Những khoản thu núp bóng “tự nguyện”
Bất chấp hàng loạt văn bản chỉ đạo từ trung ương đến địa phương về chống lạm thu, quy định mức trần thu xã hội hóa, vẫn có không ít trường “đẻ” ra những khoản thu vô lý.
Tại nhiều trường, trong cuộc họp đầu năm học đều thông báo thu quỹ khuyến học theo hình thức tự nguyện, nhưng đều “thòng” vào một câu nói: Mức đóng thấp nhất là 50.000đ.
Nhiều phụ huynh có con vào lớp 1 Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (Q.Thủ Đức, TPHCM) cho biết sau buổi họp đầu năm, hầu hết học sinh các lớp của khối 1 đều phải đóng khoảng 1 triệu đồng cho các khoản như sơn sửa lớp học, mua đèn, quạt, tivi…
Một phụ huynh bức xúc: “Mặc dù nói là tự nguyện nhưng khi giáo viên đã nêu ra, có phụ huynh nào dám phản đối? Chúng tôi không biết số tiền đóng góp mỗi học sinh cả triệu bạc như thế sẽ được dùng như thế nào vì bàn ghế, quạt… hiện nay trong các lớp vẫn còn sử dụng tốt. Không lẽ nhà trường bỏ toàn bộ để làm mới?”.
Tại Bình Dương, nhiều phụ huynh của Trường TH Đông An (Dĩ An) ngỡ ngàng khi nhận phiếu thông báo đóng các khoản tiền, trong đó có không ít khoản “lạ”. Ngoài tiền ăn, mỗi em phải đóng thêm 150.000đ tiền học buổi chiều; 68.000đ tiền dụng cụ vệ sinh cá nhân và chất đốt ; 150.000đ tiền quản lý trưa; 68.000đ tiền cấp dưỡng phục vụ; 15.000đ tiền vệ sinh, khiến tổng số tiền mỗi phụ huynh phải đóng lên đến hơn 1 triệu.
Theo phản ánh của phụ huynh có con học lớp 2 tại Q.Bình Tân, đầu năm học chị phải đóng hơn 1,5 triệu đồng với các khoản “thu theo đồng thuận của cha mẹ học sinh” như hội phí (200.000đ/ học kỳ), vệ sinh phí (25.000đ/học kỳ), hội khuyến học (50.000đ/học kỳ)…
Video đang HOT
Một phụ huynh ở Trường THCS Bàn Cờ (Q.3, TPHCM) ngạc nhiên khi nhận được tờ thông báo với nội dung: Tôi là phụ huynh học sinh tên…, ở lớp…, tự nguyện đóng khoản tiền ủng hộ là …/tháng (tối thiểu 35.000đ/tháng) trong buổi họp phụ huynh đầu năm. Khoản tiền này phụ huynh sẽ đóng hằng tháng tại trường. Phụ huynh này cho biết, thực tế hầu hết không ai đóng 35.000đ mà đều đóng 50.000 – 100.000đ, mặc dù không biết số tiền này sẽ được dùng vào việc gì.
Tại nhiều trường, trong cuộc họp đầu năm học đều thông báo thu quỹ khuyến học theo hình thức tự nguyện, nhưng đều “thòng” vào một câu nói: Mức đóng thấp nhất là 50.000đ. Tại Q.Tân Bình, một phụ huynh có con học lớp 11 cũng ngạc nhiên khi được trường thông báo thu khoản tiền gọi là “tiền duy trì hoạt động” 200.000đ/học sinh. Nhà trường giải thích đây là khoản tiền không bắt buộc, do ban đại diện cha mẹ học sinh đề xuất nhằm hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong nhà trường như khen thưởng, nước uống, phí nhắn tin trao đổi giữa nhà trường và gia đình…
Ngoài ra, mỗi trường còn có các khoản thu “tự nguyện” mà không phụ huynh nào dám từ chối như tiền giấy thi, sổ liên lạc, bao bìa, phù hiệu, nước uống…
Mới đây, Sở GDĐT tỉnh Bình Phước đã có văn bản yêu cầu Trường THPT Hùng Vương ở thị xã Đồng Xoài chấn chỉnh, nghiêm túc khắc phục các vi phạm trong công tác thu chi của trường. Qua thanh tra về tình trạng lạm thu, thanh tra Sở GDĐT tỉnh đã phát hiện nhà trường thực hiện chi hỗ trợ tu sửa nhỏ, mua sắm thiết bị dạy học, hỗ trợ các phong trào thể-mỹ, khen thưởng trái quy định. Ngoài ra, trường Hùng Vương còn tự đặt ra nhiều khoản thu cao, trái quy định như thu quỹ xã hội hóa, thu hỗ trợ tiền điện thắp sáng.
Để chấn chỉnh tình trạng lạm thu, hồi tháng 7 vừa qua, Bộ GDĐT đã sớm có công văn yêu cầu các sở GDĐT trong cả nước chỉ đạo chấm dứt tình trạng lạm thu tại địa phương; cụ thể, đối với các trường công lập, những khoản tiền chi cho bảo vệ cơ sở vật chất, an ninh, trông coi phương tiện giao thông của học sinh; vệ sinh trường lớp; khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho nhà trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường… Tất cả đều do ngân sách lo, phụ huynh không phải đóng góp.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, với những thông báo “tự nguyện”, “thỏa thuận đóng góp”… thì những biến tướng của lạm thu vẫn tồn tại và phát triển.
Theo Lao Động
Thủ khoa đau đầu lập kế hoạch chi tiêu
Là một trong những tân thủ khoa của một trong những trường đại học có tiếng nhất cả nước, Bùi Thị Thảo Hương, sinh viên ĐH Ngoại Thương cho biết, cô đang lên kế hoạch chi tiêu chi tiết cho năm đầu tiên sinh hoạt, học tập trong môi trường đắt đỏ giữa Thủ đô thời điểm này.
Sinh viên làm thêm ngoài giờ học tại một quán cơm bình dân trên phố Nguyễn Quý Đức,
Thanh Xuân, Hà Nội. Thủ khoa Bùi Thị Thảo Hương, sinh viên ĐH Ngoại Thương (ảnh nhỏ)
- Là một thủ khoa ĐH có hoàn cảnh khó khăn, chắc hẳn việc nhập học và sinh hoạt ở Thủ đô khiến bạn rất vất vả?
- Đây là thời điểm các bạn sinh viên bắt đầu nhập học nên chắc chắn là phải tính toán nhiều, từ việc hoàn thành thủ tục nhập học, đăng ký môn học đến việc tìm chỗ trọ và chuẩn bị sinh hoạt ăn uống hàng ngày. Chỉ riêng tiền nhập học học kỳ này em đã phải đóng 2,5 triệu đồng. Đây là khoản khá lớn đối với các gia đình còn khó khăn.
- Vậy để duy trì việc học tập trong điều kiện kinh tế không dư dả, bạn đối phó thế nào?
- Hiện tại em với bạn cùng lớp đi tìm chỗ trọ với mức giá phù hợp. Việc ăn uống sẽ phân công nhau nấu nướng để sao cho chi phí không quá cao và vẫn đảm bảo thời gian học tập. Ngoài ra, em cũng lên kế hoạch để giành học bổng trong học kỳ tới.
- Thủ khoa đầu vào như bạn cũng chưa được cấp học bổng?
- Ở trường ĐH Ngoại thương, chỉ sau một học kỳ, dựa vào kết quả học tập nhà trường mới quyết định cấp học bổng cho bạn nào xứng đáng. Đây thực sự là một thách thức với tân sinh viên chúng em khi phải làm quen với hình thức học tập mới, môi trường mới.
- Vậy còn khoản học bổng bạn được nhận từ các quỹ xã hội với thành tích Thủ khoa?
- Học bổng em được nhận từ Quỹ học bổng của các tổ chức xã hội là món quà rất có ý nghĩa cả tinh thần và vật chất. Em định sử dụng số tiền này cho việc học thêm tiếng Anh vì ở cấp THPT em học môn tiếng Nga. Ngoài ra, em cũng dự kiến rút ngắn thời gian học tập trong 3 năm để hoàn thành số tín chỉ theo quy định của nhà trường. Như vậy em sẽ tiết kiệm được 1 năm học ĐH, cũng là tiết kiệm được các chi phí phát sinh.
- Bạn có định kiếm việc làm thêm để tự trang trải kinh phí sinh hoạt của mình?
- Đây cũng là một cách để các bạn sinh viên gánh một phần trách nhiệm kinh tế cho gia đình, đặc biệt là những gia đình còn nhiều khó khăn như em. Tuy nhiên, em cũng dự kiến chưa đi làm thêm trong năm học thứ I để tập trung vào việc học tập theo kế hoạch của mình. Em cho rằng với kế hoạch như vậy, em sẽ hạn chế được những chi phí không cần thiết trong quá trình học tập, ăn ở ở Hà Nội trong thời gian tới.
Vinh Hương (Thực hiện)
Theo ANTD
Hà Nội: Quan xã 'làm luật' người mua bán đất Nhiều xã thuộc huyện Hoài Đức buộc các hộ dân mua, bán đất phải nộp tiền ngoài quy định hơn 1 tỷ đồng dưới nhiều hình thức. Dưới hình thức kêu gọi ủng hộ xây dựng nông thôn mới, khuyến học..., nhiều xã thuộc huyện Hoài Đức (Hà Nội) buộc các hộ dân mua, bán đất phải nộp tiền ngoài quy định hơn...