Những hình ảnh vũ trụ tuyệt vời nhất từ kính James Webb trong năm 2023
2023 đánh dấu năm đầu tiên kính James Webb hoạt động toàn phần, mang về những hình ảnh không những đầy choáng ngợp mà còn cho phép giới thiên văn học khám phá các bí ẩn của vũ trụ, theo Spacecom.
Bộ đôi Herbig-Haro 46/47 cách trái đất gần 1.500 năm ánh sáng NASA, ESA, CSA
Cách trái đất gần 1.500 năm ánh sáng là bộ đôi sao sơ sinh có tên Herbig-Haro 46/47. Hai sao này ước tính chỉ vài ngàn tuổi, và chỉ mới được khai sinh nếu tính theo niên đại vũ trụ.
Tinh vân Lạp Hộ và Cụm sao Trapezium NASA, ESA, CSA
Tinh vân Lạp Hộ và Cụm sao Trapezium, cách trái đất khoảng 1.600 năm ánh sáng, là nơi khai sinh những ngôi sao rất trẻ nhưng vô cùng sáng. Một trong 4 sao trẻ ở đây sáng gấp 20.000 lần mặt trời của chúng ta.
Bên cạnh nhóm 4 sao chính, Tinh vân Lạp Hộ và Cụm sao Trapezium còn chứa 700 sao trẻ ở những giai đoạn phát triển khác nhau.
Một sao Wolf-Rayet cách trái đất khoảng 15.000 năm ánh sáng NASA, ESA, CSA
Không dễ gì để trở thành một ngôi sao thuộc nhóm Wolf-Rayet, như ngôi sao này đang ở cách địa cầu khoảng 15.000 năm ánh sáng.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ước tính chỉ có vỏn vẹn 220 sao Wolf-Rayet trong số ít nhất 100 tỉ sao thuộc Dải Ngân hà.
Video đang HOT
Sao Wolf-Rayet cực nóng và đốt nhanh, với nhiệt độ cao gấp từ 20 đến 40 lần bề mặt mặt trời. Hậu quả là chúng đối mặt với cái chết trẻ và vô cùng bạo lực.
Mặt trời của chúng ta mất khoảng 10 tỉ năm để hoàn tất chu kỳ sống, trong khi thời gian tồn tại của sao Wolf-Rayet chỉ vài trăm ngàn năm.
Tinh vân Chiếc Nhẫn ESA/WEBB, NASA, CSA
Nếu sao Wolf-Rayet phải chịu đựng vận mệnh bi thảm, Tinh vân Chiếc Nhẫn cách trái đất khoảng 2.000 năm ánh sáng hiện vẫn duy trì được sự rực rỡ sau khi “tử vong”.
Là tàn tích của một ngôi sao như mặt trời, tinh vân được phát hiện năm 1779, nhờ vào công của nhà thiên văn người Pháp Antoine Darquier de Pellepoix.
Thiên hà lùn NGC 6822 ESA/WEBB, NASA & CSA
Thiên hà lùn NGC 6822 là nhà của khoảng 10 triệu sao, quá ít so với mức tối thiểu của Dải Ngân hà là 100 tỉ USD. Tuy nhiên, bù lại với kích thước nhỏ bé, thiên hà lùn gần đây nhờ kính James Webb được phát hiện có một chiếc đuôi bụi trải dài 200 tỉ năm ánh sáng.
Không dừng lại ở đó, nơi đây tập trung những ngôi sao sáng chói, với độ sáng cao gấp 100.000 lần so với mặt trời của chúng ta.
Thiên hà xoắn ốc M51 ESA/WEBB, NASA & CSA
Các thiên hà xoắn ốc thường được nhận diện thông qua các cánh tay không đồng nhất. Thế nhưng, đó không phải là trường hợp của thiên hà M51.
Cách trái đất khoảng 27 triệu năm ánh sáng, thiên hà M51 có những cánh tay hoàn hảo và nén lại với nhau. M51 không phải là ngoại lệ trong vũ trụ. Nhờ kính James Webb, các chuyên gia trái đất chụp được “đối thủ” của nó là thiên hà NGC 5195.
Cả hai thiên hà đang trong trạng thái tranh chấp, và nhìn qua có vẻ phần thắng đang nghiêng về NGC 5195.
Cụm sao Pandora NASA, ESA, CSA
Cụm sao Pandora, hay tên chính thức hơn là Abell 2744, có kích thước khổng lồ. Abell 2744 tập trung 4 cụm sao khác nhau và cách trái đất khoảng 3,5 tỉ năm ánh sáng.
Bề ngang của cụm sao này trải rộng đến 350 triệu năm ánh sáng.
Hình ảnh tuyệt đẹp của sao Thổ NASA, ESA, CSA
Kính James Webb cũng chụp được hình ảnh tuyệt đẹp của sao Thổ và một vài trong số 146 mặt trăng của nó.
Điều này cho thấy dù được chế tạo để nhìn xuyên thời gian, ngược về 13,4 tỉ năm ánh sáng, kính James Webb có thể mang đến những cái nhìn mới về các hành tinh của hệ mặt trời.
Hình ảnh chưa từng thấy ở trung tâm Dải Ngân hà qua Kính thiên văn James Webb
Kính thiên văn James Webb đã quan sát trung tâm Dải Ngân hà và tiết lộ những đặc điểm mới cũng như những bí ẩn trong khu vực hỗn hoạn này.
Điều đó có thể giúp các nhà thiên văn học hiểu hơn về giai đoạn đầu của vũ trụ.
Khả năng quan sát không gian trong ánh sáng hồng ngoại của Kính thiên văn James Webb, vốn không thể quan sát bằng mắt thường đã ghi lại những chi tiết chưa từng thấy trong bức ảnh mới được NASA công bố ngày 20/11.
Các nhà thiên văn học đã sử dụng James Webb để quan sát Sagittarius C, hay Sgr C, khu vực hình thành sao hoạt động mạnh mẽ nằm cách hố đen siêu nặng Sagittarius A* ở trung tâm Dải Ngân hà khoảng 300 năm ánh sáng.
Ảnh: NASA
"Hình ảnh từ James Webb thật đáng kinh ngạc. Dữ liệu khoa học chúng tôi nhận được từ nó thậm chí còn tốt hơn", Samuel Crowe thuộc Đại học Virginia cho hay.
"Các ngôi sao lớn là những nhà máy tạo ra các nguyên tố nặng trong lõi hạt nhân của chúng, vì thế việc hiểu hơn về chúng giống như tìm hiểu về nguồn gốc của phần lớn vũ trụ".
Nghiên cứu trung tâm Dải Ngân hà bằng Kính thiên văn James Webb có thể cung cấp những hiểu biết về việc có bao nhiêu ngôi sao hình thành ở đây cũng như liệu có ngôi sao siêu nặng nào có thể hình thành gần trung tâm thiên hà thay vì khu vực tay xoắn ốc của thiên hà hay không.
"Chưa bao giờ có bất kỳ dữ liệu hồng ngoại nào trong khu vực này với độ phân giải và độ nhạy như những gì chúng tôi thu được từ James Webb. Vì thế, chúng tôi đang quan sát được rất nhiều đặc điểm ở đây lần đầu tiên. James Webb tiết lộ các chi tiết với số lượng khó tin, cho phép chúng ta nghiên cứu về sự hình thành sao trong kiểu môi trường này theo cách gần như không thể thực hiện trước đó", Crowe cho hay.
Ước tính có khoảng 500.000 ngôi sao lấp lánh trong bức ảnh này với đủ mọi kích cỡ và độ tuổi. Trong số đó có có một chùm các tiền sao - khu vực bụi và khí đậm đặc vẫn đang phát triển thành những ngôi sao hoàn chỉnh, bao gồm cả một tiền sao khổng lồ nằm ở trung tâm có khối lượng lớn gấp 30 lần Mặt trời.
"Trung tâm của thiên hà là môi trường vô cùng dữ dội, nơi mà các lý thuyết hình thành sao có thể được đặt trong những phép thử nghiêm ngặt nhất", Jonathan Tan, Giáo sư nghiên cứu về thiên văn học tại Đại học Virginia cho hay.
Phát hiện bất ngờ về hành tinh giống Dải Ngân hà Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hiện tượng đáng chú ý - đó là một thiên hà giống Dải Ngân hà nằm ở vị trí xa xôi trong vũ trụ, thách thức những lý thuyết cơ bản về cách thức các thiên hà tiến hóa. Thiên hà ceers-2112, được đội ngũ các nhà khoa học quốc tế phát hiện...