Những khoảng trống chưa thể bù đắp của Không quân Việt Nam
Một số chủng loại máy bay sau đây của KQVN hiện đã phải nghỉ hưu do hết hạn sử dụng nhưng vẫn để lại một khoảng trống to lớn, chưa thể bù đắp trong tương lai gần.
Mil Mi-6 Hook là loại trực thăng vận tải hạng nặng do Liên Xô thiết kế, Mi-6 thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 5/9/1957 và chính thức đi vào phục vụ từ năm 1959, đã có trên 925 chiếc được sản xuất trong giai đoạn từ 1960 – 1981. Trong ảnh: Mi-6 trưng bày tại Bảo tàng Phòng không – Không quân.
Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam một lượng nhỏ Mi-6 trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Với kích thước khổng lồ: dài 33,18 m; đường kính rotor 35 m; cao 9,86 m; tải trọng 12.000 kg; Mi-6 thường được dùng để vận chuyển những hàng hóa cỡ lớn ở trong khoang hoặc bằng hình thức cẩu dưới bụng. Trong ảnh: Mi-6 của Việt Nam đang cẩu một chiếc MiG-21 đến nơi sơ tán.
Toàn bộ số trực thăng Mi-6 của Việt Nam đều đã phải ngừng hoạt động do hết hạn sử dụng, thay thế vai trò vận tải của Mi-6 hiện là những trực thăng Mi-8/17, tuy nhiên đây chỉ là trực thăng hạng trung và có sức tải kém hơn Mi-6 rất nhiều. Trong ảnh: Mi-6 của Việt Nam đang cẩu một chiếc MiG-17 dưới bụng.
Mil Mi-24A Hind là trực thăng vũ trang đúng nghĩa duy nhất đã từng có mặt trong danh sách trang bị của Không quân nhân dân Việt Nam. Mặc dù nhiệm vụ chính là chiến đấu nhưng Mi-24 vẫn có chức năng vận tải với một khoang chứa hàng nhỏ. Trong ảnh: Mi-24A của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Việt Nam nhận được những chiếc Mi-24A Hind đầu tiên từ Liên Xô vào đầu những năm 1980. Với tổng tải trọng vũ khí 1.500 kg gồm bom, rocket và tên lửa chống tăng, Mi-24 có sức mạnh tấn công rất khủng khiếp, đã gây kinh hoàng cho quân Khmer Đỏ trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam. Trong ảnh: nạp rocket và tên lửa chống tăng cho Mi-24A trước giờ lên đường làm nhiệm vụ.
Đầu những năm 2000, toàn bộ số Mi-24A của Việt Nam đều hết hạn sử dụng. Rất tiếc do sử dụng khung thân khác với thế hệ Mi-24 sau này nên việc hiện đại hóa để tiếp tục sử dụng là bất khả thi, việc phải cho nghỉ hưu toàn bộ số Mi-24A đã để lại khoảng trống chưa thể bù đắp đối với Không quân Việt Nam. Trong ảnh: Mi-24A đã nghỉ hưu của Không quân Việt Nam.
Video đang HOT
CH-47 Chinook là loại trực thăng vận tải hạng nặng 2 động cơ 2 cánh quạt rất độc đáo do Boeing Integrated Defense Systems thiết kế và chế tạo. Công năng chính của máy bay là chuyển quân, chuyển vũ khí hạng nặng và hỗ trợ hậu cần cho chiến trường. Trong ảnh: CH-47 trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.
Sau năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam thu được một số CH-47 Chinook từ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa dưới dạng chiến lợi phẩm. Với tải trọng tối đa 12.700 kg (lớn hơn cả Mi-6), CH-47 đã được sử dụng một cách tích cực trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam. Trong ảnh: CH-47 Chinook vận chuyển bộ đội ra chiến trường.
Khác với những chiếc C-130A và UH-1 chiến lợi phẩm, CH-47 nghỉ hưu trong tình trạng khung vỏ còn khá tốt, tuy nhiên loại máy bay này không được sử dụng rộng rãi bên dân sự như UH-1 nên việc tìm nguồn phụ tùng thay thế rất khó khăn. Trong ảnh: CH-47 trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
C-130A Hercules, chiến lợi phẩm sau ngày đất nước thống nhất chính là loại máy bay vận tải lớn nhất từng có mặt trong biên chế của Không quân Nhân dân Việt Nam. So với An-26, C-130 có ưu điểm hơn hẳn về cả tầm bay, tải trọng và tính đa dụng trong thực hiện nhiệm vụ. Trong ảnh: C-130A chiến lợi phẩm thu được tại sân bay Tân Sơn Nhất.
C-130A cũng như CH-47 đã có thời gian phục vụ tích cực trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam. Đến giữa những năm 1980, C-130 đã phải nghỉ hưu do thiếu phụ tùng thay thế và Không quân Việt Nam chỉ còn loại máy bay vận tải cánh bằng duy nhất là An-26. Trong ảnh: C-130A cùng CH-47 trong trạng thái mục nát tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Sau thời gian dài nằm phơi mưa phơi nắng tại sân bay Tân Sơn Nhất, gần đây những chiếc C-130 mới được mang đi phục chế nhằm trưng bày tại bảo tàng. Trong ảnh: phần thân máy bay C-130 trên đường đi phục chế.
Theo_Người Đưa Tin
Không lực Mỹ trong chiến tranh VN và nỗi khiếp sợ mang tên MIG-21
MiG-21 là tiêm kích thành công nhất và cũng là đôi cánh làm nên sức mạnh cho Không quân nhân dân Việt Nam những năm kháng chiến chống Mỹ.
Với tốc độ cao, hoả lực mạnh cùng với trình độ điều khiển điêu luyện của các phi công quân đội Việt Nam, tiêm kích đánh chặn MIG-21 đã làm nên những chiến công đặc biệt trong không chiến với không lực Mỹ
Cuộc đua tốc độ trên bầu trời miền Bắc
Đầu năm 1965, Không quân Mỹ bắt đầu mở rộng các phi vụ leo thang đánh phá miền Bắc. Cũng trong năm đó Mỹ đã phát hiện ra sự có mặt của hệ thống tên lửa phòng không tầm cao S-75 trong biên chế lực lượng phòng không Bắc Việt. S-75 đã chứng tỏ là một vũ khí phòng không hiệu quả để chống lại các mục tiêu đường không từ tầm trung đến tầm cao.
Không quân Mỹ lúc đó buộc phải hạ độ cao hoạt động xuống thấp hơn để tránh các tên lửa S-75. Nhưng ở độ cao thấp hơn, các máy bay của Không quân Mỹ trở nên dễ bị tổn thương hơn từ các đợt công kích của máy bay MiG-17 của Không quân Việt Nam.
Đến cuối năm 1965, cuộc chiến trên bầu trời Bắc Việt bị đẩy lên cao một cách dữ dội với sự xuất hiện của một loại khí tài chiến đấu mới, tiêm kích MiG-21. Trung đoàn không quân 921 (đoàn Sao Đỏ) là đơn vị đầu tiên của Không quân Việt Nam được vinh dự tiếp nhận các tiêm kích có tốc độ siêu âm MiG-21F-13 được trang bị tên lửa không đối không. Sự kiện này đã mở ra một sức mạnh mới cho Không quân Việt Nam. Từ đây các phi công Việt Nam đã có thể nhắm mục tiêu và tấn công bằng tên lửa có điều khiển chứ không chỉ bắn mục tiêu bằng pháo như trên Mig-17 nữa.
Sự xuất hiện của MiG-21 đã đẩy cuộc đua tốc độ giữa những tiêm kích của Mỹ và Việt Nam trở nên vô cùng ác liệt.
MiG-21F-13, NATO định danh Fishbed-C là biến thể sản xuất loạt số lượng lớn đầu tiên của MiG-21F. Đây là một tiêm kích hoạt động ban ngày, tầm ngắn, nó được trang bị động cơ phản lực Tumansky R-11 nâng cấp cung cấp lực đẩy 60,6 kN có đốt sau. Biến thể này được trang bị 2 giá phóng APU-28 mang tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn bằng hồng ngoại K-13(AA-2 Atoll) tầm bắn 4km cùng 1 pháo NR-30 30mm cơ số 30 viên đạn.
MiG-21 là một tiêm kích rất nhanh nhẹn, nó có tốc độ tối đa gấp 2 lần vận tốc âm thanh (khoảng 2.400km/h trong điều kiện lý tưởng). MiG-21 có khả năng cơ động cao hơn nhiều so với các tiêm kích cùng thời của Mỹ như F-105 Thunderchief, F-4 Phantom, cường kích A-4 Skyhawk..
Nhanh nhẹn, khả năng cơ động cao trong tay những phi công xuất sắc của Bắc Việt, MiG-21 nhanh chóng trở thành một đối thủ đầy thách thức của Không quân Mỹ. Cuộc đua tốc độ giữa MiG-21 và các tiêm kích Mỹ trên bầu trời Bắc Việt bắt đầu trở nên ác liệt với những trận không chiến. Đến tháng 04/1966, Không quân Việt Nam được tiếp nhận thêm một số tiêm kích biến thể MiG-21PF.
MiG-21PF, chữ P theo phiên âm tiếng Nga là "đánh chặn", chữ F phiên âm tiếng Nga có nghĩa là "động cơ nâng cấp" đây là biến thể đánh chặn mọi thời tiết. MiG-21PF được trang bị động cơ R-11F2-300, trang bị radar RP-21Sapfir thay thế cho radar SRD-5M. Radar này có khả năng phát hiện máy bay chiến đấu đối phương ở cự ly 20km, khóa mục tiêu ở cự ly 10km, radar mới cho phép MiG-21 sử dụng đạn tên lửa K-5M bên cạnh các tên lửa K-13. Tuy nhiên, biến thể này không được trang bị pháo.
Trong tay những phi công xuất sắc của Việt Nam, tên tuổi của MiG-21 đã trở nên nổi tiếng và trở thành tiêm kích thành công nhất những năm chiến tranh lạnh.
Sự bổ sung MiG-21PF đã giúp Không quân Việt Nam có thêm giải pháp đánh chặn các phi đội tiêm kích của Mỹ trong các phi vụ leo thang đánh phá miền Bắc. Các phi công xuất sắc của Trung đoàn 921 như Nguyễn Văn Cốc, Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Hồng Nhị đã trải qua huấn luyện ở trường đào tạo phi công quân sự cao cấp ở Krasnodar, Liên Xô. Các phi công này sau đó đều trở thành các phi công "Át chủ bài" (người có số lần bắn rơi máy bay đối phương từ con số 5 trở lên). Trong số các phi công, được lựa chọn để chuyển loại sang Mig-21 là Phạm Ngọc Lan, Nguyễn Nhật Chiêu, Nguyễn Ngọc Độ, Trần Mạnh, Đào Đình Luyện. Sau này, vào năm 1966 Đào Đình Luyện đã trở thành trung đoàn trưởng Trung đoàn tiêm kích 921.
Chiến công đầu tiên của Én Bạc MiG-21
Từ cuối tháng 01/1966, quá trình huấn luyện chuyển loại cho phi công lái tiêm kích MiG-21 đã hoàn tất. Những chiếc MiG-21 bắt đầu được triển khai làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. MiG-21 lúc đó là một trong những tiêm kích hiện đại hàng đầu thế giới từ thao trường huấn luyện đến chiến trường thực tế luôn là một thách thức đối với các phi công.
Để chuẩn bị tốt cho MiG-21 trong những lần xung trận, Quân chủng Phòng không-Không quân đã quyết định cho MiG-21 đánh thử vài trận để rút kinh nghiệm, đối tượng tác chiến ban đầu là các máy bay trinh sát không người lái, các máy bay cường kích tốc độ chậm của Mỹ.
Việc bắn hạ những chiếc UAV AQM-34 Firebee đã tạo ra tiền đề quan trọng cho những chiến công xuất sắc của MiG-21 về sau.
Ngày 04/03/1966, phi công Nguyễn Hồng Nhị lái MiG-21 cất cánh đã bắn hạ thành công một chiếc máy bay trinh sát không người lái AQM-34 Firebee của Mỹ ở độ cao 18km mở ra một trang mới cho Không quân Việt Nam, từ đây Việt Nam đã có thêm vũ khí lợi hại để nghênh đón các tiêm kích của Không quân Mỹ.
Mặc dù chiến công đầu tiên chỉ là những chiếc máy bay không người lái nhưng chiến công này đã tạo tiền đề tâm lý rất tốt cho các phi công cũng như sự tự tin vào khả năng làm chủ máy bay trong các tình huống chiến đấu thực tế, đó là cơ sở quan trọng cho những cuộc chạm trán ác liệt giữa MiG-21 và F-105, F-4 về sau.
Còn tiếp...
Theo Tri thức trẻ
Sức mạnh Không quân Việt Nam từ Su-27/30 đến Su-35 Trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2020, bầu trời Biển Đông nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung, dự kiến sẽ xuất hiện nhiều loại máy bay chiến đấu thế hệ mới, sở hữu các đặc điểm tàng hình tiên tiến. Chính vì vậy, một phi đội "kẻ đánh chặn" máy bay tàng hình Su-35 sẽ là một...