Những khám phá thú vị về thế giới động vật khiến nhiều người phải kinh ngạc
Liệu bạn có biết trên thế giới tồn tại loài sinh vật có khả năng trường sinh bất tử? Hay cú có ‘đôi chân dài tới nách’? Sóc biết trồng cây? Rái cá biển khi ngủ luôn nắm tay nhau? Đó là những sự thật thú vị về các loài động vật trong thế giới tự nhiên.
Liệu bạn có biết mỗi chú mèo đều có một vân mũi riêng. Điều này tương tự như việc con người có vân tay – dấu ấn riêng tạo nên sự khác biệt độc đáo của mỗi người khi vừa sinh ra
Điều này cũng xảy ra với những chú chó. Ở mỗi cá thể chó, sống mũi và nếp nhăn trên mũi sẽ tạo ra những đường vân “độc nhất vô nhị” – gọi là vân mũi, thứ giúp định dạng riêng của chúng
Liệu bạn có bao giờ nghĩ những chú sóc nhỏ nhắn, đáng yêu này cũng có khả năng “trồng cây gây rừng”?
Sóc vốn có thói quen nhặt nhạnh hạt giống rồi chôn xuống đất hoặc cất trong hốc cây để tích trữ. Tuy nhiên, nhiều lúc chúng lại “vô tình” quên mất vị trí cất giữ “kho báu” của mình, để rồi số hạt ấy đâm chồi nảy lộc thành cây mới. Do đó, mỗi năm có hàng ngàn cây mới mọc lên nhờ tính hay quên của lũ sóc
Loài rái cá biển không chỉ có vẻ ngoài dễ thương mà còn sở hữu một tập tính khiến trái tim của chúng ta phải tan chảy, đó là “tay trong tay” khi đang ngủ
Lý do đằng sau hành động lãng mạn đó là vì rái cá biển có đặc tính ngủ ngay trên nước trong tư thế nằm ngửa. Điều này khiến chúng rất dễ bị sóng cuốn đi. Do đó, để tránh việc “thức dậy ở một nơi xa”, sẽ có hàng chục con rái cá nắm tay nhau khi ngủ, kết thành một chiếc “bè” vững chãi cố định trên mặt nước. Trong trường hợp ngủ một mình, chúng sẽ dùng rong biển quấn cơ thể để không bị trôi đi
Nếu nhìn dáng đi lạch bạch cùng đôi chân ngắn cũn của chim cách cụt thì hẳn nhiều người sẽ lầm tưởng loài vật này không có đầu gối
Video đang HOT
Sự thật thú vị là chim cánh cụt có đầu gối. Thậm chí, chúng sở hữu một đôi chân khá dài với đầy đủ đặc điểm như xương đùi ngắn, đầu gối, xương chày và xương sống. Phần đầu gối của chim cánh cụt bị bẻ gập lại và che khuất bởi lớp lông dày đặc
Chim cú cũng là loài vật khiến bạn phải bất ngờ vì đôi chân của chúng. Trong ấn tượng từ trước đến nay, nhiều người nghĩ cú có vẻ ngoài khá dễ thương với chiếc cổ rụt, chân ngắn cũn. Tuy nhiên trên thực tế, ẩn dưới lớp lông dày mịn của chim cú là một “đôi chân dài tới nách” khiến nhiều người phải ghen tị
Loài lười được phân thành họ hai ngón và họ ba ngón, đặc điểm chung của chúng là lười vận động, di chuyển chậm chạp. Thậm chí, ngay cả việc tiêu hóa của chúng cũng chậm. Nếu chúng ta mất từ 1-2 ngày để hấp thụ toàn bộ dưỡng chất sau một bữa ăn thì con lười phải mất khoảng 30 ngày để tiêu hóa hết… vài chiếc lá
Tuy nhiên, lười cũng sở hữu những khả năng thú vị khiến chúng ta phải bất ngờ. Ví như ở lười ba ngón có thể làm “ảo thuật” quay đầu 270 độ, tài tình như khả năng của loài cú
Chúng làm được điều này là bởi cấu trúc cổ độc đáo với 9 đốt sống, trong khi hầu hết động vật có vú chỉ có 7 đốt. Việc có thể quay đầu 270 độ nhằm giúp con lười có thể quan sát mọi thứ xung quanh theo cách… ít tốn năng lượng nhất
Đố bạn biết lông của gấu Bắc cực có màu gì? Thông thường, loài vật này được nhận dạng bởi bộ lông trắng đặc trưng. Tuy nhiên, thực tế thì lông của chúng trong suốt, gần như tàng hình khi nhìn dưới tia hồng ngoại. Đặc biệt, da của gấu Bắc cực có màu đen
Bạn có biết dơi là động vật có vú duy nhất có thể bay? Qua quá trình tiến hóa đã giúp loài thú này hình thành lớp da mỏng kết nối chi trước với cơ thể, tạo nên một đôi cánh đặc biệt giúp chúng có thể tiếp cận bầu trời
Ngoài ra, trong phân dơi chứa rất nhiều muối kali nitrate hay còn gọi là diêm tiêu. Hóa chất này là thành phần chính trong nhiều loại phân bón. Đồng thời, nó cũng được sử dụng để làm thuốc nổ và ngòi nổ. Do đó, trong thời kỳ chiến tranh, phân dơi từng được coi là nguồn tài nguyên quan trọng cung cấp cho quân đội để chế tạo thuốc nổ
Bạch tuộc được mệnh danh là “quái vật biển cả” khi có tới 3 trái tim. Trong đó, 2 trái tim có nhiệm vụ bơm máu xuyên qua hai mang trong khi trái tim thứ ba bơm máu đi khắp cơ thể
Ngoài ra, bạch tuộc còn có tới 9 bộ não. Trong đó, sẽ có 1 bộ não chính (giữ vai trò phân tích, đưa ra mọi quyết định) và 8 não phụ. Các não phụ của bạch tuộc nằm ở gốc mỗi xúc tu
Sứa Turritopsis nutricula (hay còn gọi là sứa bất tử) là loại sứa nổi tiếng với khả năng trẻ hóa và trải qua vòng đời vô hạn. Chúng có vẻ bề ngoài giống một chiếc chuông với đường kính khoảng 4,5 mm. Quê hương của loài sứa đặc biệt này được cho là ở vùng Biển Caribean. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, hiện loại sứa này đã lan rộng ra khắp các đại dương
Hẳn bạn sẽ thấy hơi khó tin nhưng sự thật thì loài vật nhỏ bé này có thể sống mãi với thời gian nhờ cơ thể có khả năng quay ngược vòng đời từ trưởng thành trở lại với sinh vật đơn bào và tiếp tục phát triển tiếp. Do vậy chúng có thể trường sinh bất tử nếu như không bị kẻ thù săn bắt và nhiễm bệnh
Như Quỳnh (Tổng hợp)
Thói quen ngủ kỳ dị 'khó đỡ' trong thế giới động vật
Ngủ đứng, ngủ mở mắt, ngủ khi đang bay, ngủ đến quên trời đất cùng rất nhiều câu chuyện thú vị khác mà bạn chưa biết về cuộc sống về đêm của động vật.
Thế giới động vật vô vàn những điều kì thú, trong đó nhiều loài động vật có thói quen ngủ một không hai, chúng độc đáo đến mức khó mà tưởng tượng ra được như loài rái cá biển thường nắm tay nhau trong khi nằm ngủ trên mặt nước, ếch ngủ đông tim sẽ ngừng đập ...
Và còn nhiều điều thú vị khác qua những bức ảnh dưới đây:
Hươu cao cổ cũng không ngủ nhiều. Với đôi chân và chiếc cổ vút dài, ngủ là việc không hề dễ dàng với các chú hươu cao cổ. Do tư thế ngủ khá khó khăn nên những con vật cao nhất thế giới này không thường xuyên dừng lại để ngủ. Chúng chỉ ngủ 20 phút mỗi ngày để tránh ánh mắt của những loài thú săn mồi khác. Tư thế ngủ cũng khá đặc biệt. Hươu cao cổ tự hạ mình xuống đất, thu chân xuống dưới cơ thể và đặt đầu lên lưng để ngủ.
Chồn đất được mệnh danh là sinh vật giành chức vô địch âu yếm trong thế giới động vật. Mỗi đàn chồn đất đều có khoảng 30 tới 40 con, gồm cả đực lẫn cái. Khi ngủ, cả đàn cũng sẽ ngủ chồng lên nhau, để giữ ấm cho cơ thể bằng nhiệt độ tỏa ra từ con khác, đồng thời bảo vệ con đầu đàn, luôn nằm trong cùng
Ếch thường ngủ đông nhưng theo một cách rất khác so với gấu. Trong thời gian ngủ đông, tim ếch ngừng đập và ngừng thở. Khi ngủ đông, cơ thể chúng tự tiết ra một loại dịch có tác dụng chống đông, giúp cho lượng glucose vẫn được giữ ở mức ổn định, đồng thời giúp các cơ quan nội tạng quan trọng không bị hư hại.
Cá nhà táng có kích thước khổng lồ, cơ thể dài tới 20,5 mét. Đặc biệt, loài vật khổng lồ này gần như không ngủ, hoặc giấc ngủ rất ngắn. Cá nhà táng ngủ đứng và không hề thở hay di chuyển trong khi ngủ.
Hải âu thường không ngủ dài, dành phần lớn thời gian để săn mồi. Chúng chỉ có giấc ngủ ngắn và thậm chí ngủ trong khi đang bay.
Cá mập ngủ là cách để chúng nghỉ ngơi cho lại sức. Tủy sống là thứ điều khiển các cơ chuyển động của cá mập. Do vậy, trong khi ngủ, cá mập vẫn có thể chuyển động di chuyển dưới nước.
Hải mã là một trong những loài động vật lười biếng hay ham ngủ. Mỗi ngày loài vật này có thể ngủ tới 19 giờ. Hải mã có thể ngủ ở bất kỳ đâu và ngủ khi đang bơi, chỉ cần ngoi lên thở để lấy ôxi.
Rái cá biển hiếm khi ngủ một mình. Chúng ngủ theo đàn, thường nắm tay hay chồng lên nhau rồi ngủ. Thói quen ngủ này sẽ giúp đàn của chúng không bị trôi dạt theo dòng nước.
Hoàng Dung (lược dịch)
Con người có thể thực sự bất tử hay hồi sinh không? Khắp thế giới, rất nhiều công ty đang nghiên cứu những công nghệ để kéo dài tuổi thọ, thậm chí hồi sinh người chết. Từ thời cổ đại, con người đã tìm kiếm cách để sống mãi mãi. Nhiều vị Pharaoh của Ai Cập hay vua chúa Trung Quốc bị ám ảnh bởi khái niệm "bất tử" và tìm đến những vị thuốc...