Những khám phá độc và lạ trên thế giới
Những hiện tượng thiên nhiên, siêu nhiên kỳ bí luôn khiến chúng ta cảm thấy lôi cuốn và không ngừng muốn khám phá chúng nhiều hơn nữa.
Hiện tượng ma quỷ hiện hình vẫn đang chờ lời giải đáp.
Chuyện ma hiện hình
Từ vở diễn nổi tiếng “MacBeth” của đại văn hào Shakespeare, những linh hồn người chết từ lâu đã xuất hiện trong văn hóa và câu chuyện dân gian.
Nhiều người cho biết, họ nhìn thấy hình bóng mờ ảo của những người thân yêu đã khuất và đang dần rời xa họ. Mặc dù, nhiều chứng cứ xác định cho thấy sự tồn tại của ma quỷ là không rõ ràng nhưng không ít người vẫn tiếp tục chứng kiến bằng mắt thường, hình ảnh vã thậm chí, giao tiếp với chúng.
Hiện tượng “nhìn thấy tương lai từ quá khứ” (Déjà Vu)
Đây là cảm giác khác biệt, khó hiểu và kỳ lạ của trải nghiệm đã qua về đặc điểm trong những tình huống trước đó. Ví dụ, một người có thể đi vào tòa nhà ở một nơi xa lạ chưa từng biết đến và cảm nhận được khung cảnh vừa kỳ quái lại vừa rất quen thuộc với mình. Hiện tượng này được cho là thuộc lĩnh vực tâm linh.
Tương tự trực giác, các chuyên gia nghiên cứu tâm lý con người có thể đưa ra những lời giải thích căn cứ vào tự nhiên nhưng cuối cùng, nguyên nhân và bản chất hiện tượng tự nhiên vẫn là bí ẩn.
Những âm thanh kỳ lạ ở Taos
Taos vùng đất của những âm thanh kỳ lạ.
Nhiều năm nay, một số cư dân và du khách của thành phố nhỏ Taos ở Mexico bị quấy rầy và cảm thấy lo lắng bởi những âm thanh ầm ừ, tần số thấp, không nghe rõ và kỳ quái trong không khí sa mạc.
Lạ thay, chỉ có khoảng 2% người dân nơi đây nghe được chúng. Một số cho rằng chúng gây ra bởi những âm thanh không bình thường, số khác nghi ngờ là khối lượng của những âm thanh hỗn loạn hoặc điềm gở.
Cho dù được mô tả như tiếng ầm ừ, vo vo hoặc rì rầm và cho dù là hiện tượng tự nhiên, tâm lý hoặc siêu nhiên vẫn chưa ai có thể xác định vị trí phát ra âm thanh.
Mỏ vàng được khai thác nhiều nhất
Lưu vực Witwatersrand nơi phát hiện nhiều mỏ vàng.
Đó là lưu vực Witwatersrand nằm trên cao của vùng Kaapvaal tại Nam Phi. Có khoảng 55% sản lượng vàng trên thế giới được khai thác tại đây. Lưu vực Witwatersrand là một mũi đất hỗn hợp. Lúc đầu, nó được phát triển một bên theo hình vòng cung của khu vực các nước khối Nam Mỹ và hiện nay nằm phía sau dãy núi Andes.
Cách đây 2,7 tỷ năm, hai sự hình thành lớn của vỏ Trái đất va chạm nhau. Sự hình thành liên quan đến vỏ Trái đất tạo ra Kaapvaal và Zimbabwe sau khi va chạm, gây sụt lún sâu hơn và sự lắng đọng trong lưu vực Witwatersrand.
Vì thế, nơi đây chứa đầy đá trầm tích vụn có tuổi thọ giữa 2,6 – 2,8 nghìn tỷ năm. Kích thước của lưu vực dài xấp xỉ từ 350km và rộng 200km. Không chỉ có vàng, người ta còn thu được hàng tấn kim loại uranium tại Witwatersrand.
Sinh vật sống lâu đời nhất trên Trái đất
Bristlecone loại cây cổ thụ có tuổi thọ hơn 4.000 năm.
Cây sống lâu hơn bất kỳ loại thực vật hoặc động vật nào. Bạn có thể biết tuổi một cái cây bằng cách đếm các vòng vân gỗ (một vòng tương đương một năm). Cây thông Bristlecone ở California, Bắc Mỹ, có tuổi thọ hơn 4.000 năm.
Hồ nước sâu nhất thế giới
Cảnh hùng vĩ của hồ Baikal.
Hồ Baikal ở Siberia, nước Nga, có điểm sâu nhất là 1.620m. Nó cũng là hồ lâu đời nhất thế giới, ước tính cách đây khoảng 25 triệu năm. Hồ dài hơn 636km2 và rộng 80km2, chứa hơn 20% trữ lượng nước ngọt trên thế giới và kích thước của nó không thua kém với biển Caspian (Caspian được gọi là biển nhưng thật ra là một cái hồ).
Nếu tất cả sông trên thế giới chảy vào lưu vực của hồ phải mất gần một năm mới lấp đầy. Vào những tháng mùa đông, hồ đóng băng dày đến 115m.
Thùy Như (Tổng hợp)
Theo giaoducthoidai.vn
Bí ẩn những vòng băng trong hồ sâu nhất thế giới
Những "vòng băng" bí ẩn làm nổi bật hồ nước sâu nhất thế giới trong những tháng mùa đông và mùa xuân của Siberia.
Hình ảnh một vòng băng ở hồ Baikal.
Mặc dù trông giống như những vòng tròn băng giá, nhưng chúng không phải do hoạt động của người ngoài hành tinh, hay như suy nghĩ trước đây là do bong bóng mêtan tràn ngập từ đáy hồ.
Thay vào đó, nó xuất hiện một cách kỳ lạ ở dưới lớp băng dày hồ Baikal. Một số trong số đó có đường kính lên đến hơn 6 km và có thể được nhìn thấy từ không gian.
Giải quyết bí ẩn này không phải là một việc dễ dàng. Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đến từ Pháp, Nga và Mông Cổ đã chọn đi du lịch đến hồ hai năm 2016 và 2017, khoan lỗ trên băng gần các vòng tròn và thả cảm biến xuống nước bên dưới.
Trong những tháng lạnh hơn của Siberia, hồ Baikal - hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, tính theo thể tích, đóng băng.
"Băng dày quá, mọi người thường xuyên lái xe qua nó", nhà nghiên cứu chính Alexei Kouraev, trợ lý giáo sư tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu địa vật lý và hải dương học (LEGOS) tại Đại học Liên bang ở Pháp cho biết.
Ngoài lớp băng dày bên ngoài và bên trong là những vòng băng mỏng những "chiếc nhẫn" có thể khiến phương tiện và người cư ngụ gặp nguy hiểm, Kouraev nói.
Các vòng băng được biết đến đã hình thành trên hồ Baikal từ ít nhất năm 1969 và có thể tồn tại ở bất cứ đâu từ vài ngày đến vài tháng, hình ảnh vệ tinh cho thấy. Tuy nhiên, những vòng băng như những chiếc nhẫn này xuất hiện không thể đoán trước, và xuất hiện ở các phần khác nhau của hồ từ năm này sang năm khác. Hơn nữa, chúng có xu hướng xuất hiện vào cuối tháng 4 và có thể mọc lên sớm nhất là vào tháng 1 hoặc muộn nhất là tháng 5.
Cho đến nay các nhà khoa học vẫn không thể tìm ra cách chúng hình thành. Một trong những lý thuyết được nhiều người quan tâm đó là có sự liên quan đến khí mêtan sủi bọt từ đáy hồ sâu gây ra những vòng băng này. Nhưng Kouraev và các đồng nghiệp của mình nhận thấy rằng một số trong những vòng băng này hình thành trong vùng nước nông hơn của hồ, những khu vực không có khí thải.
Sau khi phân tích dữ liệu từ các cảm biến mà họ đã thả xuống hồ, các nhà khoa học phát hiện ra rằng hồ có các dòng nước ấm chảy theo chiều kim đồng hồ dưới lớp băng của nó. Dòng chảy không mạnh ở trung tâm, điều này có thể giải thích tại sao trung tâm của những vòng băng này vẫn có băng dày. Tuy nhiên, ở rìa lại rất mạnh, điều này giải thích tại sao lớp băng trên đỉnh mỏng hơn.
Các cảm biến tiết lộ rằng nước tại các khu vực này ấm hơn 1 đến 2 độ C so với nước xung quanh. Hơn nữa, các vòng băng có hình dạng giống như thấu kính, một hiện tượng phổ biến ở các đại dương nhưng hiếm gặp ở các hồ.
Theo các cảm biến được giữ dưới nước trong 1,5 tháng cùng một lúc, cũng như hình ảnh vệ tinh hồng ngoại cảm biến nhiệt, có vẻ như các vòng băng hình thành mỗi mùa thu, trước khi hồ đóng băng. Hơn nữa, những cơn gió mạnh thổi trong vùng nước từ vịnh Barguzin gần đó có thể giúp chúng hình thành.
Kouraev lưu ý rằng, cho đến nay những vòng băng này chỉ được tìm thấy ở hồ Baikal, cũng như hồ Hovsgol gần đó ở Mông Cổ và hồ Teletskoye ở Nga.
Khôi Nguyên
Theo dantri.com.vn/Fox News
Những hồ nước tuyệt đẹp trên thế giới Chỉ có một phần rất nhỏ dự trữ nước ngọt của Trái đất được chứa trong các hồ nước, tuy nhiên chúng đã tạo nên những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Dưới đây là những hồ nước đẹp nhất nằm ở khắp nơi trên thế giới. Hồ Windamere, bang New South Wales, Australia. Ảnh: FLICKR / G CROUCH Ảnh: FLICKR / BÌNH...