vào chung kết 100m nữ, chị không nghĩ mình có thể giành HCV vì Kristina Marie Knott đã cho thấy mình quá mạnh ở đường chạy 200m trước đó: “Tôi chỉ biết cố gắng chạy nhanh nhất có thể. Khi về đích, tôi còn không biết mình nhất hay nhì. Chỉ tới khi bảng điện tử hiện thông báo HCV thì thầy trò tôi mới vỡ òa hạnh phúc với thành quả của mình”.
Theo Danviet
Mệt mỏi vì "né bão", nữ hoàng tốc độ Tú Chinh vẫn quyết "săn vàng"
Sáng 3/12, cô trò nữ hoàng tốc độ Lê Tú Chinh đã có mặt Làng Vận động viên SEA Games 30 sau khi trải qua hành trình bay khá mệt mỏi để tránh bão Kammuri.
Theo kế hoạch, cô trò Lê Tú Chinh sẽ bay thẳng từ TP.HCM sang thủ đô Manila (Philippines) sáng nay. Tuy nhiên, do lịch bay của các hãng hàng không đến Philippines bị điều chỉnh bay phải transit ở Thủ đô Hà Nội thay vì tới thẳng Manila do ảnh hưởng của siêu bão Kammuri.
Tú Chinh và HLV Thanh Hương rất vất vả mới tới được Philippines
Với vẻ mặt còn khá mệt mỏi, Tú Chinh và huấn luyện viên Nguyễn Thị Thanh Hương vẫn quyết định sẽ sớm tập luyện ngay để làm quen sân trong chiều nay. Tuy vậy, thời tiết tại New Clark City đã có mưa nhỏ và hiện chưa rõ lịch trình các môn thể thao tổ chức tại đây có bị ảnh hưởng hay không.
Khó khăn về thời tiết ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch tập luyện của Tú Chinh
Tú Chinh được kỳ vọng bảo vệ thành công 2 HCV hai cự ly ngắn sở trường là 100m và 200m. Theo kế hoạch, Tú Chinh sẽ bắt đầu tranh tài ở nội dung 200m vào 7/12/2019.
Sự mệt mỏi bộc lộ rõ trên gương mặt của Tú Chinh và cô đã được HLV Thanh Hương động viên
Theo Danviet
Cận cảnh nơi VĐV Ánh Viên, Tú Chinh thi đấu, ăn ở tại SEA Games 30 Trung tâm Thể thao New Clark City bao gồm một ngôi làng của vận động viên, một Trung tâm thể thao dưới nước và một sân vận động điền kinh có sức chứa hơn 20 nghìn chỗ ngồi. Nơi đây đặt đại bản doanh của Đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) và các nước trong khu vực. Trung tâm thể thao thành phố...