Những khắc họa sống động hé lộ những ‘góc bí ẩn’ trên vũ trụ
Dựa trên dữ liệu khoa học thực tế, các họa sĩ đã cho ra đời những khắc họa sống động giúp chúng ta hình dung rõ hơn về những vùng không gian xa xôi và bí ẩn trên vũ trụ.
Một thiên thể nhỏ được đặt tên là Sedna nằm ngoài Sao Diêm Vương và Vành đai Kuiper. Ảnh: NASA/JPL-Caltech
Bản khắc họa của một họa sĩ cho thấy bề mặt của TRAPPIST-1f, một hành tinh trong hệ thống TRAPPIST-1. Ảnh: NASA/JPL-Caltech
Siêu hố đen trong ngân hà M87 đang phóng ra các luồng năng lượng mạnh mẽ. Ảnh: NRAO/AUI/NSF
Hành tinh Kepler-16b cùng hai ngôi sao vệ tinh của nó. Ảnh: NASA/JPL-Caltech/R. Hurt
Video đang HOT
Một hệ mặt trời mới hình thành chứa lượng hơi nước đủ để lấp đầy tất cả các đại dương trên Trái đất. Ảnh: NASA/JPL-Caltech
Cảnh Mặt trời lặn trên Siêu trái đất Gliese 667 Cc. Ảnh: ESO/L. Calcada
Ảnh mô phỏng khoảnh khắc hai ngôi sao nơ-tron va chạm với nhau, tạo thành một đám mây bụi khổng lồ và dày đặc. Ảnh: REUTERS
Một hành tinh có kích thước tương đương sao Mộc dịch chuyển đằng trước ngôi sao mẹ của nó. Ảnh: NASA/ESA
Markarian 231, một lỗ đen nhị phân được tìm thấy ở trung tâm của thiên hà chuẩn tinh gần Trái đất nhất. Ảnh: NASA
Một hành tinh mới được phát hiện quay quanh một ngôi sao đỏ có khối lượng nhỏ hơn Mặt trời năm lần và nằm ở khoảng cách khoảng 20.000 năm ánh sáng. Ảnh: NASA
Ý tưởng của một họa sĩ cho thấy tàu vũ trụ Cassini đi ngang qua mặt trăng Enceladus của sao Thổ để nghiên cứu các luồng khí từ các mạch nước đang phun trào ra từ các khe nứt khổng lồ ở vùng cực nam của mặt trăng. Ảnh: NASA/Karl Kofoed
Một hành tinh có kích thước bằng sao Thổ quay quanh hệ sao nhị phân 79 Ceti. Ảnh: REUTERS/Stringer
Khái niệm của một họa sĩ về thời điểm các vật chất bị xoáy vào một lỗ đen siêu lớn. Ảnh: NASA
Phát hiện "ngã ngửa" về quái vật vũ trụ hình củ khoai tây
"Đại đô thị vũ trụ" M87, thứ được phân loại là thiên hà hình elip khổng lồ cách chúng ta 55 triệu năm ánh sáng, vừa tiết lộ một loạt sự thật gây choáng váng về cấu trúc của nó.
Theo SciTech Daily, nghiên cứu từ đầu thế kỷ XX của nhà thiên văn học Mỹ Edwin Hubble đã cho thấy có khoảng 1 nghìn tỉ thiên hà lang trong trong vũ trụ và chúng mang một số hình dạng cơ bản.
Hình ảnh 2D và 3D của thiên hà khổng lồ M87 - Ảnh: NASA/ESA/UC Berkeley
Ông đã dùng kính viễn vọng mạnh nhất thời đó để quan sát vũ trụ và phân loại các thiên hà thành các nhóm hình dạng khác nhau. Một số có dạng đĩa xoắn ốc như Milky Way (Ngân Hà), tức thiên hà chứa Trái Đất, một "quái vật" lớn trong thế giới thiên hà xoắn ốc.
Một dạng thiên hà phổ biến khác, có khả năng còn vĩ đại hơn, gọi là thiên hà hình elip, không phẳng mà gần như một quả bóng bằng bông. Thế nhưng hình dạng ba chiều của chúng vẫn là bí ẩn vì chúng ta chỉ có thể nhìn chúng từ xa.
Một nhóm khoa học gia đến từ Trường Đại học California ở Berkeley (Mỹ) đã sử dụng Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA và Đài thiên văn WM Keck (đặt tại Hawaii - Mỹ) để lập bản đồ 3D của M87 và mô tả hình dáng nó giống... một củ khoai tây.
Họ cũng xác định được khối lượng của lỗ đen trung tâm ở lõi thiên hà, to đến 5,4 tỉ lần Mặt Trời, gần gấp đôi dự đoán trước đây thông qua ảnh 2D.
Với khối lượng thậm chí gấp 10 lần Ngân Hà khổng lồ của chúng ta "quái vật siêu cấp" này có thể là kết quả của rất nhiều vụ sáp nhập thiên hà; trong đó lỗ đen quái vật lớn không tưởng cũng là kết quả của nhiều lỗ đen trung tâm thiên hà hợp nhất.
Công nghệ AI tái hiện hình ảnh của hố đen vũ trụ Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tái hiện tại hình ảnh đầu tiên của hố đen vũ trụ được chụp cách đây 4 năm. Năm 2019, hình ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ được công bố, cho thấy một vật thể mờ, có hình chiếc bánh rán đang bốc lửa. Sau 4...