Những “hung thủ” gây ra bệnh trĩ
Nhiều người biết rằng ít vận động và các thói quen xấu khác có thể gây ra bệnh trĩ nhưng trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân thông thường khác mà bạn dễ phạm phải.
Bệnh trĩ là một trong những bệnh khá phổ biến. Nếu không được kiểm soát hiệu quả, bệnh trĩ có thể gây ra nhiều tác hại cho cơ thể, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Nhiều người biết rằng ít vận động và các thói quen xấu khác có thể gây ra bệnh trĩ nhưng trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân thông thường khác mà bạn dễ phạm phải. Cảnh giác với những thói quen xấu dưới đây để không phải đau đớn, khó chịu vì căn bệnh này nhé!
Ăn ít hoa quả dễ gây bệnh trĩ
Ngồi một vị trí duy nhất quá lâu
Theo kết quả của một nghiên cứu cho thấy ngồi quá lâu làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ 72.9%, trong khi đó phần đa những người thường xuyên vận động sẽ chỉ có nguy cơ là 43%. Vì vậy, nhân viên văn phòng sau khoảng thời gian ngồi từ 45 đến 60 phút thì nên đứng lên và vận động, đi lại một chút. Còn nếu ngồi xổm thì cứ nửa giờ nên đứng lên hay thay đổi tư thế một lần.
Sở thích ăn thực phẩm nhiều gia vị và uống rượu
Thực phẩm nhiều gia vị và rượu, có thể làm tắc nghẽn xoang hậu môn, gây trĩ và chảy máu. Trường hợp này càng gặp nhiều hơn ở những bệnh nhân bị chảy máu đường ruột nhưng vẫn uống rượu và ăn thức ăn nhiều gia vị. Vì thế, nên hạn chế ăn quá nhiều những thực phẩm này, đặc biệt là bệnh nhân đang bị trĩ.
Uống ít nước
Video đang HOT
Uống quá ít nước có thể gây ra táo bón và trĩ, vì vậy, đừng bao giờ để cơ thể bạn bị thiếu nước. Uống nước không chỉ đóng vai trò tốt trong công tác phòng chống táo bón và bệnh trĩ mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, không nên uống nhiều trà vì trà gây khó tiêu, không có lợi cho việc bài tiết chất thải.
Đi tiêu quá lâu
Nhiều người có thói quen vừa đi vệ sinh vừa đọc báo mà không biết rằng hành vi này dễ dẫn đến sự xuất hiện của bệnh trĩ. Thói quen này kéo dài thường xuyên dẫn đến rối loạn chức năng đường ruột. Vì vừa đọc báo vừa đi vệ sinh dễ khiến bạn phân tâm, tăng gánh nặng hậu môn. Thời gian hậu môn mở kéo dài thúc đẩy sự tích tụ chất thải, giảm máu tĩnh mạch ở khu vực này, lâu ngày dẫn đến bệnh trĩ.
Không vệ sinh đúng cách sau khi đi tiêu
Sử dụng giấy vệ sinh sau khi đi tiêu rất khó làm sạch hậu môn, không thể loại bỏ chất thải đọng lại trên các nếp gấp da trên đường hậu môn. Các dư lượng trong phân trở thành mảnh đất màu mỡ tạo ra bệnh trĩ. Vì vậy, cách làm sạch đúng là sử dụng nước. Nếu có điều kiện thì tốt nhất là tắm sau khi vệ sinh 10-15 phút để ngăn ngừa nhiễm trùng, ngăn ngừa bệnh trĩ.
Không vệ sinh đúng cách khi đi tiêu cũng là hung thủ gây bệnh trĩ
Không chú ý giữa làm việc và nghỉ ngơi
Những người thường xuyên làm việc quá sức, du lịch đường dài hoặc thức đêm mà không nghỉ ngơi dễ bị bệnh trĩ cấp tính tấn công. Vì vậy, trong sinh hoạt hàng ngày nên chú ý cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, không chỉ phòng tránh bệnh trĩ mà còn giúp cơ thể có thời gian kịp phục hồi và đạt được trạng thái tốt nhất.
Theo Thúy Phạm (Tri thức trẻ)
Bệnh trĩ - nỗi niềm dân công sở
Theo TS. Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng, cho biết, tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở Việt Nam hiện nay lên tới 35-50%. Một nghiên cứu mới đây ở các tỉnh phía Bắc, có tới 55% dân số mắc bệnh trĩ.
Bệnh trĩ ở dân văn phòng đang ngày càng tăng
Bệnh trĩ có một phần nguyên nhân từ yếu tố nghề nghiệp. Bởi vậy những nghề phải ngồi nhiều liên tục như thợ may, lái xe, hay những người làm các công việc nặng bốc vác, thợ phu hồ... sẽ có nguy cơ cao bị bệnh trĩ. Đặc biệt hiện nay, một đối tượng mới bị bệnh trĩ tấn công là dân phòng, giới trẻ, sử dụng máy tính trong công việc, học tập, vui chơi nhiều giờ, toàn thân hầu
như ít vận động. Yếu tố này làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, nên gia tăng đáng kể số bệnh nhân mắc bệnh trĩ cũng như tăng mức độ nặng của bệnh trĩ.
Bệnh trĩ - càng e ngại bệnh càng nặng
Nhưng điều đáng nói bệnh trĩ là bệnh ở chỗ kín, dẫn đến tâm lý bệnh nhân ngại khám bệnh, ngại nói với những người khác, thậm chí một số người nhất quyết không để người khác nhìn thấy "chỗ ấy". Do vậy, hầu hết bệnh nhân đều đợi đến khi chịu không nổi nữa mới sử dụng đến các phương pháp chữa trị. Khi đó búi trĩ quá lâu, quá to hoặc để đến lúc quá đau đớn, gây ra những
biến chứng rất nguy hiểm: tắc mạch, nứt hậu môn, sa bệnh trĩ, chảy máu ồ ạt cấp tính...
Bệnh trĩ - làm gì để ngừa biến chứng
Vậy nên nếu không muốn đau đớn và đối mặt với nguy hiểm, tốt nhất bạn đừng để biến chứng xảy ra. Ngay khi có biểu hiện của bệnh trĩ nên uống nhiều nước ăn nhiều rau xanh kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng và sử dụng một số các chế phẩm thảo dược có tác dụng điều trị bệnh trĩ an toàn, chẳng hạn như thuốc tiêu trĩ Safinar.
Trước nguy cơ ngày càng nhiều người nhất là trí thức văn phòng mắc bệnh bệnh trĩ, để phòng tránh mắc bệnh "khó nói" này, các bạn nên uống một ly nước vào mỗi buổi sáng, ăn nhiều chất xơ, tập thể dục, đi đại tiện đều đặn.
Đồng thời khi có triệu chứng mắc bệnh trĩ cần thăm khám sớm và sử dụng các loại thảo dược an toàn giúp điều trị sớm bệnh, tránh tai biến nguy hiểm có thể xảy ra.
Được chiết xuất từ các dược liệu quý như hòe giác, đương quy, phòng phong, chỉ xác, hoàng cầm, địa du, Safinar có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp nhuận tràng, gia tăng tính đàn hồi của mạch máu, làm bền thành mạch, kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm đau, giúp tiêu dần búi trĩ. Sản phẩm hiệu quả đối với tất cả các loại trĩ nội, trĩ ngoại và được bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc.
DS Thúy Hạnh
Theo Dân trí
Thêm nguy kịch vì tin quảng cáo "nổ" chữa trĩ tại phòng khám tư Vì tin lời quảng cáo "chữa trĩ một lần là khỏi" tại các phòng khám tư, không ít bệnh nhân sau một lần chữa trở nên loét, hoạt tử hậu môn phải vội vào bệnh viện nhà nước can thiệp, với di chứng nặng nề hơn rất nhiều so với trước khi được chữa trị. Đủ "chiêu" vống bệnh Cách đây hơn 1...