Những hình ảnh nhức mắt ở cầu Long Biên
Dưới chân cây cầu già nhất Thủ đô này, rác thải ứ đọng, nước bốc mùi hôi thối, “đạo chích” tự tập. Trên cầu, nhiều người ngang nhiên mở hàng quán bán…
Ghi nhận của PV, hàng ngày có rất nhiều đoàn tàu cùng hàng nghìn người tham gia giao thông bằng xe máy qua lại cầu Long Biên. Nhưng tại cây cầu này, bên cạnh sự xuống cấp trầm trọng thì tình trạng nhếch nhác, lộn xộn khiến người qua lại nhức mắt tồn tai từ lâu, hiện vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Phần đường dành riêng cho xe máy qua lại trên cầu đang biến thành cái chợ khi một số người bày hàng quán ở đây.
Việc cánh hàng rong ngang nhiên lập chợ trên cầu Long Biên không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân họ và người tham gia giao thông mà còn làm mất mỹ quan cây cầu già này.
Gầm cầu Long Biên là các quán trà đá.
Cạnh các quán trà đá dưới chân cầu Long Biên là một bãi rác lớn do cánh hàng rong và những người tham gia giao thông thiếu ý thức xả xuống.
Rác thải mắc cả vào thân cầu
Các chân cột trụ cầu Long Biên bị phủ kín rác. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các thanh sắt nhanh hoen gỉ.
Rác tràn xuống sông Hồng.
Nước dưới chân cầu Long Biên đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Ngoài ra, gầm cầu Long Biên, phía quận Long Biên đang biến thành nơi trú chân của nhiều người ăn xin, lang thang tại Thủ đô.
Cạnh đó là “sân chơi” của các đạo chích.
Video đang HOT
Theo_Kiến Thức
Cận cảnh cầu Long Biên hoen gỉ, mọt ruỗng
Tình trạng hoen gỉ, xuống cấp xuất hiện phổ biến khắp cầu Long Biên (Hà Nội). Cây cầy vắt qua 3 thế kỷ hiện phải chống đỡ bằng cách kê gỗ, rọ đá và chằng buộc tạm bợ.
Cầu Long Biên, biểu tượng của thủ đô và đồng thời cũng là tuyến giao thông huyết mạch vắt qua sông Hồng, nối hai quận Long Biên và Hoàn Kiếm.
Tuy nhiên, trải qua sự tàn phá của chiến tranh và thời gian, hiện trạng của cây cầu khiến đơn vị quản lý rất lo ngại.
Người đi bên trên không hề biết phía dưới các thanh dầm đã bị bào mòn đến độ phải kê đỡ bằng các thanh gỗ.
Một trụ tạm của cầu thậm chí được làm từ rọ đá có khung thép, kê gỗ nhưng tồn tại nhiều năm nay.
Tại đoạn đầu cầu ngay phía trên bãi xe chợ hoa quả Long Biên (giữa trụ số 1 và 2), một thanh dầm sắt dù còn khác tốt nhưng đã bị gỉ nặng ăn mòn gần như toàn bộ chân đế.
Một trong những thanh dầm gỉ nặng nhất ở vị trí giữa cột trụ số 10 và 11, hướng từ nội thành sang Gia Lâm.
Dùng tay cũng có thể bóc tách bằng tay các lớp thép gỉ mỏng như tờ giấy đang bong ra.
Nhiều phần thép dày tới 1 cm đã bị ăn mòn đến mỏng tang, mọt ruỗng. Nhiều người sẽ không khỏi rùng mình khi chứng kiến cây cầu có lưu lượng phương tiện tham gia hàng ngày với mật độ lớn lại đang ở trong tình trạng bong tróc nặng nề như thế này.
Ông Nguyễn Quang Long, Phó giám đốc Công ty Đường sắt Hà Hải (đơn vị quản lý cầu Long Biên) cho biết, ngoài sửa chữa thường xuyên, vào năm 2005, cầu được gia cố với tổng kinh phí gần 100 tỷ đồng để đảm bảo an toàn giao thông đến năm 2010. Từ đó đến nay, chưa có một lần gia cố lớn nào khác dẫn đến tình trạng cầu Long Biên xuống cấp ngày một nghiêm trọng.
Kinh phí duy tu bảo trì cầu trong nhiều năm khoảng 3 tỷ, hai năm gần đây kinh phí được nâng lên thành 7 tỷ. Tuy nhiên, số tiền này chỉ đủ để trả lương cho 2 đội công nhân gần 80 người làm nhiệm vụ cạo gỉ sắt và sơn lại những chỗ bị gỉ mọt, thay thế gia cố tà vẹt, ốc vít, vệ sinh cầu.
Tổng Công ty đường sắt Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị chỉ định thầu cấp bách để triển khai gia cố, sửa chữa cầu Long Biên với tổng kinh phí gần 300 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Mối nối của rào sắt giữa đường tàu và làn xe máy cũng đã bị ăn mòn nhiều điểm gây cảm giác mất an toàn. Vì cầu quá yếu, tốc độ tàu chạy qua chỉ khoảng 20 km/h.
Chiều chân lan can cầu đã bị ăn mòn, đứt gãy có thể gây ra những tai nạn khó lường cho người đi bộ dạo chơi ngắm cảnh trên cầu.
Phần chân của lan can đã đứt rời khỏi kết cấu bên trên. Gần 20 năm nay cầu chưa được sơn lại toàn bộ.
Về độ an toàn của hai làn đường bộ của cầu, đơn vị quản lý cầu đánh giá, lớp bê tông mỏng được đặt trên dầm thép khá mỏng, nhiều điểm xuất hiện ổ gà, vết nứt. Những dầm thép này cũng có nhiều mối mọt nếu không đầu tư sửa chữa kịp thời sẽ khó lường trước rủi ro xảy ra.
Hiểm nguy tiềm tàng không chỉ có nguy cơ xảy ra với những người lưu thông trên mặt cầu mà còn với những thuyền bè trôi dưới lòng sông Hồng.
Theo NTD
Ghê người cá chết hàng loạt, chất đống ở hồ Tây Sáng nay (19/1) cá ở hồ Tây lại chết hàng loạt, nổi trắng trên mặt nước bốc mùi hôi tanh khiến ai đi ngang qua cũng thấy ghê người. Những con cá chết nổi trắng trên mặt nước, sau đó theo sóng nước dạt vào bờ hồ Tây (Hà Nội), nơi tập chung nhiều cá chết nhất là ven hồ đường Trích Sài....