Những khách sạn ở nơi hẻo lánh nhất thế giới
Nằm ở những vùng đất xa xôi, hẻo lánh, các điểm lưu trú dưới đây sở hữu phòng nghỉ sang trọng, hồ bơi riêng và tầm nhìn ngoạn mục.
Ngày nay, những điểm lưu trú hẻo lánh trên thế giới trở thành chốn nghỉ dưỡng hấp dẫn du khách. Bạn có thể tìm đến khu cắm trại sang trọng ở Nam Cực, nhà nghỉ ẩn mình giữa vùng hoang dã của Nam Phi hay một số khách sạn xa hoa trong rừng rậm nguyên sơ.
Nhà nghỉ Fogo (Canada)
Nằm ở rìa một hòn đảo nhỏ ở Canada, nhà nghỉ Fogo gồm 29 phòng. Mỗi phòng đều có tầm nhìn cảnh quan ấn tượng với những ngọn núi đá gồ ghề và đại dương rộng lớn. Vị trí hẻo lánh của điểm lưu trú này là nơi lý tưởng cho những ai muốn có cảm giác sống giữa vùng hoang dã.
Dù nằm ở nơi xa xôi, Fogo vẫn cung cấp các phòng nghỉ sang trọng, nhà hàng ăn uống cao cấp và nhiều tiện nghi hiện đại. Nơi đây thuộc sở hữu của tổ chức từ thiện Shorefast.
Giá: Từ 1.485 USD.
Tất cả lợi nhuận của nhà nghỉ sẽ được tái đầu tư cho cộng đồng trên đảo Fogo.
Khách sạn Mashpi (Ecuador)
Khách sạn Mashpi ẩn mình giữa khu bảo tồn thiên nhiên tư nhân rộng gần 12 km2. Tới đây, bạn sẽ được hòa mình vào khung cảnh xanh mát, tận hưởng âm thanh của thiên nhiên, đặc biệt là đa dạng tiếng kêu từ các loài chim. Hơn 1/4 loài chim ở Ecuador sống trong khu bảo tồn.
Tại đây có tháp quan sát dành cho những vị khách muốn ngắm nhìn rừng cây. Nếu thích phiêu lưu, bạn cũng có thể tham gia trải nghiệm đi bộ đường dài, trượt zipline.
Giá: Từ 7.088 USD.
Khu nghỉ dưỡng này có các dãy phòng sang trọng, nhà hàng phục vụ món ăn ngon, spa ngay trong khuôn viên…
Pater Noster (Thụy Điển)
Nằm trên đảo đá giữa đại dương mênh mông, khách sạn Pater Noster từng là nơi ở của những người canh giữ ngọn hải đăng và gia đình của họ. Để tới đây, bạn chỉ có thể di chuyển bằng thuyền hoặc trực thăng.
Video đang HOT
Dù nằm ở nơi xa xôi, tách biệt, khách sạn vẫn được đầu tư xây dựng với 9 phòng ngủ sang trọng và hiện đại. Điểm nghỉ dưỡng này cũng có nhà hàng trong khuôn viên phục vụ một số món ăn địa phương.
Giá: Từ 572 USD/đêm (bao gồm bữa sáng và tối).
Khách sạn cạnh ngọn hải đăng Pater Noster trên một hòn đảo hẻo lánh.
Trại Noka (Nam Phi)
Ẩn mình giữa trung tâm của khu bảo tồn hoang dã Lapalala, trại Lepogo Lodges’ Noka bao gồm 5 biệt thự sang trọng. Mỗi căn đều có hồ bơi riêng, bồn tắm chìm và tầm nhìn hướng ra cảnh quan ngoạn mục qua cửa kính. Nơi đây được ví như điểm đến trong mơ của du khách.
Giá trọn gói: Từ 11.734 USD/đêm.
Tới khách sạn, bạn có thể tham gia các buổi tập yoga trên cây, đi bộ trong bụi, bơi lội ở sông.
White Desert (Nam Cực)
Nam Cực là điểm đến xa xôi nhất nhưng mang đến du khách nhiều trải nghiệm thú vị. Tới đây, bạn có thể dừng chân nghỉ ngơi ở White Desert Whichaway thuộc ốc đảo Schirmacher, Queen Maud. Schirmacher là cao nguyên băng dài 25 km và rộng 3 km với hơn 100 hồ nước ngọt.
Được bao quanh bởi các hồ băng nơi đây là khu cắm trại sang trọng duy nhất ở nội địa Nam Cực. Mức giá tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn về thời gian. Du khách có thể nghỉ ngắn hạn hoặc hành trình trọn gói 24 ngày.
Du khách lưu trú tại đây có thể thực hiện các chuyến khám phá cảnh quan rộng lớn, ngoạn mục và ghé thăm những chú chim cánh cụt.
Skylodge Adventure Suites (Peru)
Skylodge Adventure Suites là điểm nghỉ dưỡng không dành cho những người yếu tim. Khách sạn này được treo lơ lửng trên sườn núi, cách mặt đất gần 366 m. Vị trí này đã giúp nơi đây trở thành điểm lưu trú hấp dẫn. Từ phòng nghỉ, du khách có thể chiêm ngưỡng thung lũng nổi tiếng của thành phố Cuzco, Peru.
Mỗi phòng đều có giường ngủ, khu vực ăn uống, nhà vệ sinh, bồn rửa. Cách duy nhất để tới đây là bằng zipline hoặc leo núi.
Giá: Từ 377 USD (có thể thay đổi tùy thuộc vào việc bạn chọn zipline hoặc leo núi).
Các khoang ngủ cũng như khu vực bàn ăn được thiết kế bằng kính trong suốt, cung cấp tầm nhìn đẹp.
Cuộc sống thầm lặng ở xứ Siberia xa xôi
Ở vùng Tây Siberia (Nga) xa xôi, hẻo lánh, nơi gần như biệt lập với những dòng sông đóng băng vào mùa đông, cuộc sống và công việc của người dân vẫn âm thầm tiếp diễn.
Khu vực từng là khu nhà tù rộng lớn bên bờ sông Ket ở vùng Tomsk, Siberia, Nga, giờ đây mọc lên những ngôi nhà gỗ đơn sơ, biệt lập với phần còn lại của thế giới.
Mỗi đêm vào khoảng 4h sáng, bà Olga Voroshilova và chồng, ông Yevgeny Sadokhin, lại ngồi bên chiếc radio thời Liên Xô kêu rè rè và nói vào đó một chuỗi số ký hiệu lặp lại. Đó là công việc thường nhật của họ: truyền đi các số liệu thời tiết từ trạm khí tượng gần nhà.
"Shum-5. Shum-4. Anh ghi được chưa? Báo cáo, tôi ở trạm Shum-5 đây", ông Sadokhin, người truyền dữ liệu từ trạm khí tượng hẻo lánh bên sông Ket, nói.
Công việc của cặp đôi (ảnh) là thu thập các số đo từ cánh gió và áp kế gần nhà để báo cáo về trụ sở Cơ quan Thời tiết của vùng. Hai người cùng cô con gái Ksenia và một gia đình khác chuyển đến đây từ nhiều năm trước. Họ bỏ công việc và căn hộ của mình ở thủ phủ của vùng để đến nơi biệt lập này, tận hưởng cuộc sống tự do, hòa mình vào thiên nhiên.
Trạm khí tượng được thiết kế như túp lều đơn sơ, không có mạng điện thoại lẫn đường dây Internet. Họ nhận thực phẩm đóng gói từ trụ sở Cơ quan Thời tiết địa phương, nhưng không đều đặn. Nhiều khi đồ ăn chỉ là vài thanh chocolate nhưng họ cũng sẵn lòng chia sẻ với phóng viên Emile Ducke của New York Times, người ghi lại phóng sự ở đó. Trong ảnh, Ksenia hong người sau khi bơi ở sông.
Mặc dù ngoằn ngoèo và tương đối nhỏ, sông Ket từng là một phần của cung đường quan trọng ở Siberia. Sau khi xây dựng một con kênh vào cuối thế kỷ 19, nó là nhánh nối liền hai con sông lớn nhất nước Nga, Ob và Yenisey.
Thời tiết khắc nghiệt ở đây tàn phá những con đường bộ, đóng băng chúng vào mùa đông và trộn lẫn giữa bùn lầy và sỏi đá vào mùa hè. Khoảng cách lái xe được tính bằng ngày và tuần. Mọi người phải di chuyển trên sông Ket trước khi tuyến đường sắt xuyên Siberia được xây dựng qua đây.
Vào đầu những năm 1900, để di chuyển từ Tây sang Đông nước Nga, dù là nông dân, thương nhân hay quân đội Sa hoàng, đều phải đi bằng đường sắt. Dần dà, sông Ket lui vào dĩ vãng.
Với những cư dân của trạm thời tiết, sự hẻo lánh của Ket hứa hẹn đem đến cho họ sự tự do, phóng khoáng. Với họ, nơi đây như chốn tận cùng của Trái Đất, không phải nơi tù ngục với những bức tường và hàng rào dây thép gai đen tối. Từng có nhiều tù nhân bị bắt và đi đày ở làng Narym, gần nơi sông Ket gặp sông Ob.
Aidara, cộng đồng khác bên bờ sông Ket, là nơi sinh sống của nhóm tôn giáo tách khỏi Giáo hội Chính thống giáo Nga vào thế kỷ 17. Họ chiếm phần lớn trong số khoảng 150 cư dân của ngôi làng. Đối với họ, khoảng cách có nghĩa là sự bảo vệ.
Vào mùa đông, khi nhiệt độ dao động từ âm 30 đến âm 50 độ C, con sông biết thành "đại lộ băng" ngoằn ngoèo, vững chắc. Dân làng Narym sẽ khoan lỗ trên sông Ob, gần cửa sông Ket, thả lưới và bắt cá.
Còn những người khai thác gỗ ở cộng đồng Katayga, nơi không có cầu bắc qua sông, phải chờ đến khi dòng sông đóng băng mới có thể chất gỗ lên xe tải, đưa đi phân phối.
Không có linh mục nào sinh sống ở đây, các tín đồ Chính Thống giáo Nga ở Katayga phải chờ linh mục từ làng bên cạnh ghé thăm. Nhưng vị linh mục phải di chuyển tới 6 giờ, băng qua đường bộ và phà, nên ông hiếm khi lui tới. Vì vậy, bà Marina Prosukina, cư dân Katayga, đã phá lệ thay mặt linh mục dẫn dắt các buổi lễ cầu kinh vào chủ nhật và xức dầu lên thánh giá của các tín đồ. Thông thường, nữ tín đồ Chính thống giáo không đảm nhận nhiệm vụ này.
Song kể cả các quy định và lễ nghi nghiêm ngặt như vậy cũng phải "đầu hàng" ở nơi hẻo lánh như Ket. Bởi vậy, dọc theo bờ sông, người ra cảm nhận được một thứ tự do đặc biệt.
Hòn đảo trơ trọi hút khách vì hiện tượng thiên nhiên hiếm có Nằm ở nơi xa xôi hẻo lánh, bản thân cũng trơ trọi, nhưng Lítla Dímun lại được nhiều du khách yêu thích nhờ hiện tượng thiên nhiên thú vị, hiếm gặp. Ảnh: Amazing Places. Lítla Dímun là đảo nhỏ nhất trong số 18 đảo chính của quần đảo Faroe, với địa hình hiểm trở và không có người sinh sống. Tuy nhiên, hòn...