Những hình ảnh xúc động trong Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Hàng trăm ngàn người xếp hàng dài nhiều km từ Thủ đô tới tận sân bay Nội Bài để vẫy tay tiễn biệt Đại tướng lần cuối khi cỗ linh xa chạy qua trong giây lát. Đó là khoảnh khắc vô cùng đặc biệt khi cả dân tộc đều hướng trái tim về vị tướng huyền thoại.
* 90 triệu vòng tay, 90 triệu trái tim…
Ngày 13-10, từ khắp mọi miền Tổ quốc và nhiều nơi trên thế giới, như thể tất cả cùng dõi theo từng chặng trên hành trình trở về của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; và cho đến khi những nghi thức cuối cùng kết thúc, mọi người vẫn sững sờ bởi ý niệm Đại tướng đã ra đi. 90 triệu vòng tay người dân Việt Nam đã nối lại với nhau, 90 triệu trái tim của người dân Việt Nam đã cùng chung nhịp đập, tạo thành vòng tay lớn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở về với đất mẹ – cuộc trở về vĩ đại của một con người vĩ đại.
Hình ảnh bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp lặng lẽ ôm quan tài người chồng cùng bà gắn bó bao năm khiến nhiều người có mặt tại hội trường lặng lẽ lau nước mắt.
Kể từ tang lễ Bác Hồ cách đây 44 năm, Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp là sự kiện lay động tâm can của toàn dân tộc và cộng đồng nhân loại. Từ mọi phương trời, mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần xã hội cùng ngợi ca Đại tướng với những lời đẹp nhất. Nhưng điều quan trọng nhất, lớn lao hơn cả, cuộc trở về của Đại tướng đã kết nối toàn dân tộc, một lần nữa, khơi gợi trong trái tim mỗi con người những tình cảm thiêng liêng cao quý nhất, mà sự biểu đạt của nó bằng thái độ, hình ảnh chỉ có thể cảm nhận chứ không ngôn từ nào diễn đạt hết.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc lời điếu về Đại tướng trong lễ Truy điệu sáng 13/10 khiến nhiều quan khách tham dự xúc động.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đại tướng Phùng Quang Thanh đích thân đưa tiễn Tướng Giáp.
Linh cữu Đại tướng được đặt lên linh xa.
Đoàn xe rời nhà tang lễ, theo sau linh cữu là các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và người thân.
Trong lễ tang Đại tướng, hình ảnh lực lượng thanh niên tình nguyện nắm chặt tay nhau dọc đường linh cữu đi qua khiến đông đảo người xem xúc động.
Những bạn trẻ trong màu áo xanh đã quỳ gối, để tay lên ngực trong giây phút linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp về đến nhà riêng ở 30 Hoàng Diệu.
Gương mặt mệt mỏi của những bạn trẻ thức thâu đêm túc trực đến giờ viếng tang Đại tướng.
Thanh niên tình nguyện ân cần dìu cựu binh đi viếng Đại tướng là hình ảnh quen thuộc với đông đảo người dân trong những ngày này.
Đỡ đần các cụ bà trong thời gian chờ viếng Đại tướng.
Video đang HOT
Các bạn trẻ mặc áo có in hình quốc kỳ, trên tay cầm ảnh Đại tướng không kìm được nước mắt
Những giọt nước mắt chực vỡ òa trên gương mặt nữ cảnh sát khi linh cữu Đại tướng đi qua.
Các bạn trẻ ở TP HCM với màu áo xanh quỳ lạy sát đất trong giờ phút tiễn biệt Người.
Nhiều người đứng đợi nhiều giờ đồng hồ hai bên đường chỉ để được vẫy tay chào tiễn biệt vị tướng huyền thoại lần cuối.
Người dân quỳ vái và khóc khi đoàn xe chở linh cữu đi qua.
Giữa một ‘biển’ người ra đường tiễn đưa tại đường Kim Mã (Hà Nội) xuất hiện một người đàn ông bày tỏ tình cảm vô bờ bến đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông khóc ròng nhiều phút và quỳ xuống vái lạy khi đoàn xe chở linh cữu đi qua.
Người dân Quảng Bình chờ đón linh cữu Đại tướng
Trong trái tim người dân Thủ đô, hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ sống mãi
Trong trái tim người dân Thủ đô, hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ sống mãi
Cô gái trẻ cầm theo ảnh Đại tướng và đứng khóc ở sân bay Nội Bài đúng thời khắc máy bay chở linh cữu vào Quảng Bình
Biển người đổ ra sân bay tiễn biệt Đại tướng.
Người dân trên phố Kim Mã khóc thương Đại tướng
Nghẹn ngào giây phút tiễn đưa
Các cựu chiến binh Quảng Bình khóc thương Đại tướng
Khóc Đại tướng ở số 30 Hoàng Diệu trước khi linh cữu Người đi qua
Nữ sinh viên tình nguyện đang làm nhiệm vụ đã quay vào trong khóc nức nở khi xe chở linh cữu Đại tướng vừa đi qua
Đại tướng đã về với đất Mẹ dưới chân dãy Hoành Sơn, là điểm đầu tiên của “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” mà khi xưa Nguyễn Bỉnh Khiêm nhắc đến. Cảnh trời mây biển cả mênh mông khoáng đạt; và, hơn tất thảy, Đại tướng đã nằm yên nghỉ trong sự chăm nom của đồng bào chân chất thật thà đến vô vàn của những người dân Quảng Bình quê hương ông. Như vậy, chẳng phải đất trời với lòng người hòa hợp, chẳng phải là sự toàn vẹn để cho, nói dân dã, là mồ yên mả đẹp đó sao? Với một kiếp con người, âu đó cũng nghĩa lớn.
Hàng vạn CBCS, nhân dân đến Vũng Chùa tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đã làm tất cả những gì trang trọng, ý nghĩa nhất để tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng tự thân mỗi con người chắc rằng như thế vẫn còn chưa đủ, chưa thể nào đủ đối với tầm vóc cũng như cống hiến của Đại tướng với lịch sử dân tộc Việt Nam – âu đó cũng là “khoảng trống” để muôn đời sau tiếp tục phấn đấu, tiếp tục dâng lên Đại tướng những hoa thơm trái ngọt của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đà Nẵng:
Trong 2 ngày 12 và 13 – 10, cùng với cả nước, hàng chục ngàn người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã đến các điểm viếng ở Hội Cựu chiến binh, Quân khu 5, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng và BCHQS TP và các cơ quan quân sự quận, huyện để thắp nhang tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp – anh hùng dân tộc, người con kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Tại điểm viếng Hội Cựu chiến binh, đồng chí Trần Thọ – Bí thư Thành ủy, đồng chí Văn Hữu Chiến – Chủ tịch UBND thành phố, đồng chí Huỳnh Nghĩa – Phó Chủ tịch HĐND, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng, cùng các sở ban ngành đã cùng dự lễ truy điệu và thắp nén tâm nhang tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
TPHCM:
Cùng với Hà Nội và Quảng Bình, sáng 13-10, tại Hội trường Thống Nhất TP Hồ Chí Minh, Lễ truy điệu đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã được cử hành trọng thể. Theo Ban tổ chức Lễ viếng và truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội trường Thống Nhất TP Hồ Chí Minh, trong ngày tổ chức Lễ viếng Đại tướng, ngày 12-10, đã có hơn 80.000 lượt người dân vào viếng. Bên cạnh đó, tại các điểm tổ chức viếng Đại tướng ở Bộ Tư lệnh Thành phố, các quận, huyện và tại Nhà văn hóa Thanh Niên đã có hơn 40.000 lượt người đến viếng Đại tướng. Đặc biệt, tại Hội trường Thống Nhất, Lễ viếng diễn ra tới gần 2 giờ sáng ngày 13-10.
Tân Trào “Thủ đô kháng chiến”:
Tại nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở và làm việc từ ngày 21-5 đến ngày 16-8-1945, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức trọng thể lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp; đồng bào các dân tộc trong H. Sơn Dương đã lập bàn thờ Đại tướng đặt tại nhà văn hóa thôn Tân Lập, xã Tân Trào – gần gốc đa Tân Trào lịch sử , để đồng bào và du khách các nơi đến thắp hương tưởng nhớ Đại tướng.
Rước linh cữu Đại tướng qua Quảng trường Ba Đình – Hà Nội.
Hà Giang:
Tại Quảng trường 26-3 TP Hà Giang – nơi Bác Hồ đã lên thăm và nói chuyện với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Giang năm 1961, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang, hàng trăm học sinh các dân tộc thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang và thanh niên các dân tộc nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc đã nghiêng mình trước di ảnh của Đại tướng và cùng thắp lên 103 ngọn nến tri ân.
Những CBCS phục vụ Lễ an táng không vào tận nơi yên nghỉ của Đại tướng, nên cắm hoa dọc đường vào nơi an táng.
Dòng người với muôn cành hoa cúc vàng vây quanh phần mộ để vĩnh biệt Người.
Các vị lãnh đạo Đảng nhà nước trào Đại tướng lần cuối.
Những dòng người thắp nến cầu nguyện cho Đại tướng tại nơi an táng.
Đêm yên nghỉ đầu tiên nơi lòng đất mẹ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Theo Tổng Hợp
Người mẹ tuyệt vời của Tướng Giáp
Cậu Giáp giống mẹ như đúc, từ vóc dáng, gương mặt, đặc biệt đôi mắt thông minh, vừa hồn nhiên, nhân hậu, hiền lành nhưng cương nghị.
Bà Nguyễn Thị Kiên, mẹ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Thân mẫu của Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp là bà Nguyễn Thị Kiên. Bà sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm. Hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi, cha bà theo Văn thân chống Pháp, làm đến chức Đề đốc trấn giữ đại đồng tiền vệ. Ông bị giặc Pháp bắt, chúng tra tấn, đánh đập dã man, nhưng người sĩ phu yêu nước một mực không khai nửa lời. Cuối cùng chúng phải thả.
Ông là một người cương nghị, phương phi, quắc thước. Ngày về già, râu tóc bạc phơ như một vị tiên ông. Có lần bà dẫn cậu Giáp về thăm quê ngoại vùng sơn cước Mỹ Đức (nay thuộc xã Sơn Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình). Ông ngoại rất mến Giáp, ôm cậu vào lòng.
Cậu Giáp giống mẹ như đúc, từ vóc dáng, gương mặt, đặc biệt đôi mắt thông minh, vừa hồn nhiên, nhân hậu, hiền lành nhưng cương nghị. Là một phụ nữ đảm đang, được sự giáo dục của gia đình nề nếp, từ ngày về làm dâu gia đình cụ Võ Quang Nguyên và bà Bùi Thị Gái (ông bà nội của Đại tướng), thời gian đầu, bà Kiên ngoài việc chăm sóc con cái, vừa chạy chợ, vừa làm việc đồng áng, vất vả quanh năm nuôi con ăn học.
Về sau, hai chị gái của ông (chị Điểm và Liên) lớn lên thay mẹ chèo đò đi buôn vặt. Khi hai chị lập gia đình, Võ Nguyên Giáp và em Võ Thuần Nho đi học xa, bà sống với người con út Võ Thị Lài, mọi công việc trong gia đình một mình bà xoay xở.
Gia đình ông bà Nghiêm thuộc loại nghèo. Họ phải đi vay nợ lãi ông Khóa Uy (một Hoa kiều giàu có ở chợ Hôm, làng Tuy Lộc). Vay bằng tiền, nhưng khi trả bằng thóc cả vốn lẫn lãi đúng vào vụ gặt, lúa rớt giá. Cậu Giáp nhiều lần theo mẹ chèo thuyền, chở thóc đi trả nợ. Cậu nhớ nhất, dưới trời nắng chang chang, mẹ đội thóc chạy lên chạy xuống, còn cậu bụng đói meo phải ngồi dưới thuyền từ sáng đến trưa để giữ thóc.
Một ấn tượng không bao giờ phai mờ trong ký ức của cậu, khi nghe mẹ kể chạy giặc Tây. Lúc bà còn nhỏ, mỗi lần lũ Tây về làng càn quét, bà và người dì phải ngồi hai đầu quang thúng để người lớn quẩy đi tránh giặc. Tây đi lại về. Bà nói thằng Tây ác lắm.
Đêm đêm, ông còn được bà kể cho nghe bài vè "Thất thủ Kinh đô", rất phổ biến trong dân gian thời bấy giờ. Chuyện kể rằng khi Kinh đô Huế thất thủ, tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi ra Quảng Bình, ngự trên thượng đạo, hạ chiếu Cần vương, kêu gọi các sĩ phu và dân chúng đứng lên chống giặc Pháp, trong đó có ông ngoại của Võ Nguyên Giáp. Cả nhà rất khâm phục tấm gương trung quân, ái quốc của Tôn Thất Thuyết và ghét cay ghét đắng tên gian thần bán nước Nguyễn Văn Tường. Bài vè đã gieo vào lòng cậu Giáp từ thuở ấu thơ và theo cậu đi suốt cuộc đời.
Sau ngày đất nước được độc lập, bận trăm công nghìn việc, Võ Nguyên Giáp chưa có dịp về thăm cha mẹ, làng xóm quê hương, thì giặc Pháp gây hấn. Cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu.
Bức thư của mẹ Đại tướng nhờ cháu Hồng Anh viết gửi cho Đại tướng. Ảnh tư liệu
Cũng như bao gia đình Việt Nam khác, bà Kiên cùng các con và cháu nội Võ Hồng Anh tản cư lên chiến khu Bang Rợn (miền rừng núi Lệ Thủy), trong lúc ông Nghiêm còn thu xếp một vài công việc chưa kịp đi thì giặc Pháp ập tới bắt ông đưa về Huế giam ở nhà lao Thừa Phủ và bị tra tấn dã man (về sau được biết chúng đã hèn hạ đem ông đi thủ tiêu). Sau ngày đất nước thống nhất, con cháu đi tìm mộ ông. Năm 1979, gia đình đưa hài cốt ông về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Lệ Thủy.
Trong khi cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn ác liệt, từ chiến khu Lệ Thủy, bà gửi một lá thư (bà đọc cho con gái Đại tướng là Võ Hồng Anh viết) cho Đại tướng và phu nhân. Bức thư có đoạn: "Mẹ mong con được mạnh khỏe luôn luôn thì mẹ mừng lắm. Còn mẹ và Anh cũng thường, nhưng mà thua lúc ở nhà nhiều lắm, nhưng chuyện nhà nhiều chuyện đắng cay, của tiền không kể, nhưng nhất là không biết Thầy có còn hay không thì mẹ buồn lắm. Mẹ mong sao cho gặp được hai con cho đỡ buồn...".
Bà là một bà mẹ Việt Nam suốt đời chịu thương chịu khó, hi sinh cho sự nghiệp chồng con. Theo nguyện vọng của Đại tướng và phu nhân Đặng Bích Hà, năm 1952, bà ra Việt Bắc. Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, bà cùng gia đình về Hà Nội sống với con cháu cho đến khi qua đời năm 1961.
Theo Xahoi
Cơ trưởng ATR 72 kể lại chuyến bay đặc biệt Nhiều lần lái chuyên cơ nhưng cơ trưởng Vũ Tiến Thắng cho biết đây là chuyến bay rất đặc biệt, chưa từng có trong lịch sử hàng không Việt Nam. Chuyên cơ đưa linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp về tỉnh Quảng Bình Hơn 20 năm làm phi công, từng lái cả máy bay quân sự và máy bay thương mại nhưng...