Những hỏng hóc thường gặp trên Honda Lead
Xe có thể gặp hiện tượng như vận hành hay chết máy, bị giật, đi không bốc hoặc tốn xăng.
Lỗi thông thường trên xe ga thường tập trung chủ yếu ở hệ thống côn, do lâu ngày, hệ thống bị mòn. Cũng có thể do thói quen sử dụng, đặc biệt là của chị em phụ nữ, khi chờ đèn đỏ hoặc tắc đường thường vừa ga vừa phanh dẫn đến cháy guốc côn và chuông côn khiến xe giật, không bốc.
Honda Lead 125. Ảnh: Trọng Nghiệp.
Honda Lead và SCR nhập từ Trung Quốc sau khi vận hành được khoảng từ 30.000 đến 40.000 km thường hay chết máy, nguyên nhân bị muội xu-páp nhiều, làm máy nóng.
Với xe trang bị hệ thống phun xăng điện tử nếu dùng nguyên liệu nhiễm bẩn, hoặc bật công tắc điện đề nổ khi đèn báo FI chưa tắt, dẫn đến bướm ga và các đường dẫn khí bị bẩn, gây hiện tượng kẹt bướm ga, kẹt mô-tơ gây ra hiện tượng òa ga.
Video đang HOT
Lead cũ và SCR cũng có thể hết nước làm mát mà người sử dụng không để ý đến do thiết kế và vị trí lắp đặt két nước và bình chứa phụ ở chỗ khuất. Khi đó, kim đồng hồ chỉ nhiệt độ trên bảng điều khiển luôn chỉ ở vạch đỏ, dẫn đến máy ì, xe di chuyển được một đoạn lại chết máy và sau mỗi lần chết máy, chờ máy nguội thì mới có thể khởi động và đi tiếp.
Trên Lead 125, Honda đã khắc phục điểm này khi bình nước làm mát hở và có thể quan sát dễ hơn.
Chuông côn bị cháy có màu tím.
Giống như các dòng xe ga khác, lọc gió của Lead dễ bị tắc khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi. Khi đó không khí khó đi qua, lượng khí lưu thông giảm và nhiên liệu không cháy đủ lượng cần thiết gây khó lên dốc và tăng tốc. Nếu lọc gió bẩn, tạp chất lẫn với khí lưu thông làm cho hỗn hợp cháy đậm, nhiên liệu không đốt cháy hết và thoát qua ống xả ở dạng khói đen gây tốn xăng.
Honda Lead là dòng xe bánh nhỏ nên những ngày mưa bão hoặc triều cường tại TP HCM, những chiếc xe thường xuyên đi qua con đường ngập nước dễ bị nước tràn vào bộ truyền động cuối qua ống thông hơi, để lâu ngày không thay ngay có thể làm hỏng bộ truyền động.
Người sử dụng nên thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Theo VNE
Lưu ý khi sử dụng xe máy phun xăng điện tử
Xe hay chết máy, đi giật cục, công suất giảm là những hiện tượng cho thấy hệ thống phun xăng điện tử có thể bị nghẹt.
Phun xăng điện tử ngày nay phổ biến trên hầu hết các dòng xe tay ga. Phun xăng điện tử sử dụng bơm áp suất cao cấp thông qua kim phun được lập trình, trộn với không khí theo tỷ lệ tối ưu trước khi vào buồng đốt. Ở cấp độ cao hơn là phun nhiên liệu trực tiếp vào buồng đốt, nhưng mới chỉ phổ biến trên ôtô.
Honda SH Mode trang bị công nghệ phun xăng điện tử. Ảnh: Trọng Nghiệp.
Do hệ thống FI hoạt động tự động nên cần có các thông số để điều khiển kim phun đóng mở, nhiên liệu được bơm vào một cách hợp lý. Tuy nhiên do việc sử dụng xe chưa đúng cách, nên dễ xảy ra hỏng hoặc nghẹt đầu kim phun.
Nghẹt kim phun thường kéo theo các hiện tượng như dễ chết máy, động cơ hoạt động không êm ái, xe giật cục và có thể dẫn tới chết máy. Xe tăng tốc kém, tốc độ cầm chừng không ổn định.
Một trong những nguyên nhân bẩn kim phun là nhiên liệu không đạt chuẩn. Những loại xăng trôi nổi thường bị pha các thành phần dầu nặng, do đó không cháy hết, lâu ngày gây muộn bám.
Ngoài ra, hệ thống bơm không tốt, bơm yếu không đủ áp suất, bị rò rỉ cũng khiến xe gặp hiện tượng trên. Một lưu ý là khi đề nổ máy, nên đợi đèn báo bơm xăng tắt mới đề nổ. Đó là hệ thống kiểm tra bơm xăng, khi tắt có nghĩa mọi thông số bình thường, xe vào trạng thái "sẵn sàng". Nếu đề nổ ngay khi hệ thống chưa kiểm tra xong, sẽ không phát hiện được lỗi và có thể gây thêm lỗi nặng hơn.
Vệ sinh đầu kim phun bằng dung dịch chế hòa khí hoặc xăng, đầu cảm biến được làm sạch hoặc căn chỉnh lại ví trí van trượt giúp mô-tơ bước hoạt động chính xác. Chi phí sửa chữa từ 200.000 đến 400.000 đồng trong thời gian khoảng 30 phút. Trường hợp hỏng nặng thì phải thay.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất đối với xe có trang bị hệ thống phun xăng điện tử, nên sử dụng xăng chất lượng tốt, ở các cây xăng uy tín hoặc quen thuộc, nên chờ đèn báo FI tắt rồi mới đề nổ, đồng thời thường xuyên bảo dưỡng xe máy theo định kỳ.
Theo VNE
Lọc gió bẩn - nguyên nhân tốn xăng của xe máy Hiện tượng xe tốn xăng hơn bình thường, nóng máy, máy yếu khi tăng ga hoặc lên dốc, có khói đen là dấu hiệu cho thấy lọc gió cần kiểm tra vệ sinh hoặc thay mới. Lọc gió là một bộ phận quan trọng, ví như lá phổi của xe, có nhiệm vụ lọc và ngăn bụi bẩn trong không khí vào động...