Những khó khăn sinh viên phải tập làm quen
Dường như việc hòa nhập và thích nghi với môi trường mới vẫn luôn là nổi khổ của nhiều sinh viên.
Hòa hợp ngôn ngữ
Như ta đã biết, đại học là nơi hội tụ nhiều vùng miền khác nhau nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc không thể nghe được bạn mình đang nói gì.
Các vùng như Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam… được nhiều bạn cho là ngôn ngữ khó nghe nhất. Những vùng này sử dụng nhiều tiếng lóng, tiếng địa phương nên phải lắng nghe chăm chú thì mới hiểu rõ được.
H.Quỳnh (ĐH Bách Khoa ĐN) cho hay: “Mình mới làm quen được một bạn ở Quảng Trị, tính tình bạn ấy khá là thân thiện nhưng khổ nổi mỗi lần bạn ấy nói nhanh thì mình tưởng tượng y như rằng tiếng của nước nào chứ không phải tiếng Việt. Phải mất một thời gian thì bạn ấy mới phát âm theo tiếng phổ thông”.
Rắc rối từ bạn cùng phòng
Những vấn đề xoay quanh bạn cùng trọ luôn là một nổi băn khoăn mà hầu hết sinh viên đều mắc phải. Để tìm được một người bạn hợp tính với mình, cùng sống chung quả thật là điều không hề dễ dàng. Mỗi người mỗi tính nết và thật nguy hiểm nếu như vô tình sinh viên sống cùng với một người bạn trái tính hoàn toàn với mình, những mâu thuẩn sẽ nãy sinh từ những việc nhỏ nhặt nhất.
Video đang HOT
H.Lan (ĐH Kinh tế ĐN) tâm sự: “Không biết mình đã tìm biết bao nhiêu người ở chung với mình rồi mà suốt 2 năm trôi qua vẫn chưa có ai sống hợp với mình cả. Có lẽ mình hơi kỹ tính và sạch sẽ quá nên gây khó chịu. Biết sao được, thật khó để sửa cái tính này. Bây giờ thì mình chỉ còn cách sống một mình thì mới thấy thỏa mái được. Nhưng chi phí để sống một mình thì không hề rẻ đối với một sinh viên sống xa nhà như mình.”
Mối quan hệ bạn bè
Tình bạn trong môi trường đại học nhìn chung được nhiều bạn đánh giá là khó chơi với nhau. Hầu hết đều muốn chơi với những bạn đã từng quen biết cấp 3 hoặc cùng quê với mình. Vì những người bạn này thông thường rất hợp tính nhau, có thể nói rằng họ cùng chung một “gốc” nên dễ chơi với nhau hơn.
L.Hương (ĐH Ngoại Ngữ ĐN) cho biết: “Lớp mình có một nhóm bạn chơi thân với nhau nhưng hầu như nhóm đó toàn là dân Đà Nẵng với nhau. Tụi nó gần như tách biệt ra khỏi lớp, chỉ chơi với nhau mà thôi, đi đâu cũng có nhau và ít đi chơi với lớp hơn. Chính vì thế mà lớp mình rất ghét cái kiểu chơi không hòa đồng ấy.”
Nhưng một bạn khác lại có ý kiến rằng: “Tìm thấy một người đồng hương với mình trên giảng đường thật sự rất vui, chơi với họ mình cảm thấy gần gũi, thân thuộc, được nói tiếng của quê mình mà không sợ ai chọc ghẹo. Chơi với họ đôi khi lại giúp cho mình đỡ nhớ quê nhà hơn.” – M.Chi (ĐH Ngoại ngữ).
Đau đầu vì những kỳ thi
Thực tế nhiều bạn cho rằng việc học đối với sinh viên rất nhàn hạ. Sinh viên chẳng cần phải ghi ghi chép chép chi nhiều, thích thì nghỉ học, thích thì đi học, đầu buổi điểm danh đi học, cuối buổi điểm danh mới mò vô, điểm danh xong là bùng học. Hết chơi bời, yêu đương, cá độ, mua sắm… thì đến khi nghe thông báo có kiểm tra lúc đó mới tất bật ôn thi trắng đêm.
Thi cử với mỗi sinh viên luôn là một nỗi ác mộng. Bởi đơn giản chơi nhiều học không bao nhiêu, gần thi mới chịu học bài lúc đó bài vở chất đống, kiến thức rất nhiều nhồi nhét không kịp. Nhiều bạn thấy tình hình ôn không kịp nên đành phó thác cho số mệnh, hên thì được bạn bày, còn xui thì rớt học lại. Tâm lý của sinh viên là rớt thì thôi, năm sau đăng ký học cải thiện.
H.Tuấn (ĐH Bách Khoa) chia sẻ: “Gia đoạn trước khi thi tầm 1, 2 tuần là mình bắt đầu cày trắng đêm, nhiều đêm gật gù ngủ lúc nào không hay. 1 tuần thi là mặt mũi mình xanh xao hốc hác. Mà nhiều môn quá đôi lúc làm mình nản, bỏ luôn. Thi xong rồi là tụi mình ăn chơi thả phanh, nhất là những năm 1, năm 2 mình hầu như không có khái niệm học hành đàng hoàng, sang năm 3 mình bắt đầu có chút ý thức nhưng số môn mình nợ vẫn cứ chồng chất. Mình sợ không khéo bị đuổi học, trường mình đuổi học lần vài trăm đứa nên với kiểu học sinh viên thế này làm mình rất lo lắng”.
Tạm kết
Bên cạnh những nỗi lo về cơm áo gạo tiền thì nhiều sinh viên vẫn gặp nhiều rắc rối xung quanh các mối quan hệ và trong cả việc học tập. Cuộc sống sinh viên rất thú vị và nhiều điều mới mẻ, dù có khó khăn thế nào đi nữa thì mỗi sinh viên không nên từ bỏ con đường học tập của mình.
Theo TTVN
'Nối mạng' với cô gái Việt được Thủ tướng Singapore khen
Đầu tháng 9/2012, thông tin về Lê Hà Thanh Mai, cô sinh viên Việt Nam được Thủ tướng Singapore khen ngợi xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng của Singapore.
Những nỗ lực trong việc hòa nhập với môi trường mới, đang cùng lúc theo học hai văn bằng (cử nhân quản trị kinh doanh và cử nhân kinh tế) với thành tích học tập tốt, tích cực trong nhiều hoạt động sinh viên và cộng đồng, là những điểm cuốn hút ở cô sinh viên năm 3 đồng thời là chủ tịch Hội sinh viên quốc tế Trường đại học Quản trị Singapore (SMU).
Lê Hà Thanh Mai (bìa phải) trò chuyện cùng Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (bìa trái) tại Văn phòng thủ tướng nhân dịp Quốc khánh Singapore.
- Cảm xúc của Thanh Mai khi được gặp gỡ Thủ tướng Lý Hiển Long và khi được nhắc đến trong bài diễn văn của Thủ tướng?
- Tôi rất vui khi được Thủ tướng Lý Hiển Long nhắc đến trong bài phát biểu của ông. Tôi nghĩ rằng mục đích đầu tiên và cũng là quan trọng nhất khi đề cập đến câu chuyện của tôi là truyền cảm hứng và động viên các sinh viên nước ngoài nói chung đang sống và học tập tại Singapore, vượt qua những khó khăn, thách thức trong quá trình thích nghi, hòa nhập với môi trường sống mới.
Khi nhiều điều mới mẻ đến với cuộc sống của tôi, tôi phải nỗ lực nhiều để thích nghi và tôi đã có những người đồng hành tuyệt vời trên hành trình ấy đến tận hôm nay. Tôi muốn cảm ơn gia đình, bạn bè, các giảng viên - những người đã dạy dỗ tôi và cho tôi cơ hội để học tập, cống hiến.
Dĩ nhiên, như bao người con, tôi rất vui khi trở thành niềm tự hào của gia đình. Các bậc cha mẹ hi sinh cho con cái rất nhiều và còn niềm hạnh phúc nào hơn khi được chứng kiến con cái thành công. Vì vậy, tôi luôn tâm niệm không ngừng cố gắng để mang lại niềm hạnh phúc giản dị ấy cho đấng sinh thành.
Và cuối cùng, tôi thật sự vinh dự khi những nỗ lực của bản thân có thể góp phần ghi dấu ấn đẹp về Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Lê Hà Thanh Mai - chủ tịch Hội sinh viên quốc tế Trường đại học Quản trị Singapore (SMU).
- Thủ tướng Lý Hiển Long có nhận xét rằng Thanh Mai là sinh viên nước ngoài có quá trình học tập và hòa nhập đầy năng động trên đất nướcSingapore. Những thử thách lớn nhất với bạn trong quá trình học tập và sống tại Singapore khi bạn đến nơi này năm 15 tuổi?
- Những thử thách đầu tiên tôi phải vượt qua là ngôn ngữ, văn hóa và học cách sống độc lập. Khi đến Singapore, tôi có thể viết tiếng Anh, nhưng kỹ năng nghe và nói tiếng Anh chưa thật tốt, đặc biệt là theo giọng tiếng Anh của người Singapore.
Tôi không thể hiểu họ nói gì và cũng không diễn đạt được điều tôi muốn nói. Vì vậy, tôi nghĩ đến điều tôi muốn nói bằng tiếng Việt, dịch trong đầu rồi sau đó mới nói thành lời. Vậy nên phản xạ nói của tôi hơi chậm. Những khác biệt tế nhị trong cách nói và ứng xử của người Singapore cũng là thách thức với tôi trong quá trìnhhòa nhập.
Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy ở trường cũng khiến tôi chật vật thích nghi trong năm đầu tiên. Còn trong sinh hoạt, tôi phải tự xử lý nhiều việc mà trước đây hầu như bố mẹ tôi lo hết như: giặt giũ, lau dọn nhà cửa...
- Nếu chọn ba điều để chia sẻ với các bạn trẻ đang ấp ủ ước mơ du học, về bí quyết hòa nhập với môi trường sống, Thanh Mai sẽ chia sẻ những điều gì?
- Thứ nhất, hãy có một tâm hồn rộng mở để sẵn sàng học hỏi. Khi đến một đất nước khác học tập, bạn sẽ chứng kiến những ứng xử, những suy nghĩ khác với nếp nghĩ của bạn. Song, đừng vội kết luận điều gì mà hãy cố gắng giữ tâm hồn mình rộng mở để khám phá, trải nghiệm để hiểu về cuộc sống, văn hóa, lịch sử và tìm kiếm những động lực cho chính mình từ những người xung quanh và hoàn cảnh sống mới.
Thứ hai, hãy chủ động! Bạn hãy chủ động trò chuyện, tương tác, tham dự các hoạt động cùng cư dân bản xứ.
Thứ ba, hãy quyết tâm! Cuộc sống chắc chắn có nhiều thách thức. Nơi chúng ta học được nhiều điều nhất chính là những thất bại. Vì vậy, hãy vui mừng khi bạn gặp bất cứ thử thách nào vì khi đối diện với chúng, bạn sẽ rèn luyện tính kiên trì và khám phá những tố chất của bản thân. Những gì không thể khiến bạn gục ngã thì sẽ đồng thời giúp bạn mạnh mẽ hơn.
"Gia đình không ép buộc Mai bất cứ điều gì, từ việc chọn trường, chọn ngành đến cả chọn... người yêu. Nhưng trước những quyết định quan trọng, Mai thường nhờ ba mẹ tư vấn. Lúc đó, chúng tôi luôn cố gắng cùng Mai phân tích những thuận lợi và khó khăn, còn phần quyết định như thế nào là của Mai.
Khi Mai giữ chức chủ tịch Hội sinh viên quốc tế Trường đại học Quản trịSingapore (SMU), Mai có hỏi ý kiến ba mẹ vì lo rằng sẽ ảnh hưởng đến điểm sốhọc tập làm ba mẹ buồn. Tôi động viên con rằng nếu vì các hoạt động đó mà điểm thấp đi một chút thì cũng không sao vì tôi biết rằng tuy con sẽ bận rộn nhưng chắc chắn những phần việc ấy sẽ giúp con hòa nhập cuộc sống tốt hơn", ông Lê Hữu Kiệm, ba của Lê Hà Thanh Mai.
"Mai tự lập và mạnh mẽ từ bé nên khi con du học năm 15 tuổi, gia đình rất yên tâm và tin tưởng vào con. Tôi cũng động viên con tiếp tục tham gia nhiều hoạt động tình nguyện để giúp ích cho xã hội cũng như có thêm nhiều trải nghiệm quý giá trong cuộc sống, dù thực lòng thấy con đen nhẻm, gầy guộc sau những chuyến tình nguyện đến vùng sâu vùng xa thì xót lắm", bà Hà Thị Liên, mẹ của Lê HàThanh Mai. Một số thành tích và hoạt động của Lê Hà Thanh Mai
- Học bổng ASEAN
- Giải thưởng Mazarin cho top 5% sinh viên của trường khi theo học Trường Temasek Junior College (TJC) năm 2008-2009.
- Học bổng A*Star
- Hiện là thư ký ban sinh viên quốc tế, thuộc Hội sinh viên Trường đại học Quản trị Singapore (SMU).
- Tham gia tổ chức chương trình tình nguyện cho sinh viên quốc tế tại Huế năm 2010 (xây dựng sân chơi cho trẻ em mồ côi), tại Lâm Đồng năm 2011 (đào giếng cho người dân, xây nhà bếp cho nhà trẻ).
Theo Tuổi Trẻ
Vui buồn chuyện chuyển lớp Việc chuyển lớp trong những ngày đầu có thể khiến teen khép kín nhưng chỉ cần bạn chủ động để mọi người hiểu được rằng mình không phải là một người "chảnh" thì dần dần teen sẽ có nhiều bạn hơn... Do điều kiện hoặc hoàn cảnh nên nhiều teen buộc phải chuyển lớp. Thế nhưng, tùy theo độ thích nghi của từng...