Những hình thái thời tiết kinh khủng xảy ra ở VN cuối năm 2016
Hiện tượng El Nino mạnh kỷ lục, kéo dài nhất trong vòng 60 năm qua. Hình thái thời tiết kinh khủng này tiếp tục tác động tới Việt Nam những tháng cuối năm 2016.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương nhận định về hình thái thời tiết trong tháng 8, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng hoạt động trên Biển Đông khoảng 2 – 4 cơn, có thể ảnh hưởng đến đất liền khoảng 1 – 2 cơn, đặc biệt, tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết: “Không chỉ có mưa đá, tuyết rơi… sẽ còn nhiều biểu hiện bất thường về thời tiết nguy hiểm diễn ra mà chúng ta khó có thể nhận định trước. Dưới tác động của El Nino, nhiều khả năng số lượng bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong năm 2016 tương đương hoặc ít hơn so với trung bình hàng năm, nhưng bão cường độ mạnh sẽ nhiều hơn”.
Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, cho biết: “Xu thế diễn biến của thiên tai khí tượng thủy văn càng ngày càng khốc liệt hơn, diễn biến phức tạp khó lường hơn, khí hậu ngày càng nóng hơn, khô hơn, mưa bão lũ nhiều hơn, cụ thể là hiện tượng El Nino năm 2015 – 2016 được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước khẳng định là đợt mạnh kỷ lục, kéo dài nhất trong vòng 60 năm qua và tiếp tục tác động tới Việt Nam trong những tháng cuối năm 2016″.
Cơn bão số 1 và bão số 2 đã gây thiệt hại lớn.
Theo nhận định xu thế thời tiết đặc biệt của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, tháng 8 tiếp tục là tháng chính của mùa mưa tại khu vực Bắc Bộ, khu vực sẽ chịu sự tác động chủ yếu của dải hội tụ nhiệt đới, hoặc các nhiễu động từ phía Đông di chuyển vào gây ra các đợt mưa lớn ở các tỉnh Bắc Bộ và có thể mở rộng xuống khu vực Bắc Trung Bộ.
Ngoài ra, có khả năng xảy ra từ 1 – 2 đợt nắng nóng ở các tỉnh Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. Khu vực vùng núi phía Bắc đề phòng mưa lớn có khả năng gây ra lũ quét và trượt lở đất đá, vùng trũng đề phòng ngập úng.
Gió mùa Tây Nam trong tháng 8 có khả năng hoạt động ở mức trung bình, do vậy, khu vực Nam Bộ lượng mưa trong tháng có xu hướng xấp xỉ trung bình, ngoại trừ khu vực Tây Nguyên có khả năng thấp hơn trung bình. Trong tháng, trên phạm vi toàn quốc, tiếp tục đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông mạnh, lốc xoáy và gió mạnh trên biển.
Từ 1 – 14/8, nhiệt độ trung bình ở phía Bắc phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm (trung bình nhiều năm); lượng mưa ở Bắc Bộ phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm; Trung Bộ ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm; riêng Tây Nguyên và Nam Bộ ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm. Nắng nóng trong tuần đầu của tháng có khả năng xuất hiện ở khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Trung du, Đồng bằng Bắc Bộ.
Video đang HOT
Từ 15 – 31/8, nhiệt độ phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm; lượng mưa phổ biến thấp hơn so với trung bình nhiều năm, riêng khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Nắng nóng có khả năng xuất hiện cục bộ ở khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. Mưa ở Tây Nguyên và Nam Bộ có xu hướng giảm hơn so với nửa đầu tháng.
Bắc Bộ và Trung Bộ nhiệt độ phổ biến ở mức cao hơn so với trung bình cùng thời kỳ nhiều năm từ 0,5 đến 1 độ C. Tây Nguyên và Nam Bộ nhiệt độ trung bình tháng phổ biến cao hơn so với giá trị trung bình nhiều năm từ 0,3 đến 0,8 độ C. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, tổng lượng mưa phổ biến ở mức cao hơn khoảng 10% đến 25% so với giá trị trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Trung và Nam Trung Bộ, lượng mưa phổ biến ở mức thấp hơn từ 20% đến 40% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, tổng lượng mưa tháng ở Tây Nguyên phổ biến ở mức thấp hơn từ 15% đến 30% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Riêng khu vực Nam Bộ phổ biến ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Liên quan đến diễn biến thời tiết khiến Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc vẫn xảy ra nắng nóng gay gắt suốt mấy ngày qua, ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 9/8 là ngày nắng nóng cuối cùng ở Hà Nội. Khả năng nắng nóng gay gắt ở Hà Nội hầu như không còn. Từ ngày 10/8, nắng nóng trên khu vực Bắc Bộ dịu dần.
“Khả năng nắng nóng gay gắt ở Hà Nội hầu như không còn. Dự báo nắng nóng chỉ còn một vài ngày vào khoảng cuối tháng 8 đầu tháng 9 nhưng nhiệt độ từ 36 độ trở lên thì không còn nữa. Còn các tỉnh miền Trung phải cuối tháng 8 mới hết nắng nóng gay gắt”, ông Hải cho biết.
Theo Kiến Thức
"Bão số 1 có lúc không di chuyển nên mới gây gió mạnh kéo dài"
"Đây là cơn bão đầu tiên của năm 2016, di chuyển không ổn định, khi vào gần bờ biển Thái Bình - Ninh Bình bão di chuyển chậm, có thời điểm vài ba giờ hầu như không di chuyển nên gây gió mạnh kéo dài gần như suốt đêm 27/7 cho khu vực này..." - ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết.
Bão số 1 quật đổ gần 700 cây xanh trên địa bàn Hà Nội (Ảnh: Nguyễn Dương).
Bão số 1 di chuyển không ổn định
Chiều nay (28/7), trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Thanh Hải cho biết, cơ quan khí tượng thủy văn đã luôn theo dõi rất sát sao diễn biến của cơn bão số 1.
Bắt đầu từ Bản tin bão khẩn cấp phát lúc 14h30 ngày 27/7, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương (TTDBKTTVTƯ) giữ nguyên hướng di chuyển của bão số 1 và khu vực đổ bộ đã được xác định trước là Thái Bình - Ninh Bình và cảnh báo khu vực ảnh hưởng trực tiếp từ Nam Quảng Ninh đến Bắc Thanh Hóa. Khu vực gần tâm bão được cảnh báo cấp gió mạnh nhất cấp 9, giật cấp 10-12, sau đó được tăng thêm lên cấp 10-13. Khu vực Hà Nội cũng được cảnh báo riêng với gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 kèm mưa rất to.
Ông Lê Thanh Hải - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Ảnh: Nguyễn Dương).
Nhìn chung, các dự báo đều cho thời gian bão ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam vào khoảng chiều tối đến đêm ngày 27/7. Thực tế, khoảng 21-22h ngày 27/7, tâm bão số 1 đã đi vào đất liền thuộc địa phận tỉnh Nam Định, sau đó chuyển hướng lên phía Tây Bắc, hướng về các tỉnh phía tây Bắc Bộ.
"Đây là cơn bão đầu tiên của năm 2016, di chuyển không ổn định, khi vào gần bờ biển Thái Bình - Ninh Bình bão di chuyển chậm, có thời điểm vài ba giờ hầu như không di chuyển nên gây gió mạnh kéo dài gần như suốt đêm 27/7 cho khu vực này. Vì vậy, ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đã có gió mạnh cấp 8-9, vùng ven biển cấp 10, gió giật mạnh cấp 10-13 như Văn Lý (Nam Định), Ba Lạt (Thái Bình); các nơi khác ở ven biển và đồng bằng Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-10; ở Hà Nội có gió giật mạnh cấp 8, riêng Hà Đông có gió giật mạnh cấp 9 - ông Hải cho biết.
Trong 24 giờ vừa qua (tính từ 13h ngày 27/7 đến 17h ngày 28/7), ở các tỉnh ven biển Đông Bắc và Đồng Bằng Bắc Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 50-150mm, một số nơi có mưa lớn hơn như Nam Định 160mm, Ninh Bình 210mm, Thái Bình 200mm, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 180mm, Hưng Yên 155mm, Chi Nê (Hòa Bình) 220mm. Hiện nay, diễn biến mưa còn rất phức tạp và nguy cơ lũ, lũ quét, sạt lở đất rất cao ở Trung du và vùng núi phía Bắc, đặc biệt là Tây Bắc, Việt Bắc.
Trùng khớp với dự báo của quốc tế
Lúc 10h này 26/7, khi đến vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, trở thành cơn bão số 1 năm 2016 trên Biển Đông và di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, hướng về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) và mạnh lên cấp 9, giật cấp 10-11. Tại thời điểm này, TTDBKTTVTƯ và các Trung tâm cảnh báo bão quốc tế cùng có nhận định bão số 1 sẽ di chuyển vượt qua phía Bắc đảo Hải Nam và hướng về các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng.
Dự báo quỹ đạo bão số 1 của các Trung tâm dự báo bão Hồng Kông, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam. Thời điểm dự báo 13h ngày 26/7 (Ảnh: TTDBKTTVTƯ).
Sau khi phân tích về tính phức tạp của cơn bão, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát - Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai chủ trì, Giám đốc TTDBKTTVTƯ đã đưa ra hai phương án về khu vực bão sẽ đổ bộ với xác suất 70% là khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng và 30% là khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
Ở thời điểm này, các dự báo (quốc tế và Việt Nam) đều chung nhận định khi đổ bộ vào đất liền Việt Nam sẽ gây gió mạnh cấp 8, giật cấp 9-10 cho vùng ven biển và suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là vùng áp thấp.
Đến đêm 26/7, bão số 1 đi vào phía Nam đảo Hải Nam, suy yếu còn cấp 8, giật cấp 9-10 và tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc. Trong đêm 26/7, vào lúc 22h52', nhận thấy có sự thay đổi của quỹ đạo bão, Giám đốc TTDBKTTVTƯ đã gửi tin nhắn đến các thành viên chủ chốt của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai thông tin về bão số 1 có khả năng đổi hướng đổ bộ vào đất liền Hải Phòng - Nam Định, cường độ cấp 8-9 thay vì vào Quảng Ninh như nhận định trước đó.
Dự báo quỹ đạo bão số 1 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương. Thời điểm dự báo 11h ngày 27/7 (Ảnh: TTDBKTTVTƯ).
Lúc 7h sáng ngày 27/7, bão số 1 đi vào vịnh Bắc Bộ và tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20 km, hướng về phía đất liền nước ta. Sáng ngày 27/7, dự báo của TTDBKTTVTƯ và các Trung tâm cảnh báo bão quốc tế chung nhận định bão sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Hải Phòng đến Nam Định, các dự báo sau đó có điều chỉnh dần vùng đổ bộ xuống phía Nam.
TTDBKTTVTƯ nhận định gió mạnh nhất do bão khi đổ bộ đất liền đạt cấp 9, giật cấp 10-11. Các Trung tâm cảnh báo bão quốc tế dự báo cấp 8-9 khi đổ bộ vào Việt Nam.
Dự báo quỹ đạo bão số 1 của các Trung tâm dự báo bão quốc tế. Thời điểm dự báo 11h ngày 27/7 (Ảnh: TTDBKTTVTƯ).
Theo Dân Trí
Cảnh báo lượng mưa hàng trăm mm dịp Quốc khánh Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, từ ngày 28/8 đến 3/9, khu vực đồng bằng bắc bộ có khả năng mưa to đến rất to, có nơi lượng mưa trên 400mm. Cụ thể, Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho hay, tại khu vực Bắc Bộ từ ngày 28-30/8: có mưa...